Danh mục

Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch – Phần 2

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu triệu chứng thực thể bệnh tim mạch – phần 2, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch – Phần 2 Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch – Phần 22.4.5. Một số bất thường khi nghe tim:+ Thay đổi cường độ tiếng tim:- Một số trường hợp tiếng tim giảm cường độ như: người béo, ngực dày, viêm cơtim, tràn dịch màng ngoài tim...- T1 mờ hoặc mất: hở van 2 lá và 3 lá, viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim...- T1 đanh ở mỏm tim gặp ở bệnh nhân bị hẹp lỗ van 2 lá do van xơ cứng, thất tráiít máu nên bóp nhanh và mạnh gây ra van 2 lá đóng nhanh và mạnh.- T2 đanh và tách đôi ở van động mạch chủ và phổi khi tăng hu yết áp, tăng áp lựcđộng mạch phổi; T2 giảm cường độ khi hở hoặc hẹp lỗ van động mạch chủ vàphổi ...+ Tiếng thổi được phát ra khi dòng máu đi từ một chỗ rộng qua một chỗ hẹp đếnchỗ rộng, tạo ra dòng xoáy. Có tiếng thổi tâm thu (khi mạch nẩy) và thổi tâmtrương (khi mạch chìm); tiếng thổi chức năng, tiếng thổi thực thể.- Tiếng thổi chức năng: van tim không bị tổn th ương, thường do giãn các buồngtim, giảm độ nhớt của máu hoặc thay đổi lưu lượng máu.. Thổi tâm thu do hở van 3 lá cơ năng: thường gặp ở người hẹp lỗ van 2 lá hoặcbệnh tim-phổi mãn tính gây giãn thất phải làm giãn vòng van 3 lá. Tiếng thổi tâmthu này nghe thấy ở mũi ức, nghiệm pháp Rivero-Carvalho (+).. Thổi tâm thu ở van động mạch phổi do hẹp lỗ van động mạch phổi cơ năng ởbệnh nhân thông liên nhĩ. Do máu từ nhĩ trái sang nhĩ phải làm lượng máu ở thấtphải tăng lên gây hẹp động mạch phổi cơ năng.. Thổi tâm thu ở ổ van động mạch chủ trong bệnh hở van động mạch chủ đ ơnthuần do lượng máu qua van động mạch chủ quá lớn gây hẹp động mạch chủ cơnăng còn gọi là thổi tâm thu đi kèm. Thổi tâm thu ở van động mạch chủ và van 2 lá do thiếu máu, máu loãng giảm độnhớt, tốc độ máu qua van nhanh và do giãn thất trái gây hở van 2 lá cơ năng.. Thổi tâm thu cơ năng có thể nghe được ở ổ van 2 lá, ổ van động mạch chủ doviêm cơ tim, tăng huyết áp, nhiễm độc hocmon giáp trạng.... Tiếng thổi tâm trương ở ổ van động mạch phổi do hở van động mạch phổi cơnăng (tiếng thổi Graham-Steel) khi hẹp lỗ van 2 lá làm thất phải giãn ra gây giãnvòng van động mạch phổi.. Tiếng thổi tâm trương ở mỏm tim (rùng Flint-Austin) gặp ở bệnh nhân hở vanđộng mạch chủ (do dòng máu từ động mạch chủ trở về thất trái làm cho lá trướcngoài van 2 lá không mở rộng được gây hẹp lỗ van 2 lá cơ năng, đồng thời dòngmáu trào ngược này hoà trộn cùng dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái gây tiếngrùng Flint-Austin).. Rung tâm trương ở mỏm trên bệnh nhân u nhầy nhĩ trái có đặc điểm thay đổicường độ theo tư thế bệnh nhân do thay đổi tư thế làm u nhầy chèn vào vị trí lỗvan khác nhau.- Tiếng thổi thực thể thường gặp các tiếng sau:. Tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim do hở van 2 lá: vì có một dòng máu phụt ngược từthất trái lên nhĩ trái ở thời kỳ tâm thu. Tiếng thổi có đặc điểm thô ráp, nh ư phụt hơinước, lan ra nách trái (nếu tổn thương lá van trước ngoài van 2 lá), lan ra sau lưng(nếu tổn thương lá van sau trong). Cường độ tiếng thổi thường mạnh, hay có rungmiu tâm thu.. Tiếng thổi tâm thu ở vùng van động mạch chủ do hẹp lỗ van động mạch chủ.Tiếng thổi có đặc điểm cường độ mạnh, lan lên hố thượng đòn và động mạch cảnhhai bên, thường có rung miu tâm thu.. Tiếng thổi tâm thu ở vùng van động mạch phổi do hẹp lỗ van động mạch phổi(do dòng máu đi qua chỗ hẹp), có cường độ khá mạnh.. Tiếng thổi tâm thu ở liên sườn 3-4 cạnh ức trái do thông liên thất (do máu từ thấttrái qua lỗ thông sang thất phải): cường độ mạnh, lan rộng ra xung quanh theohình nan hoa, thường lan quá bờ phải xương ức.. Tiếng rùng tâm trương ở mỏm tim do hẹp lỗ van 2 lá: máu từ nhĩ trái qua van 2 lábị hẹp nên xoáy mạnh, đập vào các cột dây chằng. Tiếng rùng tâm trương cócường độ mạnh, có thể có rung miu, âm sắc như vê dùi trống, nghe rõ hơn ở tư thếnằm nghiêng trái.. Thổi tâm trương ở vùng van động mạch chủ và liên sườn III cạnh ức trái do hởvan động mạch chủ: máu từ động mạch chủ trào về thất trái. Tiếng thổi có đặcđiểm: nhẹ nhàng, êm dịu, nghe xa xăm; lan xuống mũi ức hoặc mỏm tim, nghe rõhơn ở tư thế ngồi cúi mình ra trước.. Thổi tâm trương ở vùng van động mạch phổi do hở van động mạch phổi: máu từđộng mạch phổi trào về thất phải ở thời kỳ tâm trương. Tiếng thổi này nghe nhẹnhàng, êm dịu.. Tiếng thổi liên tục ở bệnh nhân tồn tại ống động mạch: do dòng máu chảy xoáytừ động mạch chủ sang động mạch phổi qua ống động mạch cả thời kỳ tâm thu v àtâm trương; tiếng thổi mạnh, nghe rõ nhất ở liên sườn 2-3 và dưới xương đòn trái,thường có rung miu tâm thu hoặc rung miu liên tục, mạnh lên ở thời kỳ tâm thu.Lưu ý: các tiếng thổi trên có thể thay đổi hoặc mất đi khi có các bệnh van tim phốihợp và thay đổi theo giai đoạn bệnh...+ Một số tiếng bất thường khác:- Tiếng cọ màng ngoài tim: do lá thành và lá tạng của màng ngoài tim không cònnhẵn do bị viêm nên khi cọ vào nhau trong khi tim hoạt động đã tạo ra tiếng cọ sộtsoạt, thô ráp như xát hai miếng lụ ...

Tài liệu được xem nhiều: