Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead và những điểm gợi mở đối với Việt Nam hiện nay
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 267.08 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead và những điểm gợi mở đối với Việt Nam hiện nay" tập trung phân tích những quan điểm cơ bản trong triết lý giáo dục đại học của Whitehead như quan điểm giáo dục là nghệ thuật sử dụng tri thức; chức năng của giáo dục đại học là vun bồi năng lực trí óc cho sinh viên, kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy; giáo dục đại học phải có sự thống nhất giữa giáo dục khai phóng và giáo dục kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead và những điểm gợi mở đối với Việt Nam hiện nay TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA ALFRED NORTH WHITEHEAD VÀ NHỮNG ĐIỂM GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Phan Thành Nhâm* 1 Tóm tắt: Alfred North Whitehead (1861 – 1947) là nhà triết học, nhà giáo dục lớn của nước Anh và thế giới. Triết lý giáo dục của Whitehead, đặc biệt là những quan điểm về giáo dục đại học mang tính thực dụng và khai phóng của ông đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục đại học của phương Tây. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những quan điểm cơ bản trong triết lý giáo dục đại học của Whitehead như quan điểm giáo dục là nghệ thuật sử dụng tri thức; chức năng của giáo dục đại học là vun bồi năng lực trí óc cho sinh viên, kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy; giáo dục đại học phải có sự thống nhất giữa giáo dục khai phóng và giáo dục kỹ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm về giáo dục đại học của Whitehead, tác giả đã đưa ra một số gợi mở đối với việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Giáo dục, giáo dục đại học, Alfred North Whitehead. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Alfred North Whitehead (1861 – 1947) là một trong những nhà siêu hình học sáng tạo nhất của thế kỷ XX và cũng là nhân vật lớn trong lĩnh vực lôgic học, toán học, triết học về xã hội và giáo dục. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Nguyên lý của toán học (1910–1913), Nghiên cứu về các nguyên tắc của khoa học tự nhiên (1919), Khái niệm về tự nhiên (1920), Nguyên lý tương đối (1922), Khoa học và thế giới hiện đại (1925), Quá trình và thực tại (1929), Cuộc phiêu lưu của các ý tưởng (1933). Nguyên lý của toán học được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về lôgic toán của thế kỷ XX, và được xếp hạng 23 trong danh sách 100 tác phẩm đứng đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực sách phi hư cấu viết bằng tiếng Anh bởi Modern Library2. Ở nước Anh, trong lĩnh vực giáo dục, có lẽ Whitehead là một trong những khuôn mặt quan trọng nhất kể từ sau Hồng Y John Henry Cardinal Newman (1801 – 1890)3. Triết lý giáo dục của Whitehead được thể hiện tập trung trong cuốn sách * Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 1 Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Alfred_North_Whitehead#Cu%E1%BB%99c_%C4%91%E1%BB%9Di 2 Nhận định của Robert J. Mulvaney trong Alfred North Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, NXB Hồng Đức, tr. 273. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 61 Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác (The Aims of Education and Other Essays). Cuốn sách là tập hợp một số bài giảng của Whitehead trong những năm 1912 – 1928 nói về mục tiêu và thực hành giáo dục. Trong triết lý giáo dục của mình, Whitehead hướng đến một nền giáo dục tiến bộ, giáo dục phải gắn với việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, phải được thực hiện trên nền tảng trọng tâm của tự do, với tinh thần khai phóng và hữu dụng. Những quan điểm cơ bản trong triết lý giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của Whitehead cho đến nay vẫn còn có giá trị, phù hợp với bối cảnh thế giới trong thế kỷ XXI và mang tính định hướng đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA ALFRED NORTH WHITEHEAD 2.1. Giáo dục là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức Theo Whitehead, bản chất của giáo dục “là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức”1. Với định nghĩa về giáo dục như vậy, đã cho thấy triết lý giáo dục mang tính thực dụng của ông và có nhiều điểm tương đồng với John Dewey - nhà triết học giáo dục người Mỹ. Whitehead luôn nhấn mạnh đến tính hữu dụng của tri thức được giáo dục. Ông cho rằng, “giáo dục phải hữu dụng, bất kể mục tiêu của bạn trong cuộc đời là gì. Nó hữu dụng với Thánh Augustinus và nó cũng hữu dụng với Napoleon. Nó phải hữu dụng, vì sự hiểu thì hữu dụng”2. Whitehead cho rằng một nền giáo dục tiến bộ phải gắn với những tri thức hữu dụng và phải cảnh giác với những ý tưởng trơ ì. Theo Whitehead, “những ý tưởng trơ ì” là những ý tưởng đơn thuần không được kiểm định, được nhồi nhét vào trong tâm trí mà không được sử dụng. Vì lẽ đó, Whitehead cho rằng “mọi cuộc cách mạng trí tuệ đã từng kích thích nhân loại bước vào tầm vóc vĩ đại đều là một sự phản kháng hăng hái chống lại những ý tưởng trơ ì”3. Whitehead cho rằng giáo dục bằng những ý tưởng trơ ì không chỉ vô ích mà còn có hại. Học mà không thấu hiểu, hoặc không dùng được hiểu biết của mình thì càng học nhiều càng có hại. Vì vậy, trình độ học thức của một người không đo ở khối lượng kiến thức, mà ở năng lực, nghệ thuật sử dụng kiến thức trong cuộc sống. Giáo dục không thể tách rời khỏi thực hành và văn hóa. Whitehead viết: “Văn hóa là hoạt động của tư tưởng, và sự thu nhậ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead và những điểm gợi mở đối với Việt Nam hiện nay TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA ALFRED NORTH WHITEHEAD VÀ NHỮNG ĐIỂM GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Phan Thành Nhâm* 1 Tóm tắt: Alfred North Whitehead (1861 – 1947) là nhà triết học, nhà giáo dục lớn của nước Anh và thế giới. Triết lý giáo dục của Whitehead, đặc biệt là những quan điểm về giáo dục đại học mang tính thực dụng và khai phóng của ông đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục đại học của phương Tây. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những quan điểm cơ bản trong triết lý giáo dục đại học của Whitehead như quan điểm giáo dục là nghệ thuật sử dụng tri thức; chức năng của giáo dục đại học là vun bồi năng lực trí óc cho sinh viên, kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy; giáo dục đại học phải có sự thống nhất giữa giáo dục khai phóng và giáo dục kỹ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm về giáo dục đại học của Whitehead, tác giả đã đưa ra một số gợi mở đối với việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Giáo dục, giáo dục đại học, Alfred North Whitehead. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Alfred North Whitehead (1861 – 1947) là một trong những nhà siêu hình học sáng tạo nhất của thế kỷ XX và cũng là nhân vật lớn trong lĩnh vực lôgic học, toán học, triết học về xã hội và giáo dục. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Nguyên lý của toán học (1910–1913), Nghiên cứu về các nguyên tắc của khoa học tự nhiên (1919), Khái niệm về tự nhiên (1920), Nguyên lý tương đối (1922), Khoa học và thế giới hiện đại (1925), Quá trình và thực tại (1929), Cuộc phiêu lưu của các ý tưởng (1933). Nguyên lý của toán học được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về lôgic toán của thế kỷ XX, và được xếp hạng 23 trong danh sách 100 tác phẩm đứng đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực sách phi hư cấu viết bằng tiếng Anh bởi Modern Library2. Ở nước Anh, trong lĩnh vực giáo dục, có lẽ Whitehead là một trong những khuôn mặt quan trọng nhất kể từ sau Hồng Y John Henry Cardinal Newman (1801 – 1890)3. Triết lý giáo dục của Whitehead được thể hiện tập trung trong cuốn sách * Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 1 Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Alfred_North_Whitehead#Cu%E1%BB%99c_%C4%91%E1%BB%9Di 2 Nhận định của Robert J. Mulvaney trong Alfred North Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, NXB Hồng Đức, tr. 273. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 61 Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác (The Aims of Education and Other Essays). Cuốn sách là tập hợp một số bài giảng của Whitehead trong những năm 1912 – 1928 nói về mục tiêu và thực hành giáo dục. Trong triết lý giáo dục của mình, Whitehead hướng đến một nền giáo dục tiến bộ, giáo dục phải gắn với việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, phải được thực hiện trên nền tảng trọng tâm của tự do, với tinh thần khai phóng và hữu dụng. Những quan điểm cơ bản trong triết lý giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của Whitehead cho đến nay vẫn còn có giá trị, phù hợp với bối cảnh thế giới trong thế kỷ XXI và mang tính định hướng đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA ALFRED NORTH WHITEHEAD 2.1. Giáo dục là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức Theo Whitehead, bản chất của giáo dục “là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức”1. Với định nghĩa về giáo dục như vậy, đã cho thấy triết lý giáo dục mang tính thực dụng của ông và có nhiều điểm tương đồng với John Dewey - nhà triết học giáo dục người Mỹ. Whitehead luôn nhấn mạnh đến tính hữu dụng của tri thức được giáo dục. Ông cho rằng, “giáo dục phải hữu dụng, bất kể mục tiêu của bạn trong cuộc đời là gì. Nó hữu dụng với Thánh Augustinus và nó cũng hữu dụng với Napoleon. Nó phải hữu dụng, vì sự hiểu thì hữu dụng”2. Whitehead cho rằng một nền giáo dục tiến bộ phải gắn với những tri thức hữu dụng và phải cảnh giác với những ý tưởng trơ ì. Theo Whitehead, “những ý tưởng trơ ì” là những ý tưởng đơn thuần không được kiểm định, được nhồi nhét vào trong tâm trí mà không được sử dụng. Vì lẽ đó, Whitehead cho rằng “mọi cuộc cách mạng trí tuệ đã từng kích thích nhân loại bước vào tầm vóc vĩ đại đều là một sự phản kháng hăng hái chống lại những ý tưởng trơ ì”3. Whitehead cho rằng giáo dục bằng những ý tưởng trơ ì không chỉ vô ích mà còn có hại. Học mà không thấu hiểu, hoặc không dùng được hiểu biết của mình thì càng học nhiều càng có hại. Vì vậy, trình độ học thức của một người không đo ở khối lượng kiến thức, mà ở năng lực, nghệ thuật sử dụng kiến thức trong cuộc sống. Giáo dục không thể tách rời khỏi thực hành và văn hóa. Whitehead viết: “Văn hóa là hoạt động của tư tưởng, và sự thu nhậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Giáo dục đại học Triết lý giáo dục đại học Alfred North Whitehead Đổi mới giáo dục đại họcTài liệu liên quan:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 473 0 0 -
10 trang 222 1 0
-
171 trang 216 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 215 0 0 -
27 trang 214 0 0
-
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 184 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 171 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 169 0 0 -
200 trang 160 0 0