Danh mục

Trở lại vấn đề nguồn gốc truyện Kiều

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.71 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tổng thuật các thành tựu nghiên cứu trước nay về “Kim Vân Kiều” để một lần nữa giải quyết rốt ráo vấn đề nguồn gốc “Truyện Kiều” nêu trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trở lại vấn đề nguồn gốc truyện Kiều TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 9-26 TRỞ LẠI VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU Đoàn Lê Gianga*a Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: doanlegiang@yahoo.com Lịch sử bài báo Nhận ngày 06 tháng 02 năm 2021 | Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 03 năm 2021 Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 Tóm tắt Trong lời tựa bản dịch “Kim Vân Kiều Thanh Tâm Tài Tử” của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm (Tô, 1971, tr. 5) có đưa ra một nghi vấn là phải chăng “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Tử “là của một nhà nho Việt Nam về sau đã dựa theo cuốn thơ “Đoạn trường tân thanh” mà soạn thảo, chứ không phải gốc ở bên Tàu.” Với thành quả sưu tầm, khảo cứu các văn bản còn nằm trong các văn khố trong và ngoài nước suốt mấy chục năm qua, vấn đề tưởng đã được giải quyết xong. Thế nhưng vấn đề ấy lại được đặt ra gần đây. Cùng với việc giới thiệu những tư liệu chúng tôi mới sưu tầm ở nước ngoài, bài viết này tổng thuật các thành tựu nghiên cứu trước nay về “Kim Vân Kiều” để một lần nữa giải quyết rốt ráo vấn đề nguồn gốc “Truyện Kiều” nêu trên. Từ khóa: Kim Vân Kiều truyện; Nguyễn Du; Thanh Tâm Tài Nhân; Thanh Tâm Tài Tử; Truyện Kiều. DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.11.2.861(2021) Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 9 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] RE-EXAMINING THE ORIGIN OF THE TALE OF KIEU Doan Le Gianga* a The Faculty of Vietnamese Studies, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam * Corresponding author: Email: doanlegiang@yahoo.com Article history Received: February 6th, 2021 | Accepted: March 12th, 2021 Available online: April 16th, 2021AbstractIn the preface of the book “Kim Van Kieu Thanh Tam Tai Tu” – a Vietnamese translationof the novel “The Tale of Jin Yun Qiao” (金雲翹傳 Kim Van Kieu truyen) – published in1971, the translator To Nam Nguyen Dinh Diem suggested that the novel “Kim Van Kieutruyen” was not created by a Chinese writer but could have been composed by aVietnamese Confucian scholar based on Nguyen Du’s verse story “Doan truong tanthanh” (A New Cry from a Broken Heart – the official title of “The Tale of Kieu”). Thissuggestion seems to have been proved incorrect by many textual studies inside and outsideVietnam. However, the topic has been revived recently. This article presents acomprehensive literature review about “The Tale of Jin Yun Qiao”, adding moredocuments that we have recently collected in foreign countries, to give a firm conclusionabout the origin of “The Tale of Kieu”.Keywords: Nguyen Du; Thanh Tam Tai Nhan; Thanh Tam Tai Tu; The Tale of Jin YunQiao; The Tale of Kieu.DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.11.2.861(2021)Article type: (peer-reviewed) Full-length research articleCopyright © 2021 The author(s).Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 10 Đoàn Lê Giang1. MỞ ĐẦU Trong lời tựa bản dịch Kim Vân Kiều Thanh Tâm Tài Tử của Tô Nam NguyễnĐình Diệm có đưa ra một nghi vấn là phải chăng Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử“là của một nhà nho Việt Nam về sau đã dựa theo cuốn thơ Đoạn trường tân thanh màsoạn thảo, chứ không phải gốc ở bên Tàu.” (Tô, 1971, tr. 5). Với thành quả sưu tầm,khảo cứu các văn bản còn nằm trong các văn khố trong và ngoài nước suốt mấy chụcnăm qua, vấn đề tưởng đã được giải quyết xong. Thế nhưng vấn đề ấy lại được đặt ragần đây. Báo Tuổi trẻ ngày 17 tháng 9 năm 2020 có tổng thuật ý kiến của ông Lê Nghịvà nhóm trình bày ở Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội) vào đầu tháng 8 năm 2020 với ýtưởng chung là: “Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới làgốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Namngười ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc.” (Thái & Sơn, 2020). Để bác bỏ những quan điểm này, trong bài viết này chúng tôi sử dụng hai nguồntư liệu: • Một là, những tư liệu Hán Nôm của Việt Nam thế kỷ XIX đã nhắc tới Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc từ sớm và liên tục ...

Tài liệu được xem nhiều: