Danh mục

Trồng mây theo quy trình cải tiến

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.87 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Cây mây có nguồn gốc từ bao đời nay, mọc tự nhiên trong rừng và trong vườn hộ, con người chỉ biết lợi dụng cái sẵn có để khai thác mà chưa chú ý đến các biện pháp kỹ thuật như đầu tư thâm canh hoặc trồng với mật độ cao. Nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng mây theo quy trình cải tiếnTrồng mây theo quy trình cải tiếnMây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộccác chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đớicủa châu Á, châu Úc, châu Phi.Cây mây có nguồn gốc từ bao đời nay, mọc tự nhiên trongrừng và trong vườn hộ, con người chỉ biết lợi dụng cái sẵn cóđể khai thác mà chưa chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhưđầu tư thâm canh hoặc trồng với mật độ cao. Nguồn nguyênliệu ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu dùng và xuấtkhẩu ngày càng lớn. Bởi vậy trồng mây nếp theo qui trình cảitiến đòi hỏi phải thực hiện mới đáp ứng được nguồn nguyênliệu. Trong những năm qua, tỉnh có nhiều chính sách trợ giágiống, xây dựng dự án và các mô hình trồng mây ở các huyệnnhư Thanh Chương, Đô Lương, Tân kỳ, Anh Sơn, TươngDương và một số huyện khác.Hiện tại hội làm vườn huyện Tân kỳ đã phối hợp với hội làmvườn các xã như: Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, Kỳ Tân, NghĩaKhánh, Nghĩa Hành, Thị trấn Tân Kỳ, đang triển khai phongtrào trồng mây với qui mô hàng chục ha và hàng trăm vạncây. Ngoài kỹ thuật trồng mây thông thường ra, để đạt đượchiệu quả kinh tế cao theo qui trình cải tiến, chúng tôi giớithiệu với bà con và các nhà kỹ thuật cần chú ý thêm một sốđiểm sau:- Gieo ươm cây giống: cây giống có thể gieo ươm từ hạt hoặctách chổi từ các gốc cây mẹ để trồng khi cây đã có từ 3-4 láthật, thân cây bắt đầu có gai nhỏ, cao 12-15 cm khỏe mạnh(tức 16-18 tháng tuổi)- Thời vụ trồng: có thể trồng mây được quanh năm, nếu chủđộng được nguồn cây giống và điều kiện khí hậu, thời tiếtthuận lợi. Tuy nhiên với điều kiện như chúng ta nên trồngvào vụ xuân và vụ thu là tốt nhất.- Trồng chuyên canh: đất đồi và đất cấy cưỡng, lên luốngrộng 1,5 m, trên luống trồng thành 3 hàng kép theo hình nanhsấu cách nhau 50 cm, cây cách cây 50 cm.+ Mật độ: từ 45.000 -50.000 cây/ ha, luống này cách luốngkia 1m để tiện lợi cho việc đi lại, chăm sóc và thu hoạch. Vớiqui trình trồng cải tiến là trồng 3 hàng kép kết hợp với việccắt tỉa cành thường xuyên thì sẽ giúp cho cây sinh trưởng vàphát triển tốt, không bị đổ; rút ngắn thời gian từ chỗ 4-5 nămxuống chỉ còn 2,5- 3 năm là thu hoạch lứa đầu, năng suấtmây sợi tăng gấp 2-3 lần, hiệu quả và lợi nhuận sẽ cao hơn.Đặc biệt có 3 hàng kép dựa vào nhau để đỡ phải làm dàn haynẹp đỡ.+ Lượng phân bón: Nếu trồng 45.000 - 50.000 cây/ha thìlượng phân bón từ 2-3 tấn NPK + 100- 200 kg urê/ha/năm.Trồng đúng qui trình này sau 2,5 đến 3 năm sau sẽ cho thuhoạch sản phẩm, từ năm thứ 5 trở đi sẽ đạt năng suất trên 16tấn/ha/năm; với giá hiện nay 5.000- 6.000đ/kg như cũng thuđược xấp xỉ trên 80 triệu đồng/ha/năm.- Trồng xen canh dưới tán rừng: Cần lượng giống từ 16.000-20.000 cây/ha, lượng phân bón từ 1,5- 2 tấn NPK + 50-100kgurê/ha/năm. Sau 4-5 năm bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm vànăng suất đạt từ 3-5 tấn/ha/năm.-Trồng làm đường rào biên: Lượng cây giống từ 1.500-2.000cây/100m và cũng trồng thành 3 hàng kép.- Thu hoạch mây: chặt sát gốc cách mặt đất 10 cm với nhữngcây đủ tiêu chuẩn khai thác có chiều cao từ 3-4 m thì sẽ lấyđược sợi mây từ 2,5 - 3m. Bóc vỏ và lôi tách mây ra khỏikhóm một cách nhẹ nhàng để bảo vệ những cây còn lại trongkhóm. Vệ sinh xung quanh gốc mây, chặt bỏ cây nhỏ, yếu vàbón thêm phân, tủ gốc để dưỡng cây cho các lứa tiếp theoquanh năm.

Tài liệu được xem nhiều: