Danh mục

Đánh giá sinh viên tốt nghiệp - khía cạnh đổi mới quan trọng trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá sinh viên tốt nghiệp - khía cạnh đổi mới quan trọng trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đi sâu phân tích những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp, hệ thống các giá trị và NL nghề cần có trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm, đề xuất nội dung và công cụ đánh giá NL nghề đối với sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sinh viên tốt nghiệp - khía cạnh đổi mới quan trọng trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP - KHÍA CẠNH ĐỔI MỚI QUAN TRỌNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DƯƠNG THỊ THÚY HÀ, NGUYỄN THỊ KIM DUNG Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Đào tạo giáo viên phải hướng đến việc hình thành các năng lực (NL) đảm bảo cho sinh viên khi ra trường hành nghề thành công và có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của đổi mới giáo dục phổ thông. Do đó, định hướng hình thành NL phải được quán triệt trong toàn bộ chương trình đào tạo giáo viên bao gồm từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo và kiểm tra - đánh giá sinh viên sư phạm. Nghiên cứu đi sâu phân tích những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp, hệ thống các giá trị và NL nghề cần có trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm, đề xuất nội dung và công cụ đánh giá NL nghề đối với sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm. Từ khóa: đánh giá, sinh viên tốt nghiệp, đào tạo giáo viên, đổi mới giáo dục.1. MỞ ĐẦU Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) và đào tạo đãxác định một trong 07 giải pháp trọng tâm là phải đổi mới đánh giá kết quả đào tạo đạihọc theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức;đạo đức nghề nghiệp; NL nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; NL thựchành, NL tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc. Liên quan đến đánh giá nhàgiáo, Nghị quyết cũng chỉ rõ: “… Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương phápđào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáotheo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và NL nghề nghiệp” [6]. Nhưvậy, việc đổi mới đánh giá cần phải được xác định là khâu cốt lõi của đổi mới căn bản,toàn diện trong đào tạo giáo viên (ĐTGV), gắn liền với hoạt động dạy và học, có tácdụng điều chỉnh và để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ. Chỉcó như vậy, những bất cập chính hiện nay trong ĐTGV mới được tháo gỡ, chất lượng đàotạo mới được đảm bảo [4].2. NỘI DUNG2.1. Đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo tiếp cận năng lực và đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông2.1.1. Những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp Trước đây, với triết lý dạy học là truyền thụ kiến thức - kỹ năng - phẩm chất chongười học nên kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG) lấy nội dung kiến thức - kỹ năng người họcđược đào tạo làm chính. Ngày nay, triết lý ĐTGV đã thay đổi, chuyển trọng tâm trong 156KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017ĐTGV theo định hướng hình thành NL cho người học để họ trở thành nhà giáo dục, nhànghiên cứu, nhà văn hóa - xã hội và người học suốt đời. Do đó, nội dung đánh giá phảilấy năng lực sư phạm (NLSP) mà người học được đào tạo làm chính. Đổi mới đánh giánăng lực sư phạm (NLSP) theo các hướng sau [2, 5]: (i) Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học/học phần(đánh giá tổng kết) với mục đích xếp hạng, phân loại, sang sử dụng đa dạng các loạihình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương đểphản hồi, điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình). Đánh giá kếtquả đào tạo được xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thốngnhững kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từnggiai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để đánh giá sựtiến bộ của người học trong từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của ngườihọc và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo... (ii) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực ngườihọc. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức... sang đánhgiá NL vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt chú trọngđánh giá các NL tư duy bậc cao như NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL suy ngẫm,tự quản lý phát triển bản thân, NL siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ). (iii) Chuyển từ đánh giá một chiều (giảng viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều(sinh viên (SV) cùng tham gia đánh giá - tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng). Không chỉgiảng viên biết cách thức, các kỹ thuật đánh giá người học mà quan trọng không kém làngười học cũng phải học được cách đánh giá của giảng viên, phải biết đánh giá lẫn nhauvà biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, người họcmới thấy rõ kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốthay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: