Danh mục

Truyện cổ tích Tấm Cám và Cô bé Lọ Lem dưới góc nhìn nhân học văn hoá

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 577.35 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về việc tiếp nhận văn học dân gian dưới góc nhìn nhân học văn hoá; So sánh sự tương đồng và khác biệt của các motif trong truyện Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám từ góc nhìn nhân học văn hoá; Truyện Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám – những kiến giải từ văn hoá tộc người thông qua dấu ấn tín ngưỡng và phong tục tập quán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện cổ tích Tấm Cám và Cô bé Lọ Lem dưới góc nhìn nhân học văn hoá TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CÔ BÉ LỌ LEM DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ HỒ NGUYỄN BẢO NHI Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Văn học dân gian từ lâu đã có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và trong nền văn học của mỗi dân tộc trên thế giới. Nó nảy sinh từ cuộc sống lao động – đấu tranh, thể hiện những tình cảm cao quý và đẹp đẽ của người dân, đó là tình cảm của con người với thiên nhiên đất nước, tình cảm của con người với con người trong sản xuất và sinh hoạt… Nếu như trong văn học viết, người nghệ sĩ cần đổi mới và sáng tạo không ngừng, tránh đi vào những lối mòn lặp lại thì trong văn học dân gian đó lại là một hiện tượng phổ biến làm nên đặc trưng độc đáo, trở thành phương thức sáng tác đặc thù mang tính loại hình. Ta thấy rằng type truyện về người mồ côi trong truyện Tấm Cám (Việt Nam) và truyện cô bé Lọ Lem (Châu Âu) của anh em nhà Grimm là type truyện được phổ biến rộng rãi, với nhiều phiên bản phong phú, nội dung đa dạng cũng như mang đậm màu sắc văn hóa dân gian, đồng thời cũng là type truyện rất đỗi quen thuộc không chỉ của Việt Nam, Châu Âu mà còn được tìm thấy ở nhiều tộc người khác nhau trên toàn thế giới. Với vấn đề nghiên cứu: Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám dưới góc nhìn nhân học văn hoá, chúng tôi mong muốn góp phần cung cấp một cái nhìn toàn diện và đi sâu vào từng phương diện của văn hoá tộc người cũng như sự thể hiện của nó trong tác phẩm. Từ đó góp phần thể hiện những đặc trưng văn hoá, lối tư duy độc đáo của từng dân tộc cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện kể dân gian. Từ khóa: nhân học văn hóa, motif, Cô bé Lọ Lem, Tấm Cám, truyện cổ tích 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC DÂN GIAN DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ Nhân học được xem là khoa học nghiên cứu xã hội và nhân văn phức tạp bậc nhất của thế kỷ XX, là bộ môn cực kỳ phát triển ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản... và nhiều quốc gia phát triển khác. Trên thế giới, ngành học này đã phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XIX nhưng ở Việt Nam thì cái tên “Nhân học” còn khá mới mẻ. Nhân học (Anthropology) là một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là về nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người... Phạm vi nghiên cứu nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hoá và nguồn gốc của con người. Nhân học được chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh nghiên cứu một khía cạnh của cuộc sống. Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều nỗ lực trình bày bản chất sinh học và văn hoá của con người, nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các cách tiếp cận mà chúng sử dụng đều mang tính so sánh. Nhân học văn hoá xã hội Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 34-41 TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CÔ BÉ LỌ LEM… 35 (Socio – Cultural Anthropology): nghiên cứu về các vấn đề văn hoá, xã hội của các cộng đồng người trên trái đất. Trong phân ngành này có rất nhiều chuyên ngành nhỏ như: nhân học chính trị, nhân học tôn giáo, nhân học biểu tượng... Dù với nhiều đường hướng tiếp cận khác nhau, bản chất trọng tâm mà Nhân học luôn đặt lên hàng đầu là vấn đề của con người. Ngành này ở Bắc Mĩ gọi là nhân học văn hoá vì thiên về nghiên cứu văn hóa, còn ở Tây Âu gọi là nhân học xã hội. Trong khi đó các nhà khoa học ở cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và Liên Xô cũ gọi là dân tộc học (Ethnology). Tựu trung lại, “văn hoá dưới góc độ nhân học được xem là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học” (Edward B. Tylor, 1871). Văn học là bộ phận của văn hoá, chịu sự chi phối và quyết định bởi văn hoá. Theo đó, văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hoá. Bởi so với các thành tố khác, văn học luôn được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Văn học dân gian tựa như một tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hoá tộc người, dân tộc. Để xây dựng nên tác phẩm văn học dân gian, các nghệ nhân dân gian– người hát/ kể các câu chuyện truyền thống và quần chúng nhân dân có thể dựa vào nhưng tư liệu từ sử học, xã hội học... nhưng chủ yếu vẫn dựa vào những hiện tượng muôn hình muôn vẻ của đời sống. Văn học dân gian là bộ phận của văn hoá dân gian, không ...

Tài liệu được xem nhiều: