Triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 176.54 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với triết lý từ bi, bình đẳng, cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo đã nhanh chóng được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ, tin theo. Hầu hết những người này tự nguyện đến với Phật giáo, lấy giáo lý từ bi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt NamTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016LÝTRIẾT - LUẬT - TÂM- XÃ HỘI HỌCTriết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt NamNguyễn Đức Diện *Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào mỗi nước đều qua sự tiếp thu, sáng tạo khác nhauđể mang cái thần thái riêng của mỗi dân tộc. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đãnhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng bản địa tạo nên một sức sống mới. Với triết lý từbi, bình đẳng, cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo đã nhanh chóng được nhiều người ViệtNam ngưỡng mộ, tin theo. Hầu hết những người này tự nguyện đến với Phật giáo, lấygiáo lý từ bi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác. Những nhà sư, các tín đồ Phậtgiáo đã thực sự tham gia vào cuộc vận động, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.Trong cuộc đấu tranh ấy, ý thức dân tộc đã gắn bó chặt chẽ với ý thức đạo của cácPhật tử.Từ khóa: Phật giáo; đạo; đời; Việt Nam.1. Mở đầuPhật giáo vào nước ta từ đầu Côngnguyên (CN) và tồn tại đến ngày nay.Trong thời gian ấy, Phật giáo đã trải quanhiều chuyển biến, thăng trầm: từ ngoại laiđến bản địa, từ một vùng đến nhiều vùng,từ ít người tin theo đến đa số người ngưỡngmộ, từ thô sơ đơn giản đến sâu sắc, bề thế.Suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phậtgiáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sốngdân tộc, từ tín ngưỡng đến phong tục, tậpquán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan,từ tư tưởng đến tình cảm. Nhiều vấn đề củalịch sử văn hoá dân tộc, của lịch sử tưtưởng sẽ không được sáng tỏ nếu khônghiểu được lịch sử Phật giáo Việt Nam. Bàiviết chỉ ra triết lý đạo gắn với đời của Phậtgiáo Việt Nam trong lịch sử dựng nước vàgiữ nước.2. Triết lý đạo gắn với đờiPhật giáo vào Việt Nam qua hai conđường: thuỷ và bộ. Công lao đầu tiên truyềnbá Phật giáo vào nước ta trước hết thuộc về44các nhà sư Ấn Độ, một số người Trung Á,Trung Quốc, trong đó có sự đóng góp nhiềumặt của các nhà sư Việt Nam. Trong quátrình tồn tại và phát triển, Phật giáo ViệtNam đã trải qua bốn giai đoạn với nhữngđặc thù riêng:(*)Thứ nhất, giai đoạn từ đầu CN đến hếtthời Bắc thuộc. Đây là giai đoạn hình thànhvà phát triển rộng khắp của Phật giáo. Cuốithời Bắc thuộc, Phật giáo đã lan rộng khắpmọi miền của xứ An Nam đô hộ phủ (tứcnước ta ngày ấy). Trong dân tộc đã xuấthiện một tầng lớp cao tăng. Những ngườinày sang Ấn Độ, xuống Nam Dương, TrungQuốc học tập, hiểu rộng biết nhiều, kiêmthông ngôn ngữ Hán - Phạn, họ là những tríthức đương thời. Hầu hết những người nàytự nguyện đến với đạo Phật, lấy giáo lý từbi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác.Trong số đó cũng có người như Lý Phật Tử(*)Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.ĐT: 0983241308. Email: ducdien_nguyen@yahoo.com.Nguyễn Đức Diệnđã lấy danh nghĩa Phật tử tập hợp quầnchúng chống lại sự áp bức của bọn phongkiến phương Bắc. Những nhà sư, các tín đồđạo Phật này đã thực sự tham gia vào cuộcvận động, đấu tranh giành lại độc lập chodân tộc. Trong cuộc đấu tranh ấy, ý thứcdân tộc đã gắn bó chặt chẽ với ý thức đạocủa các Phật tử.Thứ hai, giai đoạn nhà nước Đại Việt.Đây là thời kỳ lịch sử đặc biệt, ảnh hưởngqua lại lẫn nhau giữa chế độ phong kiến tựchủ và Phật giáo đã in đậm trong các sinhhoạt xã hội. Thời đại này các thiền sư,những triết gia hoà đạo vào đời, tham giachính trị, góp phần tạo nên ý chí kiêncường, bất khuất cho dân tộc. Nguyên nhânlàm nên thời đại oanh liệt và phát triển khởisắc ấy có nhiều, song chủ yếu thuộc về sựkết hợp sáng tạo giữa tư tưởng yêu nước,tinh thần dân tộc với tư tưởng Phật giáo.Những người Việt Nam đầu tiên đến vớiPhật giáo hầu hết là nhà buôn, song hiểukhá kỹ về giáo lý của đạo lại là trí thứcđương thời. Sở dĩ có hiện tượng ấy là dobản thân Phật giáo, ngoài phần lễ nghi, cònlà một hệ thống lý luận triết học rất sâu sắc,trừu tượng.Trong bối cảnh dân tộc bị bọn phongkiến phương Bắc áp bức thống trị, việc mộtbộ phận giai cấp này đứng trên lập trườngNho giáo để phê phán, bài trừ Phật giáo làtất yếu. Song, không phải vì thế Phật giáomất đi, trái lại, nó lặng lẽ thấm dần vào đờisống tinh thần của mỗi con người ở mức độkhác nhau. Đối với con người nói chung,khi còn bị gánh nặng của sự áp bức giaicấp, thì về mặt tinh thần họ phải tìm đếnmột đạo nào đó là tất yếu. Nói về quá trìnhdiễn biến tư tưởng của xã hội Việt Namthời Bắc thuộc, tác giả Lịch sử tư tưởngViệt Nam viết: “Lúc gặp thời thì dựa vàođạo Nho, lúc thất thế thì dựa vào đạo Lão Trang, lúc éo le khốn khó thì dựa vào đạoPhật” [3, tr.93].Trong khi Phật giáo toả rộng và thấmdần vào đời sống nhân dân, thì giữa triềuđình, Phật giáo được công nhận như mộttôn giáo chính thức. Đinh Tiên Hoàng saukhi lên ngôi vua năm 971 đã quy định cáccấp bậc tăng đạo, đồng thời với các cấp bậcvăn võ. Sư Ngô Chân Lưu giữ chức Tăngthống (quan đứng đầu Phật giáo) và đượcban hiệu là Khuông Việt đại sư. Nhiều nhàsư trở thành cố vấn cho các ông vua vềđường lối đối nội và đối ngoại. Các nhà sưnày tuy không trực tiếp tham gia vào bộmáy hành chính ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt NamTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016LÝTRIẾT - LUẬT - TÂM- XÃ HỘI HỌCTriết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt NamNguyễn Đức Diện *Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào mỗi nước đều qua sự tiếp thu, sáng tạo khác nhauđể mang cái thần thái riêng của mỗi dân tộc. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đãnhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng bản địa tạo nên một sức sống mới. Với triết lý từbi, bình đẳng, cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo đã nhanh chóng được nhiều người ViệtNam ngưỡng mộ, tin theo. Hầu hết những người này tự nguyện đến với Phật giáo, lấygiáo lý từ bi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác. Những nhà sư, các tín đồ Phậtgiáo đã thực sự tham gia vào cuộc vận động, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.Trong cuộc đấu tranh ấy, ý thức dân tộc đã gắn bó chặt chẽ với ý thức đạo của cácPhật tử.Từ khóa: Phật giáo; đạo; đời; Việt Nam.1. Mở đầuPhật giáo vào nước ta từ đầu Côngnguyên (CN) và tồn tại đến ngày nay.Trong thời gian ấy, Phật giáo đã trải quanhiều chuyển biến, thăng trầm: từ ngoại laiđến bản địa, từ một vùng đến nhiều vùng,từ ít người tin theo đến đa số người ngưỡngmộ, từ thô sơ đơn giản đến sâu sắc, bề thế.Suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phậtgiáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sốngdân tộc, từ tín ngưỡng đến phong tục, tậpquán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan,từ tư tưởng đến tình cảm. Nhiều vấn đề củalịch sử văn hoá dân tộc, của lịch sử tưtưởng sẽ không được sáng tỏ nếu khônghiểu được lịch sử Phật giáo Việt Nam. Bàiviết chỉ ra triết lý đạo gắn với đời của Phậtgiáo Việt Nam trong lịch sử dựng nước vàgiữ nước.2. Triết lý đạo gắn với đờiPhật giáo vào Việt Nam qua hai conđường: thuỷ và bộ. Công lao đầu tiên truyềnbá Phật giáo vào nước ta trước hết thuộc về44các nhà sư Ấn Độ, một số người Trung Á,Trung Quốc, trong đó có sự đóng góp nhiềumặt của các nhà sư Việt Nam. Trong quátrình tồn tại và phát triển, Phật giáo ViệtNam đã trải qua bốn giai đoạn với nhữngđặc thù riêng:(*)Thứ nhất, giai đoạn từ đầu CN đến hếtthời Bắc thuộc. Đây là giai đoạn hình thànhvà phát triển rộng khắp của Phật giáo. Cuốithời Bắc thuộc, Phật giáo đã lan rộng khắpmọi miền của xứ An Nam đô hộ phủ (tứcnước ta ngày ấy). Trong dân tộc đã xuấthiện một tầng lớp cao tăng. Những ngườinày sang Ấn Độ, xuống Nam Dương, TrungQuốc học tập, hiểu rộng biết nhiều, kiêmthông ngôn ngữ Hán - Phạn, họ là những tríthức đương thời. Hầu hết những người nàytự nguyện đến với đạo Phật, lấy giáo lý từbi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác.Trong số đó cũng có người như Lý Phật Tử(*)Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.ĐT: 0983241308. Email: ducdien_nguyen@yahoo.com.Nguyễn Đức Diệnđã lấy danh nghĩa Phật tử tập hợp quầnchúng chống lại sự áp bức của bọn phongkiến phương Bắc. Những nhà sư, các tín đồđạo Phật này đã thực sự tham gia vào cuộcvận động, đấu tranh giành lại độc lập chodân tộc. Trong cuộc đấu tranh ấy, ý thứcdân tộc đã gắn bó chặt chẽ với ý thức đạocủa các Phật tử.Thứ hai, giai đoạn nhà nước Đại Việt.Đây là thời kỳ lịch sử đặc biệt, ảnh hưởngqua lại lẫn nhau giữa chế độ phong kiến tựchủ và Phật giáo đã in đậm trong các sinhhoạt xã hội. Thời đại này các thiền sư,những triết gia hoà đạo vào đời, tham giachính trị, góp phần tạo nên ý chí kiêncường, bất khuất cho dân tộc. Nguyên nhânlàm nên thời đại oanh liệt và phát triển khởisắc ấy có nhiều, song chủ yếu thuộc về sựkết hợp sáng tạo giữa tư tưởng yêu nước,tinh thần dân tộc với tư tưởng Phật giáo.Những người Việt Nam đầu tiên đến vớiPhật giáo hầu hết là nhà buôn, song hiểukhá kỹ về giáo lý của đạo lại là trí thứcđương thời. Sở dĩ có hiện tượng ấy là dobản thân Phật giáo, ngoài phần lễ nghi, cònlà một hệ thống lý luận triết học rất sâu sắc,trừu tượng.Trong bối cảnh dân tộc bị bọn phongkiến phương Bắc áp bức thống trị, việc mộtbộ phận giai cấp này đứng trên lập trườngNho giáo để phê phán, bài trừ Phật giáo làtất yếu. Song, không phải vì thế Phật giáomất đi, trái lại, nó lặng lẽ thấm dần vào đờisống tinh thần của mỗi con người ở mức độkhác nhau. Đối với con người nói chung,khi còn bị gánh nặng của sự áp bức giaicấp, thì về mặt tinh thần họ phải tìm đếnmột đạo nào đó là tất yếu. Nói về quá trìnhdiễn biến tư tưởng của xã hội Việt Namthời Bắc thuộc, tác giả Lịch sử tư tưởngViệt Nam viết: “Lúc gặp thời thì dựa vàođạo Nho, lúc thất thế thì dựa vào đạo Lão Trang, lúc éo le khốn khó thì dựa vào đạoPhật” [3, tr.93].Trong khi Phật giáo toả rộng và thấmdần vào đời sống nhân dân, thì giữa triềuđình, Phật giáo được công nhận như mộttôn giáo chính thức. Đinh Tiên Hoàng saukhi lên ngôi vua năm 971 đã quy định cáccấp bậc tăng đạo, đồng thời với các cấp bậcvăn võ. Sư Ngô Chân Lưu giữ chức Tăngthống (quan đứng đầu Phật giáo) và đượcban hiệu là Khuông Việt đại sư. Nhiều nhàsư trở thành cố vấn cho các ông vua vềđường lối đối nội và đối ngoại. Các nhà sưnày tuy không trực tiếp tham gia vào bộmáy hành chính ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Triết lý đạo Phật giáo Việt Nam Tín ngưỡng văn hóa Triết lý đạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 191 0 0 -
Câu hỏi ôn tập Đại cương văn hóa Việt Nam
8 trang 43 0 0 -
Tiểu luận: Vai trò của phật giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
7 trang 43 0 0 -
12 trang 41 0 0
-
Phật giáo Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991-2021)
18 trang 35 0 0 -
Tìm hiểu Triết học Phật giáo Việt Nam: Phần 1
258 trang 35 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam
66 trang 35 0 0 -
Phật giáo với bảo vệ môi trường ở Việt Nam
8 trang 28 0 0 -
Tư tưởng chính trị và xã hội của Ngô Thì Nhậm
11 trang 28 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848-1883)
135 trang 24 0 0