Danh mục

Triệu chứng học bệnh khớp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.39 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu triệu chứng học bệnh khớp, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học bệnh khớp Triệu chứng học bệnh khớpBệnh khớp có các biểu hiện không chỉ ở khớp m à còn ở các cơ quan khác, do vậyviệc thăm khám phải toàn diện bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể, X quang và cácxét nghiệm.1. Khám lâm sàng bệnh nhân bị bệnh khớp.1.1. Các triệu chứng cơ năng:+ Đau khớp: là triệu chứng chủ yếu, và quan trọng nhất, thường là lý do chínhbuộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và điều trị.Đau khớp có 2 kiểu khác nhau:- Đau kiểu viêm (hay đau do viêm), thường đau liên tục trong ngày, đau tăng lênvềđêm và sáng, khi nghỉ ngơi không hết đau, mà chỉ giảm đau ít. Đau kiểu viêm gặptrong các bệnh khớp do viêm: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cộtsống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, các bệnh của tổ chức liên kết...- Đau không do viêm hay đau kiểu cơ học: đau tăng khi bệnh nhân cử động, giảmđau nhiều hoặc hết đau khi bệnh nhân nghỉ ngơi, thường gặp trong thoái hoá khớp,các dị tật bẩm sinh...+ Các rối loạn vận động khớp:- Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng: là hiện tượng cứng các khớp, khó cử động khớpkhi mới ngủ dậy, phải sau một thời gian hoặc sau nhiều lần cử động khớp th ì mớitrở lại cảm giác các khớp mềm mại. Thời gian cứng khớp buổi sáng có thể kéo d àimột giờ đến nhiều giờ. Vị trí hay gặp là các khớp cổ tay, bàn ngón tay, đôi khi ởkhớp gối và khớp cổ chân.Dấu hiệu này tương đối đặc trưng cho viêm khớp dạng thấp. Cứng khớp buổi sángở khớp đốt sống thắt lưng và lưng hay gặp trong viêm cột sống dính khớp ở giaiđoạn sớm.- Hạn chế các động tác cử động khớp: tùy theo từng vị trí và mức độ tổn thươngkhớp mà có thể biểu hiện bằng khó cầm nắm, hạn chế đi lại, ngồi xổm... Hạn chếvận động cóthể do nhiều nguyên nhân như: tổn thương khớp, tổn thương cơ, tổn thương thầnkinh…Hạn chế vận động có thể kéo d ài trong thời gian ngắn có hồi phục hoặcdiễn biến kéo dài không hồi phục.+ Khai thác các yếu tố bệnh lý trong tiền sử:- Tiền sử bản thận: chấn thương nghề nghiệp, các bệnh trước khi có biểu hiện ởkhớp như nhiễm khuẩn, nhiễm độc...- Yếu tố gia đình: trong nhiều bệnh khớp có liên quan đến yếu tố gia đình nhưviêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Gút...1.2. Các triệu chứng thực thể:1.2.1. Nguyên tắc chung khám bệnh nhân bị bệnh khớp:+ Cần bộc lộ các khu vực cần khám đủ để quan sát, sờ, nắn và khám ở các tư thếkhác nhau.+ Khám phải tuân theo trình tự để tiện cho việc nhận xét đánh giá. Phải chú ý sosánh2 bên với nhau và so sánh với người lành.+ Cần liệt kê các khớp cần khám và nếu có thể được nên sử dụng các sơ đồ hệthống các khớp.1.2.2. Các triệu chứng hay gặp:+ Sưng khớp: là triệu chứng quan trọng. Sưng khớp là biểu hiện của viêm ở mànghoạt dịch khớp, tổ chức phần mềm cạnh khớp, tràn dịch trong ổ khớp hoặc tăngsinh màng hoạt dịch và xơ hoá tổ chức cạnh khớp dẫn đến biến đổi h ình thể củakhớp hoặc biến dạng khớp.Sưng khớp dễ phát hiện ở các khớp nông ngoại vi của chi trên hoặc chi dưới, còncác khớp cột sống, khớp háng, khớp vai nằm ở sâu khó phát hiện chính xác triệuchứng sưng khớp.- Vị trí, số lượng: có thể sưng một khớp, sưng vài khớp và sưng nhiều khớp. Sưngkhớp có thể đối xứng 2 bên hoặc không đối xứng (xưng các khớp nhỏ đối xứng 2bên hay gặp trong bệnh viêm khớp dạng thấp, sưng khớp lớn, khớp vừa, ở mộthoặc vài khớp không đối xứng hay gặp trong bệnh thấp khớp cấp.- Sưng khớp đốt bàn-ngón cái bàn chân một bên hoặc hai bên hay gặp trong bệnhGút cấp tính.- Tính chất sưng khớp: sưng kèm nóng, đỏ, đau, đối xứng hay không đối xứng.- Diễn biến của sưng khớp:. Di chuyển từ khớp này sang khớp khác-khớp cũ khỏi hoàn toàn trong thời gianngắn< 1 tuần (hay gặp trong bệnh thấp khớp cấp).. Tăng dần: sưng khớp xuất hiện thêm ở các khớp mới, trong khi các khớp cũ vẫnsưng, đau kéo dài (hay gặp trong bệnh viêm khớp dạng thấp, Gút mạn tính...).. Không di chuyển, cố định: chỉ tổn thương ở một khớp hay vài khớp khôngchu yển sang các khớp khác.. Hay tái phát: sưng khớp tái đi tái lại nhiều lần ở cùng vị trí.+ Biến dạng: là do hậu quả của những biến đổi đầu xương, dây chằng bao khớplàm lệch trục của khớp.Biến dạng thường đi kèm: hiện tượng dính, hạn chế vận động hoặc dính hoàn toàncác khớp.- Cột sống biến dạng có thể dẫn đến gù, vẹo, mất đường cong sinh lý (gặp trongbệnhviêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống và một số bệnhcột sống khác).- Biến dạng bàn tay hình lưng dĩa, bàn tay gío thổi gặp trong bệnh viêm khớp dạngthấp.+ Hạn chế vận động:- Chú ý quan sát dáng đi, tư thế đứng của bệnh nhân, khả năng cúi, động tác ngồixổm, các cử động của chi...- Có 2 loại hạn chế vận động:. Hạn chế vận động chủ động: bệnh nhân không tự làm được động tác theo yêucầu của thầy thuốc nhưng dưới tác động của thầy thuốc th ì các động tác thụ độngvẫn làm được. Triệu chứng này là do tổn thương cơ, thần kinh hoặc phối hợp cảhai.. Hạn chế vận động thụ động: bệnh nhân không làm được cá ...

Tài liệu được xem nhiều: