Thông tin tài liệu:
Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.
.Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường phái lập thể
Trường phái lập thể
Tranh của Pablo Picasso
Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là
một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và
điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.
Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ,
phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng.
Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố
định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau,
nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các
mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh
làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh.
Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi
xướng năm 1906 tại khu Montmartrecủa kinh đô ánh sáng
Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau
cho đến năm 1914 khi Đệ nhất thế chiến bắt đầu.
Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng
danh từ “lập thể” lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình
lập phương kỳ quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được
hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần
và sau đó thành tên gọi chính thức.
Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan
ra các họa sỹ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry
Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào
năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể. Tuy nhiên, một
số họa sỹ khác cũng tự coi là họa sỹ lập thể khi đi theo các
khuynh hướng khác với Braque và Picasso.
Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sỹ vào thập niên 1910 và
khơi dậy một vào trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa
vị lai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện.
Các nghệ sỹ thiên tài, Braque và Picasso mở ra phương pháp
mới trong cách diễn đạt và thể hiện không gian trong hội họa
nhưng chính họ lại bị ảnh hưởng của các nghệ sỹ khác như
Paul Cezanne, Georges Seurat, điêu khắc Iberi, nghệ thuật
điêu khắc châu Phi và như sau này Braque thừa nhận, họ bị
ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dã thú.
Các họa sỹ lập thể nổi tiếng của trường phái này: Georges
Braque, Marcel Duchamp, Juan Gris, Fernand Leger, Jacques
Lipchitz, Louis Marcoussis, Marie Marevna, Jean Metzinger,
Francis Picabia, Pablo Picasso, Liubov Popova, Marie
Vassilieff, Fritz Wotruba…