Danh mục

Trường cao đẳng địa phương với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 535.98 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương và tạo cơ hội để nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn phát triển của địa phương góp phần quan trọng vào sự phát triển giàu mạnh, bền vững của mỗi tỉnh thành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường cao đẳng địa phương với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số Nguyễn Đức Khiêm Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Đinh Thị Thúy Hường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Thế giới đương đại đang có những bước tiến chậm trước sự tác động khó lường của đại dịch Covid-19. Cùng với đó, sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại đang tác động đa chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực, đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động,..Trước thực tế đó, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà giáo dục và các cơ quan hoạch định chính sách về giáo dục đang hướng đến nền giáo dục số, xem đó là một giải pháp an toàn, chắc chắn trong giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế số và quá trình số hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ khóa: Nguồn nhân lực, kỷ nguyên số, cao đẳng địa phương. 1. Đặt vấn đề Thành tựu mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng số đã đặt nền tảng vững chắc cho khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhảy vọt, mở ra mô hình giáo dục mới: Mô hình giáo dục 4.0, đã, đang và sẽ thay đổi hoàn toàn cách giáo dục truyền thống trên phạm vi toàn cầu bằng cách tạo ra công cụ học tập mới, sinh viên có thể học trực tuyến tại nhà trên thiết bị điện tử thông minh thay vì phải đến lớp học trực tiếp...Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện và mang đến cơ hội giúp sinh viên học tập theo những cách thức hoàn toàn mới, dễ dàng ứng dụng và cá nhân hóa kiến thức nhờ những cộng đồng học tập trực tuyến khổng lồ khắp thế giới. Điều này, đã làm thay đổi vai trò, vị trí của giáo viên và mở ra không gian học tập, trải nghiệm mới mẻ, thú vị giúp tối ưu hóa đối đa quá trình dạy - học, mang lại những trải nghiệm sáng tạo cho cả người dạy và người học. Đồng thời, xóa nhòa khoảng cách trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục giữa các nước phát triển với các nước đang và chậm phát triển. 553 2. Nội dung 2.1. Nhân lực và nguồn nhân lực Nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lực con người - vấn đề quan trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu trong Chiến lược phát triển của cộng đồng quốc tế, bởi đây là nguồn lực nội sinh quyết định sức mạnh của quốc gia. Điều này, càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế dựa nhiều vào tri thức thì quốc gia nào có nguồn nhân lực trình độ cao càng có nhiều cơ hội để phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, bền vững và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Các lý thuyết về tăng trưởng gần đây đều khẳng định: động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững là yếu tố con người, là chất lượng nguồn nhân lực. Nhà tương lai học người Mỹ Alvintoffler có lý khi cho rằng: “Mọi nguồn nhân lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt chỉ riêng có trí tuệ là vô tận, bởi tri thức có tính chất không bao giờ hết”3. Khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau, theo từ điển Tiếng Việt, nhân lực là: “Sức người về mặt dùng trong lao động sản xuất. Huy động nhân lực. Nguồn nhân lực dồi dào”4. Dưới góc độ kinh tế nhân lực, các nhà khoa học cho rằng: “Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động”5. Khái niệm này nhấn mạnh khả năng đảm đương lao động chính của xã hội. Theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”6. Khái niệm này, được hiểu theo hai khía cạnh: (1). Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho phát triển, do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường; (2).Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia vào các quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực và trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Quan niệm này, về nguồn nhân lực được các ngành khoa học xã hội sử dụng khá phổ biến trong các lý thuyết về lao động xã hội và trong các cuộc điều tra lao động, 3. Nguyễn Văn Đễ (Chủ biên - 2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 - 2010, Nxb Hà Nội, tr.151. 4. Trung tâm từ điển học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.710. 5. Trần Xuân Cầu, Mai Q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: