Trường đại học cần làm gì để thực hiện 'học thật, thi thật, nhân tài thật'?
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 236.28 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Trường đại học cần làm gì để thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật”?" tập trung phân tích, luận giải góp phần làm rõ quan niệm về “học thật, thi thật, nhân tài thật”, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về cải cách chương trình đào tạo, đổi mới nội dung – phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động đánh giá người học trong các trường đại học nhằm hiện thực hóa chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường đại học cần làm gì để thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật”? TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” ? TS. Trần Mạnh Dũng* 1 Tóm tắt: Đối với các trường đại học, để thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật” cần quan tâm những nhân tố tác động, ảnh hưởng, trong đó nhân tố nội tại của nhà trường giữ vai trò quyết định. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, luận giải góp phần làm rõ quan niệm về “học thật, thi thật, nhân tài thật”, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về cải cách chương trình đào tạo, đổi mới nội dung – phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động đánh giá người học trong các trường đại học nhằm hiện thực hóa chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Từ khóa: Chất lượng đào tạo đại học, học thật, thi thật, nhân tài thật. MỞ ĐẦU Tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật” đối với ngành Giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo [1]. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhân loại đang chuyển mình mạnh mẽ sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Hơn bao giờ hết, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm giành lợi thế trong cạnh tranh đối với Việt Nam càng trở nên vô cùng cấp thiết. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải thực sự “học thật”, “thi thật” ở tất cả các bậc học, nhất là đối với bậc đào tạo đại học để có “nhân tài thật”. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng “đến học thật, thi thật, nhân tài thật”. Có những nhân tố ở tầm vĩ mô (chính sách đào tạo, sử dụng nhân tài; chính sách tuyển dụng lao động; văn hóa – đạo đức xã hội…), có những nhân tố ở tầm vi mô (môi trường đào tạo tại các nhà trường; yếu tố gia đình, bản thân người học…). Tựu chung lại, có thể phân ra những nhân tố bên ngoài nhà trường và những nhân tố bên trong nhà trường. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng để đào tạo nhân tài, nhưng đáng tiếc đây lại là khâu yếu trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Để tạo sự chuyển biến tích cực, mang tính cách mạng trong việc thực hiện chủ trương “học thật, thi thật, nhân * Học viện Ngân hàng. 706 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP tài thật” đối với các trường đại học cần triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó các giải pháp về đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động đánh giá người học là những giải pháp căn bản nhất. 1. Phát triển chương trình đào tạo đại học phù hợp thực tiễn Việt Nam, tiếp cận chuẩn mực quốc tế Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có rất nhiều việc phải làm. “Đối với bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng” [2]. Thực tế đã cho thấy, công tác phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) trong các trường đại học ở Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều trường đầu tư vào công việc này. CTĐT nhìn chung chưa có sự phân tách rõ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng, có trường quá tập trung vào lý thuyết; có trường lại quá tập trung vào trang bị kỹ năng thực hành, không có nền tảng kiến thức vững chắc… Để khắc phục những hạn chế trên cần thực hiện một số nội dung: Một là, cần phân tách chương trình định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, việc phân tách rõ mô hình đào tạo bao gồm: đại học ứng dụng và đại học nghiên cứu đã mang đến những hiệu quả thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội và giải quyết tốt bài toán việc làm sau khi ra trường. Ở Việt Nam sự phân tách này chưa thực sự rõ nét, theo đó CTĐT cũng vậy. CTĐT phần lớn còn mang tính hàn lâm, thiếu tính ứng dụng, không rõ nét định hướng nghề nghiệp. Bởi vậy sinh viên trong quá trình học tập không hứng thú, dễ nảy sinh việc học đối phó, khi ra trường thì không đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn, nghề nghiệp do thiếu kiến thức thực tiễn và kỹ năng thực hành cần thiết. Bởi vậy, phần lớn sinh viên sau tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung. Điều này thật sự gây khó khăn, lãng phí cho doanh nghiệp, cho người sử dụng lao động. Mô hình đào tạo đại học ứng dụng và đại học nghiên cứu cần được phân định rõ ràng giúp người học lựa chọn môi trường học tập phù hợp với khả năng và định hướng nghề ngh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường đại học cần làm gì để thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật”? TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” ? TS. Trần Mạnh Dũng* 1 Tóm tắt: Đối với các trường đại học, để thực hiện “học thật, thi thật, nhân tài thật” cần quan tâm những nhân tố tác động, ảnh hưởng, trong đó nhân tố nội tại của nhà trường giữ vai trò quyết định. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, luận giải góp phần làm rõ quan niệm về “học thật, thi thật, nhân tài thật”, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về cải cách chương trình đào tạo, đổi mới nội dung – phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động đánh giá người học trong các trường đại học nhằm hiện thực hóa chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Từ khóa: Chất lượng đào tạo đại học, học thật, thi thật, nhân tài thật. MỞ ĐẦU Tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật” đối với ngành Giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo [1]. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhân loại đang chuyển mình mạnh mẽ sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Hơn bao giờ hết, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm giành lợi thế trong cạnh tranh đối với Việt Nam càng trở nên vô cùng cấp thiết. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải thực sự “học thật”, “thi thật” ở tất cả các bậc học, nhất là đối với bậc đào tạo đại học để có “nhân tài thật”. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng “đến học thật, thi thật, nhân tài thật”. Có những nhân tố ở tầm vĩ mô (chính sách đào tạo, sử dụng nhân tài; chính sách tuyển dụng lao động; văn hóa – đạo đức xã hội…), có những nhân tố ở tầm vi mô (môi trường đào tạo tại các nhà trường; yếu tố gia đình, bản thân người học…). Tựu chung lại, có thể phân ra những nhân tố bên ngoài nhà trường và những nhân tố bên trong nhà trường. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng để đào tạo nhân tài, nhưng đáng tiếc đây lại là khâu yếu trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Để tạo sự chuyển biến tích cực, mang tính cách mạng trong việc thực hiện chủ trương “học thật, thi thật, nhân * Học viện Ngân hàng. 706 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP tài thật” đối với các trường đại học cần triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó các giải pháp về đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động đánh giá người học là những giải pháp căn bản nhất. 1. Phát triển chương trình đào tạo đại học phù hợp thực tiễn Việt Nam, tiếp cận chuẩn mực quốc tế Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có rất nhiều việc phải làm. “Đối với bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng” [2]. Thực tế đã cho thấy, công tác phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) trong các trường đại học ở Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều trường đầu tư vào công việc này. CTĐT nhìn chung chưa có sự phân tách rõ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng, có trường quá tập trung vào lý thuyết; có trường lại quá tập trung vào trang bị kỹ năng thực hành, không có nền tảng kiến thức vững chắc… Để khắc phục những hạn chế trên cần thực hiện một số nội dung: Một là, cần phân tách chương trình định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, việc phân tách rõ mô hình đào tạo bao gồm: đại học ứng dụng và đại học nghiên cứu đã mang đến những hiệu quả thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội và giải quyết tốt bài toán việc làm sau khi ra trường. Ở Việt Nam sự phân tách này chưa thực sự rõ nét, theo đó CTĐT cũng vậy. CTĐT phần lớn còn mang tính hàn lâm, thiếu tính ứng dụng, không rõ nét định hướng nghề nghiệp. Bởi vậy sinh viên trong quá trình học tập không hứng thú, dễ nảy sinh việc học đối phó, khi ra trường thì không đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn, nghề nghiệp do thiếu kiến thức thực tiễn và kỹ năng thực hành cần thiết. Bởi vậy, phần lớn sinh viên sau tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung. Điều này thật sự gây khó khăn, lãng phí cho doanh nghiệp, cho người sử dụng lao động. Mô hình đào tạo đại học ứng dụng và đại học nghiên cứu cần được phân định rõ ràng giúp người học lựa chọn môi trường học tập phù hợp với khả năng và định hướng nghề ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Giáo dục đại học Chất lượng đào tạo đại học Chương trình đào tạo đại học Đổi mới phương pháp dạy học đại họcTài liệu liên quan:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 473 0 0 -
10 trang 222 1 0
-
171 trang 216 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 215 0 0 -
27 trang 214 0 0
-
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 184 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 171 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 169 0 0 -
200 trang 160 0 0