Danh mục

Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.70 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chào các cháu! Ta là bà Âu Cơ, vốn thuộc dòng Tiên, là con gái của Thần Nông, vị thần được Ngọc Hoàng giao cho việc đảm nhiệm việc trồng cấy trong trời đất. Hôm nay ta rất mừng được gặp các cháu sau hơn 4000 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt, chắc các cháu không khỏi băn khoăn khi hàng ngày các thầy cô giáo luôn nhắc nhở: Các thế hệ con cháu người Việt vốn thuộc dòng giống Rồng Tiên. Trên đất nước Việt Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Nam chí...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên Chào các cháu! Ta là bà Âu Cơ, vốn thuộc dòng Tiên, là con gái của Thần Nông, vị thần đượcNgọc Hoàng giao cho việc đảm nhiệm việc trồng cấy trong trời đất. Hôm nay ta rấtmừng được gặp các cháu sau hơn 4000 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt, chắccác cháu không khỏi băn khoăn khi hàng ngày các thầy cô giáo luôn nhắc nhở: Cácthế hệ con cháu người Việt vốn thuộc dòng giống Rồng Tiên. Trên đất nước ViệtNam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Nam chí Bắc đều là anh em con cháu một nhà.Bây giờ ta sẽ giúp các cháu hiểu điều sâu xa ấy qua một câu chuyện nhé. Thủa ấy, nước ta còn hoang sơ lắm, dân cư thưa thớt chứ chưa đông đúc nhưbây giờ. Con người và thiên nhiên sống thật hòa hợp và gần gũi với nhau. Lúc ấy, tamới độ 18 đôi mươi, ham thích hoa thơm, cỏ lạ. Nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiềucảnh đẹp, ta bèn cùng các tiên nữ giáng trần. Không ngờ hôm đó khi đang hái hoa bênbờ suối, ta bất ngờ gặp một chàng trai. Xem qua vóc dáng và cốt cách, không chừngchàng không phải người thường. Lại thêm vẻ khôi ngô tuấn tú khiến ta cùng các tiênnữ không giấu nổi sự ngượng ngùng. Buổi đầu gặp gỡ ta đã đem lòng cảm mến nhưngchẳng dám làm quen. Hôm sau ta lại ra hái hoa ở bãi ấy và thật như mong đợi, ta lại được gặp chàngtrai hôm trước. Qua trò chuyện, ta được biết, chàng ta là Lạc Long Quân, vốn thuộcgiống Rồng, là con của Long Vương. Sau vài lần trò chuyện, xem chừng chàng cũng thuận lòng. Ta và Lạc LongQuân đem lòng cảm mến và kết thành tình vợ chồng, cha mẹ ta ở thiên đình biếtchuyện nhưng vì thấy đôi trẻ hết mực yêu thương nên cũng bằng lòng cho ta sống tạicung điện Long Trang. Sống cùng Lạc Long Quân một thời gian thì ta có mang, vợ chồng mừng lắm,hồi hộp chờ ngày đứa bé chào đời. Chẳng ngờ lúc ta sinh cho thấy có một cái bọckhông hơn, hàng ngày ta ôm cái bọc mà trong lòng buồn rười rượi, nhưng thật maytrời cũng chiều lòng. Một hôm, ta vô cùng bất ngờ khi thấy một, rồi hai, rồi mười, rồicả trăm trứng cứ từ trong bọc lần lượt nở ra trăm người con mà đứa nào trông cũngkhôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ lạ thường. Long Quân hết sức vui mừng, hai vợ chồng suốtngày quấn quýt bên đàn con nhỏ. Đang sống yên vui, một hôm, thấy Long Quân vẻmặt buồn rầu ta bèn hỏi. Chàng có chuyện gì phiền muộn xin nói cho thiếp nghe để vợ chồng cùng chiasẻ. Lặng im một lúc, chàng trả lời, ta vốn định kết nghĩa suốt đời cùng nàng vớicác con ở Long Trang nhưng ngại vì phụ vương ngày một già yếu. Công việc ở Longcung ngoài ta ra không còn ai gánh vác. Hơn thế, ta với nàng, kẻ trên cạn, người quendưới nước, thật cùng có nhiều cái khác nhau. Ta định đem năm mươi con xuống biển,nàng đưa năm mươi con lên núi, vợ chồng ta tính kế dài lâu. Nàng thấy sao?. Ta nghe chàng nói thấy buồn lòng nhưng ngẫm ra cũng phải nên đành nghetheo. Đưa năm mươi con lên núi, ta cho con cả làm vua đóng đô ở đất Phong Châu,đời đời kế nghiệp đều lấy hiệu Hùng Vương. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đểtự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc : Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao…vớinhững phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú. Dù ít gặp nhau, nhưng ta và Long Quân không quên nghĩa cũ, mừng nhất làtrăm con luôn nhớ tình huynh đệ. Mỗi khi xảy ra binh lữa chúng lại hợp sức chungnhau đuổi kẻ thù. Các cháu ạ! Nguồn gốc tổ tiên của các cháu là như vậy đấy! Bởi thế người Việtta không lúc nào quên dòng giống và nghĩa đồng bào, như một nhà thơ sau này đãviết: Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm đâu làm đâu Cùng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Tài liệu được xem nhiều: