Danh mục

Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An nâng cao chất lượng đào tạo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 718.34 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết với nội dung trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An nâng cao chất lượng đào tạo; xác định những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, quan tâm đến đội ngũ cán bộ giảng dạy, chất lượng giáo trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, liên kết trong đào tạo, cơ sở vật chất của đào tạo. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An nâng cao chất lượng đào tạoBAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Lê Văn Tề11. Đặt vấn đề Chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Nó không chỉlà điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” củamột cơ sở đào tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” được đào tạo và là độnglực của người học. Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lượng đào tạo – đặc biệt ở bậcĐại học – trở thành một nhu cầu vừa bức thiết trước mắt, vừa là định hướng cho tươnglai. Từ cách đặt vấn đề đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo, vàvới tất cả những ai quan tâm đến một sự nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt này. Trongbài này, tác giả đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của một đối tượng cụ thể:Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp (ĐHKTCN) Long An.2. Những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đào tạo, như đã được đề cập ở trên, rõràng không chỉ là trước mắt mà còn là lâu dài, là kết quả của nhiều cố gắng khác nhau.Tuy nhiên, khi đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, cần xác định những yếu tốnào chi phối đến chất lượng đào tạo. Theo tôi, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phảiquan tâm đến 6 yếu tố sau đây: 2.1 Chương trình đào tạo. Hiện nay trên thế giới tồn tại 3 xu hướng đào tạo, hướng vào các mục tiêu khácnhau: Hàn lâm, thực hành và kết hợp giữa hàn lâm và thực hành. Việc đào tạo theohướng nào là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và hiệu quả của nó đáp ứng đến mức nàođối với nhu cầu sử dụng chúng. Đối với chúng ta, xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, có trìnhđộ phát triển kinh tế ở mức thấp, thì việc đào tạo nguồn nhân lực không những đáp ứngnhu cầu sử dụng trong hiện tại mà còn tạo tiềm năng phát triển liên tục trong tương lai,1 PGS.TS – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An304HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌCVÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM”thích ứng với những phát triển chung của khoa học và công nghệ, của việc hoàn thiệnquan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc đàotạo nguồn nhân lực trước mắt cho nhu cầu sử dụng, lấy khả năng thực hành làm chỗ dựanhưng không thể coi nhẹ việc đào tạo lý thuyết theo hướng hàn lâm. Chính xác hơn, theotôi, chúng ta cần phải đi theo xu hướng vừa thực hành vừa theo hướng hàn lâm, trong đóthực hành là nhằm vào ứng dụng trong hiện tại và hàn lâm chính là nhằm vào hướngphát triển trong tương lai của người được đào tạo, và tùy thuộc vào bậc học. Ở bậc trungcấp và cao đẳng cần phải hết sức quan tâm đến khả năng thực hành và ở bậc đại học phảirất chú ý cả thực hành và các lý thuyết. Ở các nước công nghiệp phát triển hướng đào tạo ở các trường đại học thuộc cácnước khác nhau thường không giống nhau. Ở Hoa Kỳ, mặc dù là nước có nền kinh tếphát triển đứng đầu thế giới, thì hướng đào tạo của họ cũng không giống nhau ở cáctrường Đại học: Một số trường chú ý đến khả năng ứng dụng và thực hành, trong khi đó,một số trường khác lại hướng theo vừa hàn lâm vừa thực hành. Ở Pháp, xu hướng đàotạo của họ chủ yếu theo hướng hàn lâm. Trường ĐHKTCN Long An, với hướng đào tạo như đã được xác lập, bằng nhiềucố gắng liên tục khác nhau, đang theo đuổi mục tiêu đào tạo để đưa ra cho xã hội nhữngsản phẩm mang tính đặc thù. Tính đặc thù đó được hiểu là đào tạo sinh viên khi ratrường, không chỉ làm chủ được kiến thức chuyên ngành được đào tạo mà còn phải tạocho sinh viên những điều kiện cần thiết để họ có thể học tập suốt đời, và ngay nhữngngày còn đang học tại trường, phải biến quá trình đào tạo của nhà trường kết hợp vớiquá trình tự đào tạo của từng người, với các hình thức đào tạo thích hợp, có khả nănggắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế, giữa giảng đường và cơ sở sản xuất kinhdoanh. Để đạt được yêu cầu đó, bên cạnh những kiến thức và khả năng nghề nghiệp vàđược coi là nền tảng – phải rất coi trọng hướng tư duy của người học vào việc lập thânkhi ra trường – hướng từ sự ham thích làm giàu – làm giàu cho bản thân làm giàu chotập thể và làm giàu cho đất nước. Hơn thế nữa, nhà trường không chỉ gieo vào lòng sinhviên ý thức và lòng ham mê làm giàu, mà quan trọng hơn là cách làm giàu. Để đạt đượcđiều đó, phải kiên quyết và mạnh dạng đưa vào chương trình giáo dục những môn họcsát thực tế mà xã hội đang cần và sẵn sàng gạt bỏ những môn học xét thấy chưa thật cầnthiết. Tóm lại là phải có một cuộc “cách mạng” triệt để trong việc xây dựng chương trìnhđào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tạo điều kiện học tậpsuốt đời của ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: