Thông tin tài liệu:
Thời kì Văn Lang – Âu Lạc ( thời kì dựng nước) đãđể lại cho gia tài văn hoá tinh thần Việt Nam nhiềuthần thoại , truyền thuyết có giá trị lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.Truyện An Dương Vương và MịChâu-Trọng Thủy. Thời kì Văn Lang – Âu Lạc ( thời kì dựng nước) đã để lại cho gia tài văn hoá tinh thần Việt Nam nhiều thần thoại , truyền thuyết có giá trị lớn. Thần thoại và truyền thuyết thời kì này thể hiện tập trung , nổi bật hai nội dung: dựng nước và giữ nước.Nếu như nhóm truyền thuyết xung quanh vua Hùngthể hiện nội dung dựng nước thì truyền thuyết chungquanh Thục An Dương Vương lại đưa ra một cáchcắt nghĩa về sự thắng lợi và thất bại của vua Thụctrong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhận thứcđược giá trị to lớn của những tác phẩm dân gian nàytrong đời sống tinh thần tư tưởng của người Việt nêntrong những thế kỉ đầu tiên của nền độc lập dân tộccác trí thức nước ta đã bỏ nhiều công sức sưu tầm,ghi chép lại bằng văn bản. Những người có công đầulà Lí Tế Xuyên ( với cuốn Việt điện u linh) và TrầnThế Pháp ( với cuốn Lĩnh Nam chích quái) . Cuối thếkỉ XV, Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã tiếp tục công việccủa Trần Thế Pháp hoàn chỉnh cuốn Lĩnh Nam chíchquái và lưu truyền đến ngày nay. Nhiều nhà nghiêncứu văn học dân gian và sử học nước ta đã nhất trícoi coi các thần thọai và truyền thuyết sau đây lànhững truyện có giá trị lớn nhất: Truyện Họ HồngBàng; Truyện Thần núi Tản Viên; Truyện ThánhGióng; Truyện Rùa Vàng. Và cho rằng truyện Rùavàng gắn liền với nhân vật lịch sử An Dương Vương,với di tích lịch sử thành Cổ Loa với câu chuyện tìnhMị Châu – Trọng Thuỷ là một truyện li kì , phức tạpbiểu hiện một trình độ phát triển của xã hội và conngười Việt Nam và để lại một bài học lịch sử xươngmáu cho muôn đời sau.1- Về nhân vật Thục An Dương Vương.Theo Lĩnh Nam chích quái, Thục Phán là một vị vuatrẻ của nước Âu Việt, sau khi chiếm được nước VănLang của các vua Hùng lập nên nước Âu Lạc, địnhđô ở đất Việt Thường ( Cổ Loa) và gấp rút xây thànhđể giữ nước. Như vậy, việc dời đô từ vùng trung du(Lâm Thao, Phú Thọ ) xuống đồng bằng là một việclàm sáng suốt, một biểu hiện của sự phát triển lớnmạnh của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước VănLang và Âu Việt cũ. Trong công cuộc xây thành CổLoa dù nhà vua đã bỏ nhiều trí lực nhưng ban đầu “hễ thành đắp đến đâu lại lở đến đấy”. Sau nhờ sứThanh Giang giúp đỡ, vua đã diệt được các loài yêutinh phá hoại. từ đó , thành chỉ xây trong nửa tháng làxong.Theo quan điểm xưa, muốn thành công trong việclớn lẫn việc nhỏ, người hành sự phải hội đủ ba yếu tốthiên thời , địa lợi , nhân hoà. Truyền thuyết còn kểlại việc Thánh Tản Viên khuyên vua Hùng nhườngngôi cho Thục Phán, phải chăng đó là thiên cơ , thiênthời đã hướng về Thục vương . Chọn được đất địnhđô lâu dài , kiên cố, đó là được địa lợi. Thành xây màđổ phải chăng Vua chưa được chữ nhân hoà. Vuatrai giới , cầu đảo bách thần phải chăng là một sựđiều chỉnh chính sự để được chữ nhân hoà quý báuấy. Việc thần Rùa Vàng giúp vua xây thành phảichăng đã phản ánh hiệu quả tốt đẹp của sự điềuchỉnh chính sự theo hướng thuận nhân tâm.Đất nước yên bình có thành luỹ kiên cố , nhà vuaước ao có được thứ vũ khí thần diệu để bảo vệ. Đólà một ước vọng chính đáng. Thần Rùa vàng đã đápứng nguyện vọng ấy của vua: tháo vuốt tặng vua làmlẫy nỏ Linh Quang. Tầm nhìn xa trông rộng và ý thứcbảo vệ giang san của Thục Vương thật đáng chochúng ta khâm phục và ghi nhớ. Quân Triệu Đà đãnhiều lần thảm bại trước chân thành Cổ Loa vì thứ vũkhí lợi hại của Âu Lạc. Vũ khí thần diệu một phát bắnra có thể giết chết hàng trăm tên địch đó phải chănglà đường lối quân sự , quốc phòng đúng đắn dựatrên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc .Nhưng tai hoạ cũng từ dó mà ra. Quá tin vào tiềm lựcquốc phòng của mình, nhà vua đã lơ là mất cảnhgiác trước âm mưu của Triệu Đà. Sau nhiều lần thấtbại thảm hại nhưng Đà vẫn chưa thôi giấc mộng thôntính Âu Lạc, mở rộng giang sơn cát cứ của mình.Thục An Dương Vương sơ xuất không nhận ra dãtâm đó hoặc có nhận ra nhưng vì quá chủ quan,khinh địch nên đã nhận lời thuận cho Trọng Thuỷ lấycon gái yêu của mình là Mị Châu, lại còn thuận cho ởrể luôn trong thành Cổ Loa. Tướng quân Cao Lỗ đãhết sứcc an ngăn vua nhưng Vua nhất quyết khôngnghe . Kết cục, Trọng Thuỷ có cơ hội lợi dụng tìnhcảm của vợ, đánh tráo lẫy nỏ- móng rùa thần.Thái độ chủ quan , khinh địch của Vua Thục còn thểhiện rõ ở việc dù quân Triệu Đà đã tiến sát đến chânthành Cổ Loa song vua vẫn “ điềm nhiên ngồi đánhcờ, cười mà nói rằng: “ Đà không sợ nỏ thần sao?”.Cho đến khi thất bại bỏ chạy Vua cũng không nhậnra vì sao nỏ thần hết hiệu nghiệm , vì sao lại thất bại.Câu nói tuyệt vọng “ Trời hại ta” bên bờ biển đã chota thấy rõ tình trạng ấy! Đến khi sứ Thanh Giang hiệnlên thét lớn “ Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Vuamới tỉnh ngộ . Một sự tỉnh ngộ đầy cay đắng . Vualiền chém chết đứa con gái yêu và “cầm sừng tê rẽnước về v ...