Danh mục

Triệu chứng học của hệ thống thân-tiết niệu (Phần 2)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.38 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân tích thành phần sinh hoá của máu: 2.1.1. Urê : - Urê là một nitơ phi protein trong máu, có phân tử lượng 60,1; là sản phẩm của chuyển hoá đạm và được đào thải chủ yếu qua thân. Nồng độ urê máu bình thường là 1,78,3 mmol/l (1050mg/l).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học của hệ thống thân-tiết niệu (Phần 2) Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu – Phần 22.1. Phân tích thành phần sinh hoá của máu:2.1.1. Urê :- Urê là một nitơ phi protein trong máu, có phân tử lượng 60,1; là sản phẩm củachuyển hoáđạm và được đào thải chủ yếu qua thân. Nồng độ urê máu bình thường là 1,7-8,3 mmol/l (10-50mg/l). Khi có suy thân (mức lọc cầu thân - Bản thân urê máu ít độc, nhưng urê đại diện cho các nitơ phi protein trong máukhác rất độc với cơ thể như: các hợp chất của guanidin, các chất có phân tử lượngtrung bình... Các chất này bị ứđọng trong máu và tăng song song với urê máu ở bệnh nhân suy thân mạn. Vì urêdễ định lượng, nên trong lâm sàng, định lượng urê trong máu thường được sửdụng để đánh giá và theo dõi mức độ suy thân.2.1.2. Creatinin:- Creatinin cũng là một nitơ phi protein trong máu, là sản phẩm thoái biến củacreatin; creatinin không độc, có nồng độ ổn định trong máu và được đào thải quathân. Nồng độ bình thường trongmáu của creatinin là 44-106àmol/l (0,5-1,5mg/dl).- Nồng độ creatinin trong máu không phụ thuộc vào chế độ ăn và các thay đổi sinhlý khác mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ của cơ thể (khối lượng cơ của một cáthể rất ít thay đổi từ ngày này qua ngày khác). Khi có suy thân thì creatinin trongmáu tăng. Mức độ tăng creatinin trong máu tương ứng với mức độ nặng của suythân. Vì vậy, nồng độ creatinin trong máu phản ánh chức năng thân tốt hơn nồngđộ urê máu.2.1.3. Protein:- Bình thường, nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh là 60-80g/l; trong đóalbumin 45-55g/l, globulin 25-35g/l , tỷ lệ albumin/globulin (A/G) là 1,3-1,8.- Trong các bệnh thân mạn tính thì protein trong máu giảm do: mất qua nước tiểu;rối loạn tổng hợp protein; chế độ ăn hạn chế protein. Đặc biệt là trong hội chứngthân hư, protein máu giảm thấp+ Thể tích nước tiểu:- Đái nhiều (đa niệu): khi số lượng nước tiểu >2000ml/24giờ.- Đái ít (thiểu niệu): khi số lượng nước tiểu 100-500ml/24giờ.- Vô niệu: khi số lượng nước tiểu - Nước tiểu có phản ứng kiềm kéo dài có thể do: nhiễm khuẩn sinh dục-tiết niệu,nhiễm kiềm chuyển hoá, dùng nhiều bicacbonat hoặc các chất kiềm khác, kiềm hôhấp do tăng thông khí.+ Tỉ trọng và độ thẩm thấu nước tiểu:- Tỉ trọng nước tiểu là tỉ số giữa trọng lượng của một thể tích nước tiểu trên trọnglượng của cùng một thể tích nước cất. Như vậy, tỉ trọng nước tiểu phụ thuộc vàotrọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu. Tỉ trọng nước tiểu phản ánh khảnăng cô đặc nước tiểu của thân. Bình thường, nước tiểu có tỉ trọng 1,015-1,025.Nước tiểu loãng tối đa có tỉ trọng 1,003; nước tiểu được cô đặc tối đa có tỉ trọng1,030.- Độ thẩm thấu nước tiểu là đại lượng phản ánh số cấu tử chất tan có trong nướctiểu, các cấu tử này là các phân tử, nguyên tử, các ion. Độ thẩm thấu nước tiểukhông phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu, do đó nóphản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thân tốt hơn là tỉ trọng nước tiểu. Bìnhthường, nước tiểu có độ thẩm thấu từ 400 -800mOsm/kg H2O. Nước tiểu loãngnhất có độ thẩm thấu 40-50mOsm/kg H2O, nước tiểu được cô đặc tối đa cóđộ thẩm thấu1200mOsm/kg H2O.Tỉ trọng nước tiểu và độ thẩm thấu nước tiểu giảm là biểu hiện của giảm khảnăng cô đặc nước tiểu của thân, thường gặp trong các bệnh của ống-kẽ thân như:viêm thân-bể thân mạn, viêm thân kẽ mạn, thân đa nang, nang tuỷ thân, giai đoạnđái trở lại của suy thân cấp, sau ghép thân, suy thân mạn.2.2.2. Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu:Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu để phát hiện các thành phần bìnhthường vẫn có trong nước tiểu, nhưng trong bệnh lý của hệ thống thân-tiết niệu thìcác nồng độ này bị thay đổi. Hoặc các thành phần bình thường không có trongnước tiểu, khi có bệnh lý lại xuất hiện trong nước tiểu.+ Protein:- ở người bình thường, chỉ có một lượng rất nhỏ protein trong máu được lọc quacầu thân, nhưng được các tế bào ống thân tái hấp thu hoàn toàn hoặc gần hoàntoàn. Chỉ có muốn phát hiện phải xét nghiệm bằng ph ương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).Microalbumin niệu là thông số được sử dụng để chẩnđoán sớm các tổn thương thân (chẳng hạn trong bệnh tăng huyết áp, trong bệnh đáitháo đường).. Nếu lượng protein >300mg/24giờ thì các xét nghiệm sinh hoá thông thường chokết quảdương tính, là biểu hiện của tổn thương thân đã rõ.- Một số trường hợp nước tiểu có protein nhưng không có tổn thương thân thì cầnphân biệt:. Protein niệu tư thế đứng: có thể gặp ở tuổi dưới 20, protein niệu xuất hiện khiđứng lâu nhưng khi cho bệnh nhân nằm nghỉ thì protein niệu lại âm tính, khi đứnglâu > 1giờ protein niệu lại dương tính; không kèm theo hồng cầu niệu và các triệuchứng khác của bệnh thân.. Protein niệu Bence-Jone: gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, ung thư. Loại proteinnày còn được gọi là protein nhiệt tan: khi đun nóng đến 60oC th ì nước tiểu đục doprotein kết tủa ...

Tài liệu được xem nhiều: