Thông tin tài liệu:
Bài viết nhìn lại vấn đề thảo luận về vai trò của triết lý dạy học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Việt Nam sau năm 2015. Nó định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả, kiểm tra – đánh giá hoạt động học tập của học sinh, hình thành nhân cách cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý dạy học của giáo viên ngữ văn trung học
NCS về chương trình
THPT tại Đại học Nhật TRIẾT LÝ DẠY
Bản HỌC CỦA GIÁO
VIÊN NGỮ VĂN
Email:
TRUNG HỌC
tongtctv@yahoo.com
ThS. TRƢƠNG THANH TÕNG
TRIẾT LÝ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC
TÓM TẮT
Bài viết nhìn lại vấn đề thảo luận về vai trò của triết lý dạy học trong việc nâng
cao hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Việt Nam sau năm 2015.
Nó định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn phương
pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả, kiểm tra – đánh giá hoạt động học tập của học sinh,
hình thành nhân cách cho học sinh. Vì thế, giáo viên cần xác định cho mình một triết lý
dạy học trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Từ khóa: triết lý dạy học, phương pháp, hội nhập quốc tế.
ABSTRACT
Teaching Philosophy of Language Arts and Literature Teachers at High School
The research has reignited a debate about the role of the teaching philosophy in
strengthening the effectiveness of teaching language arts and literature at Vietnam‟s
high schools after 2015. It paves the way for changes in designing teaching plans,
determining effective methodologies and strategies, assessing and evaluating students‟
performance and shaping the students‟ personality traits. Teachers should, therefore,
identify their own teaching philosophy in the context of international integration.
Key words: philosophy of teaching, methodology, international integration.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
110
Trong một nghiên cứu về Vai trò của triết lý dạy học (1998), Goodyear và
Allchin cho rằng: để xác định cho mình một triết lý dạy học (TLDH) hiệu quả, giáo viên
(GV) cần “đánh giá và kiểm tra chính mình để xác định những mục tiêu mà họ muốn
đạt được trong dạy học,... Một tầm nhìn rõ ràng về TLDH cung cấp những định hướng
ổn định, liên tục, và lâu dài,... Một TLDH hiệu quả hướng GV đến các mục tiêu dạy học
và đánh giá được quá trình phát triển năng lực sư phạm của người thầy” [5, tr. 106 -
107].
Vì vậy, nên chăng đổi mới PPDH hay xây dựng TLDH cụ thể? Đó là câu hỏi
luôn đặt ra đối với người thầy trong bước chuyển mình của chương trình Ngữ văn trung
học ở Việt Nam sau năm 2015. Vấn đề cốt yếu là chúng ta cần nhận thức rằng: TLDH
sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động sư phạm của GV. Hơn thế nữa, nó sẽ là nền tảng cho
việc xây dựng mục tiêu dạy và học môn Ngữ văn hướng đến hoạt động sáng tạo ở học
sinh (HS) của mỗi GV trung học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì thế, Trần Phò cho
rằng: “Nếu muốn đào tạo những con người sáng tạo thì chúng ta phải có một triết lý
dạy văn dành cho những chủ thể. Điều này phải nói Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở
châu Á đã làm được” [3]. Ý kiến của Trần Phò có cơ sở từ “Triết lý giáo dục ở Nhật
Bản” (Takeo) [10].
Thế nhưng, thực tế dạy học Ngữ văn của GV trung học ở Việt Nam hiện nay
phần lớn đã có một độ chênh với quan điểm này. “Đến hẹn lại lên!”, hễ có GV dự giờ
thì có thảo luận nhóm. Hễ có đợt thi GV dạy giỏi thì lại có ứng dụng công nghệ thông
tin theo kiểu “chiếu lệ” cho “đủ lễ”! Và, hễ có đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa thì
khái niệm phương pháp dạy học (PPDH) lấy HS làm trung tâm được quan tâm theo kiểu
“Tập tễnh người đi tớ cũng đi – Cũng lều cũng chõng cũng vào thi” (Trần Tế Xương).
Nhưng, chính GV lại không thể trả lời cho câu hỏi vì sao phải vận dụng những phương
pháp và kỹ thuật dạy học đó. Như vậy, vô hình trung, điều chi phối đến hoạt động của
GV lúc bấy giờ không phải là xuất phát từ đặc thù của văn bản tác phẩm, từ mục tiêu
của chương trình, đặc biệt là từ TLDH của GV mà thay vào đó là những yếu tố nằm
ngoài hoạt động thực thụ của họ. Đây là vấn đề nan giải trong bối cảnh dạy học Ngữ
văn ở trường trung học Việt Nam hiện nay.
2. Nguyên nhân
Gắn với hoạt động chuyên môn đã nhiều năm, tôi không khỏi trăn trở với những
tiết dự giờ, thao giảng, thi GV dạy giỏi, hay tiết dạy “mẫu” mỗi khi thay sách giáo khoa
hay bồi dưỡng chuyên môn do cấp Bộ, cấp Sở tổ chức. Bởi lẽ GV có những phát kiến
“lạ” nhằm đáp ứng mục tiêu của PPDH theo hướng “đổi mới”. Thú thật, nói một cách
khác quan, “mới” thì có “mới”, nhưng chưa “đổi” được cái cần “đổi”. Ngược lại,
những yếu tố không thể thiếu để quyết định linh hồn của một tiết dạy thì đã biến “đổi”
tự lúc nào! Điều thiết yếu là TLDH sẽ chi phối đến việc lựa chọn có hiệu quả PPDH của
GV. Nhưng, thực tế cho thấy GV có vẻ xa lạ với TLDH và có thể nói vì thế mà yêu cầu
111
họ xây ...