Danh mục

Triệu chứng học dạ dày

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.36 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạ dày là túi đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng. Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1-1,5 lít, gồm 2 phần: phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị. + Cấu tạo thành dạ dày: gồm 4 lớp, kể từ ngoài vào trong gồm:- Thanh mạc.- Lớp cơ: gồm 3 lớp nhỏ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo). - Hạ niêm mạc.- Niêm mạc: phân cách với lớp hạ niêm mạc bởi lớp cơ trơn. + Cấu tạo niêm mạc (3 phần):- Lớp liên bào trụ phủ toàn bộ niêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học dạ dày Triệu chứng học dạ dày1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của dạ dày.1.1. Giải phẫu:Dạ dày là túi đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng. Dung lượng dạ dày có thểchứa được 1-1,5 lít, gồm 2 phần: phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị.+ Cấu tạo thành dạ dày: gồm 4 lớp, kể từ ngoài vào trong gồm:- Thanh mạc.- Lớp cơ: gồm 3 lớp nhỏ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo).- Hạ niêm mạc.- Niêm mạc: phân cách với lớp hạ niêm mạc bởi lớp cơ trơn.+ Cấu tạo niêm mạc (3 phần):- Lớp liên bào trụ phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, lớp này có những khe sâu gọi làkhe dạ dày (crypte).- Tuyến dạ dày cấu tạo bởi các tế bào chế tiết, tuyến hình ống phía trên hơi thắtvào gọi là cổ, nối liền với Crypte.- Lamina propria là lớp tổ chức đệm rất giàu mạch máu. Các ống tuyến nằm trongtổ chức đệm này.+ Tế bào chế tiết (gồm 4 loại tế bào):- Tế bào bìa: chiếm nhiều nhất, bài tiết HCl, nó thay đổi tùy sự kích thích. Ở giaiđoạn không bài tiết nó được cấu tạo bởi những hạt hình ống và túi nhỏ. Sang giaiđoạn bài tiết những hạt đó biến mất.- Tế bào tiết pepsin hay tế bào chính.- Tế bào bài tiết chất nhầy.- Tế bào G:Cấu tạo bởi các hạt và cũng thay đổi rất nhiều tùy theo giai đoạn kích thích. ở thândạ dày các crypte nhiều, ngắn và hẹp, tuyến dài thẳng sát nhau, cấu tạo chủ yếubởi tế bào bìa và tế bào chính. Ở phần hang vị các crypte dài và hẹp, tuyến ngắn vàchia nhánh, các tuyến ở đây cấu tạo đặc biệt bởi các tế bào nội tiết mà nổi bật nhấtlà tế bào G.+ Mạch máu của dạ dày:Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng tới tạo nên hai vòng cung:- Vòng cung nhỏ dọc theo bờ cong nhỏ.- Vòng cung lớn dọc theo bờ cong lớn.+ Thần kinh chi phối dạ dày:. Đám rối Meissner va Auerbach.. Thần kinh phó giao cảm cholinergic (thần kinh X).. Thần kinh giao cảm adrenergic (thần kinh tạng).1.2. Sinh lý dạ dày:+ Chức năng vận động:- Trương lực dạ dày: áp lực trong lòng dạ dày khoảng 8-10 cm H2O. Có áp lực lànhờ sự co thường xuyên của lớp cơ dạ dày. Khi dạ dày đầy, trương lực giảm đichút ít, khi dạ dày vơi trương lực tăng lên, tăng lên cao nhất khi dạ dày rỗng.- Nhu động của dạ dày: khi thức ăn vào dạ dày thì 5-10 phút sau dạ dày mới cónhu động, nhu động bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày, càng đến gần tâm vịnhu động càng mạnh và sâu. Cứ 10-15 giây có 1 sóng nhu động. Nhu động của dạdày chịu sự tác động của hệ thần kinh nhưng còn phụ thuộc vào các chất trong dạdày, vào yếu tố thể dịch: gastrin, CCK, motiline làm tăng co bóp; secretin,glucagon GIP, VIP, somatostatin làm giảm co bóp dạ dày.Kết quả co bóp của dạ dày là nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn vàtống xuống ruột.+ Chức năng bài tiết:Dạ dày mỗi ngày bài tiết 1-1,5 lít dịch vị: protein của huyết tương (đặc biệt làalbumin, globulin miễn dịch), enzym (pepsinozen và pepsin), glycoprotein, yếu tốnội (glycoprotein chứa ít glucid) và axid. Sự bài tiết dịch vị cũng chịu ảnh hưởng:- Tác động của thần kinh phế vị: nó tác động trực tiếp đến vùng thân dạ dày, làmtăng tự mẫn cảm của các tế bào dạ dày đối với gastrin; kết quả l àm bài tiết dịchgiàu pepsin.- Yếu tố thể dịch: chủ yếu gastrin. Gastrin kích thích b ài tiết HCl và yếu tố nộigastrin có tác dụng chọn lọc lên niêm mạc vùng thân dạ dày và ruột đầu bằng cáchlàm tăng sự phát triển tế bào. Ngoài gastrin một số nội tiết tố khác cũng kích thíchbài tiết axid: CCK, PZ, GGRP (gastrin dạ dày giải phóng polypeptid), secretin,glucagon, calcitonin đều có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị.- Sự bài tiết dịch diễn ra qua 3 giai đoạn:. Giai đoạn vỏ não: vai trò thần kinh-thể dịch.. Giai đoạn dạ dày: dạ dày bị kích thích bởi thức ăn, bởi sự căng vùng thân và hangvị. Hoặc dạ dày bị ức chế, H+ kìm hãm sự giải phóng gastrin.. Giai đoạn ruột: giãn tá tràng sẽ gây tăng bài tiết.+ Chức năng tiêu hoá:HCl có tác dụng hoạt hoá các men tiêu hoá, điều chỉnh đóng mở môn vị và kíchthích bài tiết dịch tụy.Chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của chính dịch vị.Pepsinogen với sự có mặt của HCl sẽ phân chia protein thành các polypeptid vàlàm đông sữa. Yếu tố nội sinh có tác dụng làm hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũngsản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.2.Triệu chứng học dạ dày.2.1. Triệu chứng lâm sàng:+ Triệu chứng cơ năng:- Đau bụng vùng thượng vị:. Đau có chu kỳ (loét dạ dày, loét tá tràng), đau không chu kỳ (đau do viêm dạdày-tá tràng hoặc ung thư dạ dày).. Đau có lan xuyên (loét dạ dày lan lên trên và sang trái), loét hành tá tràng (lan rasau lưng và sang phải).. Liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ănvào hết đau.- Kém ăn:. Là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn), cũng có thể donguyên nhân khác (bệnh gan, bệnh thận …).. Lâm sàng chia 2 loại: loại kém ăn giảm lực (dyspepsie hypost ...

Tài liệu được xem nhiều: