Triệu chứng tâm thần học - BS Phạm Thị Minh Châu
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 272.10 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Triệu chứng tâm thần học do BS Phạm Thị Minh Châu biên soạn với mục tiêu giúp người học hiểu được các đặc điểm của triệu chứng, nắm được và định danh được các triệu chứng tâm thần, phân biệt được ảo giác và ảo tưởng, phân biệt được định kiến và hoang tưởng, xác định được triệu chứng âm tính và dương tính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng tâm thần học - BS Phạm Thị Minh ChâuTRIỆU CHỨNG HỌC TÂM THẦNBS. PHẠM THỊ MINH CHÂU MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Hiểu được các đặc điểm của triệu chứng 2. Nắm được và định danh được các triệu chứng tâm thần 3. Phân biệt được ảo giác và ảo tưởng 4. Phân biệt được định kiến và hoang tưởng 5. Xác định được triệu chứng âm tính và dương tính ĐẶC ĐIỂM CHUNG Hoạt động của trí não là một hoạt động tâm thần thống nhất, có liên quan chặt chẽ với nhau và luôn luôn biến đổi theo từng thời gian hoặc theo các kích thích tiếp nhận. Hoạt động này trong bệnh lý tâm thần cũng thay đổi và có đặc điểm tính chất riêng tùy theo loại bệnh và tùy theo giai đoạn của bệnh lý. Điểm đặc biệt của bệnh lý tâm thần là triệu chứng bệnh hay thay đổi, theo thời gian, hoàn cảnh và trạng thái bệnh nhân lúc tiếp xúc, theo đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, lứa tuổi, tầng lớp xã hội, và trình độ học vấn, và theo tính cách của bệnh nhân. Một đặc điểm khác đáng chú ý là quan điểm về bệnh tâm thần của cộng đồng và xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến cách bệnh nhân và thân nhân mô tả/ trình bày về triệu chứng bệnh lý. Do vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh và đánh giá mức độ bệnh phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của thầy thuốc, và phải được kết hợp từ nhiều nguồn thông tin: từ phỏng vấn bệnh nhân, thăm khám, cận lâm sàng, và thông tin từ người nhà và những người chung quanh có liên quan nếu cần thiết. BỆNH HỌC TÂM THẦN Mô tả khách quan các trạng thái bất thường có ý thức và hành vi về tâm thần có thẩ nhận thấy được của bệnh nhân, nhằm là sáng tỏ tính chất cơ bản của các trải nghiệm tâm thần bệnh lý. Bệnh học tâm thần bắt đầu bằng sự mô tả của bệnh nhân về các trải nghiệm tâm thần của cá nhân bệnh nhân và các quan sát của bác sĩ về hành vi của bệnh nhân. Các rối loạn tâm thần thường được chẩn đoán khi có sự hiện diện của một nhóm các triệu chứng được xác định rõ. RỐI LOẠN Ý THỨC: - Ý thức u ám: trong khoảng bắt đầu có biểu hiện giảm ý thức đến ngủ gà rõ rệt. Bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ các kích thích, giảm khả năng tập trung chú ý và trí nhớ, rối loạn định hướng lực, tư duy lộn xộn. - Sững sờ: trong tâm thần học, triệu chứng này được xác định là bất động, không nói, và không đáp ứng, nhưng vẫn còn nhận biết qua đôi mắt mở và theo dõi các sự vật xung quanh. Các phản xạ bình thường, duy trì được tư thế nghỉ.- Lú lẫn: bệnh nhân có các phản ứng không phù hợp với các kích thích bên ngoài: có rối loạn định hướng lực về thời gian, không gian và xung quanh. Thuật ngữ lú lẫn còn được sử dụng trong rối loạn tư duy để chỉ sự mất khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt. - Sảng: Trạng thái lú lẫn cấp, khởi đầu đột ngột. Có thể có các biểu hiện: rối loạn tập trung và chú ý, ảo giác và hoang tưởng, rối loạn giấc ngủ và rối loạn thần kinh tự chủ. Kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng vận động (bứt rứt, run giật cơ) và các rối loạn thần kinh thực dao động và trầm trọng hơn vào ban đêm. - Trạng thái hoàng hôn: ý thức bị thu hẹp, ảo giác xuất hiện trong một thời gian ngắn và kết thúc đột ngột. Trong trạng thái này bệnh nhân có thể có các hành vi nguy hiểm cho bệnh nhân và người xung quanh; sau khi ra khỏi trạng thái này bệnh nhân không nhớ. - Hôn mê. RỐI LOẠN TẬP TRUNG VÀ CHÚ Ý: Chú ý: là khả năng hướng vào một vấn đề cần giải quyết. Tập trung: là khả năng duy trì tâm điểm chú ý. Rối loạn tập trung chú ý có thể bị rối loạn trong rối loạn khí sắc (lo âu, trầm cảm), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), và các rối loạn thực thể, sảng và sa sút tâm thần. RỐI LOẠN VỀ CẢM GIÁC (sensation): 1. ĐỊNH NGHĨA: Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật khách quan/ kích thích tác động trực tiếp lên cơ quan thụ cảm tương ứng. Phản ánh những trạng thái bên trong cơ thể (nóng ruột, cồn cào, khó thở..) 2. PHÂN LOẠI: a. Tăng cảm giác: tăng tính thụ cảm đối với các kích thích bên ngoài, người bệnh tiếp thu kích thích một cách sâu sắc, mãnh liệt. Vd: ánh sáng thông thường làm người bệnh rất chói mắt, các màu sắc trở nên rực rỡ, mùi trở nên nồng đậm b. Giảm cảm giác: giảm tính thụ cảm với các kích thích bên ngoài, người bệnh tiếp thu sự vật một cách lờ mờ, không rõ rệt. c. Loạn cảm giác bản thể: cảm giác đa dạng, khó chịu và nặng nề, khu trú không rõ ràng trong cơ quan nội tạng. RỐI LOẠN VỀ TRI GIÁC (perception) 1. ĐỊNH NGHĨA: Quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh sự vật hiện tượng một cách toàn vẹn (do trong quá trình tri giác ta thường sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc) 2. PHÂN LOẠI: a. Ảo tưởng:- Định nghĩa: tri giác sai lầm về sự vật hiện tượng có thật trong thực tế khách quan. - Ví dụ: nhìn cái áo trong góc phòng tưởng là có người đứng, cầm trúng sợi dây lại tưởng là con rắn. - Gặp trong các trường hợp: khi mức độ kích thích giác quan bị giảm (ánh sáng lờ mờ, ngái ngủ), khi không tập trung chú ý vào giác quan liên quan, khi bị giảm mức độ ý thức (bệnh nhân trong tình trạng sảng) hoặc khi đang trong trạng thái cảm xúc mạnh. b. Ảo giác: - Định nghĩa: tri giác như có thật về một sự vật hiện tượng không hề có trong thực tế khác quan, người bệnh cho là đúng, không thể phê phán. - Ví dụ: bệnh nhân nhìn thấy Phật, Chúa hiện ra, bệnh nhân nghe được giọng nói của Lee Min Ho cầu hôn với bệnh nhân - Phân loại: Theo hình thức: Thô sơ: chưa hình thành kết cấu, hình thái, không rõ rệt (vd: thấy một tia sáng xẹt qua, nghe được một âm thanh gì đó) Phức tạp: hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian. Theo nhận thức, thái độ người bệnh: Ảo giác thật: có nguồn gốc từ bên ngoài, không phân biệt được sự vật với ảo giác. Ảo giác giả: có nguồn gốc bên trong, người bệnh tiếp nhận thông qua ý nghĩ. Theo giác quan: Ảo thanh: gặp ở bệnh nhân loạn thần, thường ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi. (vd: bệnh nhân nghe tiếng người nói bảo bệnh nhân phải đi đánh người và bệnh nhân làm theo) Các ảo thanh thường gặp: ảo thanh mệnh lệnh, ảo thanh bình phẩm, ảo thanh đe dọa.. Ảo thị: triệu chứng thường gặp thứ hai sau ảo thanh (vd: bệnh nhân thấy Phật/Chúa hiện ra). Thường gặp trong b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng tâm thần học - BS Phạm Thị Minh ChâuTRIỆU CHỨNG HỌC TÂM THẦNBS. PHẠM THỊ MINH CHÂU MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Hiểu được các đặc điểm của triệu chứng 2. Nắm được và định danh được các triệu chứng tâm thần 3. Phân biệt được ảo giác và ảo tưởng 4. Phân biệt được định kiến và hoang tưởng 5. Xác định được triệu chứng âm tính và dương tính ĐẶC ĐIỂM CHUNG Hoạt động của trí não là một hoạt động tâm thần thống nhất, có liên quan chặt chẽ với nhau và luôn luôn biến đổi theo từng thời gian hoặc theo các kích thích tiếp nhận. Hoạt động này trong bệnh lý tâm thần cũng thay đổi và có đặc điểm tính chất riêng tùy theo loại bệnh và tùy theo giai đoạn của bệnh lý. Điểm đặc biệt của bệnh lý tâm thần là triệu chứng bệnh hay thay đổi, theo thời gian, hoàn cảnh và trạng thái bệnh nhân lúc tiếp xúc, theo đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, lứa tuổi, tầng lớp xã hội, và trình độ học vấn, và theo tính cách của bệnh nhân. Một đặc điểm khác đáng chú ý là quan điểm về bệnh tâm thần của cộng đồng và xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến cách bệnh nhân và thân nhân mô tả/ trình bày về triệu chứng bệnh lý. Do vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh và đánh giá mức độ bệnh phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của thầy thuốc, và phải được kết hợp từ nhiều nguồn thông tin: từ phỏng vấn bệnh nhân, thăm khám, cận lâm sàng, và thông tin từ người nhà và những người chung quanh có liên quan nếu cần thiết. BỆNH HỌC TÂM THẦN Mô tả khách quan các trạng thái bất thường có ý thức và hành vi về tâm thần có thẩ nhận thấy được của bệnh nhân, nhằm là sáng tỏ tính chất cơ bản của các trải nghiệm tâm thần bệnh lý. Bệnh học tâm thần bắt đầu bằng sự mô tả của bệnh nhân về các trải nghiệm tâm thần của cá nhân bệnh nhân và các quan sát của bác sĩ về hành vi của bệnh nhân. Các rối loạn tâm thần thường được chẩn đoán khi có sự hiện diện của một nhóm các triệu chứng được xác định rõ. RỐI LOẠN Ý THỨC: - Ý thức u ám: trong khoảng bắt đầu có biểu hiện giảm ý thức đến ngủ gà rõ rệt. Bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ các kích thích, giảm khả năng tập trung chú ý và trí nhớ, rối loạn định hướng lực, tư duy lộn xộn. - Sững sờ: trong tâm thần học, triệu chứng này được xác định là bất động, không nói, và không đáp ứng, nhưng vẫn còn nhận biết qua đôi mắt mở và theo dõi các sự vật xung quanh. Các phản xạ bình thường, duy trì được tư thế nghỉ.- Lú lẫn: bệnh nhân có các phản ứng không phù hợp với các kích thích bên ngoài: có rối loạn định hướng lực về thời gian, không gian và xung quanh. Thuật ngữ lú lẫn còn được sử dụng trong rối loạn tư duy để chỉ sự mất khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt. - Sảng: Trạng thái lú lẫn cấp, khởi đầu đột ngột. Có thể có các biểu hiện: rối loạn tập trung và chú ý, ảo giác và hoang tưởng, rối loạn giấc ngủ và rối loạn thần kinh tự chủ. Kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng vận động (bứt rứt, run giật cơ) và các rối loạn thần kinh thực dao động và trầm trọng hơn vào ban đêm. - Trạng thái hoàng hôn: ý thức bị thu hẹp, ảo giác xuất hiện trong một thời gian ngắn và kết thúc đột ngột. Trong trạng thái này bệnh nhân có thể có các hành vi nguy hiểm cho bệnh nhân và người xung quanh; sau khi ra khỏi trạng thái này bệnh nhân không nhớ. - Hôn mê. RỐI LOẠN TẬP TRUNG VÀ CHÚ Ý: Chú ý: là khả năng hướng vào một vấn đề cần giải quyết. Tập trung: là khả năng duy trì tâm điểm chú ý. Rối loạn tập trung chú ý có thể bị rối loạn trong rối loạn khí sắc (lo âu, trầm cảm), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), và các rối loạn thực thể, sảng và sa sút tâm thần. RỐI LOẠN VỀ CẢM GIÁC (sensation): 1. ĐỊNH NGHĨA: Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật khách quan/ kích thích tác động trực tiếp lên cơ quan thụ cảm tương ứng. Phản ánh những trạng thái bên trong cơ thể (nóng ruột, cồn cào, khó thở..) 2. PHÂN LOẠI: a. Tăng cảm giác: tăng tính thụ cảm đối với các kích thích bên ngoài, người bệnh tiếp thu kích thích một cách sâu sắc, mãnh liệt. Vd: ánh sáng thông thường làm người bệnh rất chói mắt, các màu sắc trở nên rực rỡ, mùi trở nên nồng đậm b. Giảm cảm giác: giảm tính thụ cảm với các kích thích bên ngoài, người bệnh tiếp thu sự vật một cách lờ mờ, không rõ rệt. c. Loạn cảm giác bản thể: cảm giác đa dạng, khó chịu và nặng nề, khu trú không rõ ràng trong cơ quan nội tạng. RỐI LOẠN VỀ TRI GIÁC (perception) 1. ĐỊNH NGHĨA: Quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh sự vật hiện tượng một cách toàn vẹn (do trong quá trình tri giác ta thường sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc) 2. PHÂN LOẠI: a. Ảo tưởng:- Định nghĩa: tri giác sai lầm về sự vật hiện tượng có thật trong thực tế khách quan. - Ví dụ: nhìn cái áo trong góc phòng tưởng là có người đứng, cầm trúng sợi dây lại tưởng là con rắn. - Gặp trong các trường hợp: khi mức độ kích thích giác quan bị giảm (ánh sáng lờ mờ, ngái ngủ), khi không tập trung chú ý vào giác quan liên quan, khi bị giảm mức độ ý thức (bệnh nhân trong tình trạng sảng) hoặc khi đang trong trạng thái cảm xúc mạnh. b. Ảo giác: - Định nghĩa: tri giác như có thật về một sự vật hiện tượng không hề có trong thực tế khác quan, người bệnh cho là đúng, không thể phê phán. - Ví dụ: bệnh nhân nhìn thấy Phật, Chúa hiện ra, bệnh nhân nghe được giọng nói của Lee Min Ho cầu hôn với bệnh nhân - Phân loại: Theo hình thức: Thô sơ: chưa hình thành kết cấu, hình thái, không rõ rệt (vd: thấy một tia sáng xẹt qua, nghe được một âm thanh gì đó) Phức tạp: hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian. Theo nhận thức, thái độ người bệnh: Ảo giác thật: có nguồn gốc từ bên ngoài, không phân biệt được sự vật với ảo giác. Ảo giác giả: có nguồn gốc bên trong, người bệnh tiếp nhận thông qua ý nghĩ. Theo giác quan: Ảo thanh: gặp ở bệnh nhân loạn thần, thường ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi. (vd: bệnh nhân nghe tiếng người nói bảo bệnh nhân phải đi đánh người và bệnh nhân làm theo) Các ảo thanh thường gặp: ảo thanh mệnh lệnh, ảo thanh bình phẩm, ảo thanh đe dọa.. Ảo thị: triệu chứng thường gặp thứ hai sau ảo thanh (vd: bệnh nhân thấy Phật/Chúa hiện ra). Thường gặp trong b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Triệu chứng tâm thần học Đặc điểm của triệu chứng tâm thần Bệnh học tâm thần Rối loạn ý thức Rối loạn về tập trung Rối loạn về cảm xúcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn biến tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol
4 trang 26 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học sọ não của bệnh nhồi máu não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 trang 26 0 0 -
Một số yếu tố liên quan sảng rượu
8 trang 23 0 0 -
Giáo trình Tâm thần học: Phần 1
91 trang 20 0 0 -
24 trang 19 0 0
-
Cẩm nang chuyên khoa thần kinh: Phần 1
272 trang 18 0 0 -
Tình trạng tổn thương thần kinh trong bệnh giảm áp cấp tính thể thần kinh
9 trang 18 0 0 -
Nhận xét về cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại khoa cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn
9 trang 17 0 0 -
270 trang 16 0 0
-
Tiếp cận và xử trí bệnh nhân khó thở cấp
7 trang 16 0 0