Danh mục

Truyền dữ liệu-chương 8

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.79 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong truyền dữ liệu dùng sóng mang tương tự, người ta đã khai thác triệt để phương pháp này để có thể truyền, trong một khoảng thời gian, càng nhiều thông tin càng tốt. Hiện nay khả năng truyền 10.800 kênh âm thanh (VB, Voice Band) đồng thời trên sóng mang tương tự đã là hiện thực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền dữ liệu-chương 8 Các phương pháp đa hợp ________________________________________________Chương 8 VIII -1 CHƯƠNG 8 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐA HỢP ĐA HỢP TẦN SỐ (FDM) Tạo sóng mang Điều chỉnh biên độ Truyền sóng vi ba ĐA HỢP THỜI GIAN (TDM) Đồng bộ Không đồng bộ __________________________________________________________________________________________ Như chúng ta đã biết, để truyền đồng thời nhiều kênh thông tin trên một đường truyền người ta có thể dùng một trong hai phương pháp đa hợp: đa hợp phân thời gian và đa hợp phân tần số. Phương pháp đa hợp phân thời gian phù hợp với việc truyền tín hiệu số, được dùng phổ biến trong các hệ thống điện thoại số. Phương pháp đa hợp phân tần số phù hợp với việc truyền tín hiệu tương tự, được dùng rộng rãi trong các phương tiện thông tin khác như truyền thanh, truyền hình . . .. Trong chương này chúng ta sẽ xét qua các phương pháp đa hợp để truyền dữ liệu và/hoặc âm hiệu bằng sóng mang tương tự hoặc số. 8.1 đa hợp tần số (frequency division multiplexing, FDM) Trong truyền dữ liệu dùng sóng mang tương tự, người ta đã khai thác triệt để phương pháp này để có thể truyền, trong một khoảng thời gian, càng nhiều thông tin càng tốt. Hiện nay khả năng truyền 10.800 kênh âm thanh (VB, Voice Band) đồng thời trên sóng mang tương tự đã là hiện thực. Trong dải tần của đường truyền dùng FDM, mỗi nguồn thông tin chiếm một khoảng tần số xác định và các nguồn khác nhau sẽ chia sẻ dải tần này. Thí dụ, trong điều chế AM, các nguồn thông tin khác nhau nhưng chiếm cùng một dải tần số (gọi là dải nền, base band) sẽ điều chế các tần số sóng mang khác nhau để dời phổ tần của chúng lên các vùng khác nhau và do đó có thể đa hợp để truyền cùng lúc (H 8.1) (H 8.1) Ứng với mỗi tín hiệu điều chế sẽ xuất hiện hai băng cạnh trên và dưới, chứa cùng nguồn thông tin và bản thân sóng mang thì không chứa thông tin trong đó, như vậy một phương pháp truyền hữu hiệu là chỉ truyền một băng cạnh và loại bỏ sóng mang (SSBSC, Single Side Band Suppressed Carrier). _________________________________________________________________________________ Nguyễn Trung Lập Truyền dữ liệu Các phương pháp đa hợp ________________________________________________Chương 8 VIII -2 Trong hệ thống của AT&T, một kênh thông tin bao gồm 12 kênh âm thanh (VB), mỗi kênh (gồm tín hiệu tiếng nói hoặc dữ liệu từ một modem) sẽ điều chế một tần số sóng mang khác nhau và người ta chọn băng cạnh thấp (LSB) để phát đi. Do mỗi kênh âm thanh chiếm khoảng tần số từ 300 đến 3000 Hz, nên người ta chọn băng thông 4 kHz cho mỗi kênh truyền và như vậy, 1,3 kHz được xem như khoảng cách an toàn (H 8.2) (a) Phổ tần AM (b) Phổ tần SSBSC (H 8.2) 12 kênh âm thanh như thế hợp thành một nhóm (Group) chiếm băng thông 48 kHz, từ 60 đến 108 kHz (H 8.3) (H 8.3) Để đa hợp mức cao hơn, 5 nhóm tương tự như thế hợp thành một Super group (SG), băng thông của một SG, có được từ việc tổ hợp các băng cạnh thấp LSB của mỗi quá trình điều chế, là 240 kHz và chiếm dải tần từ 312 kHz đến 552 kHz (H 8.4) _________________________________________________________________________________ Nguyễn Trung Lập Truyền dữ liệu Các phương pháp đa hợp ________________________________________________Chương 8 VIII -3 (H 8.4) Đến lượt 10 SG được đa hợp để thành một Master Group (MG), như vậy, một MG chứa thông tin của 600 kênh âm thanh. (H 8.5) minh họa một U600 MG. (H 8.5) Trong (H 8.5) ta thấy khoảng cách an toàn cho hai SG kề nhau là 8 kHz và giữa hai MG là 80 kHz. Khoảng cách này cho phép mạch lọc ở máy thu có thể tách riêng các SG và MG ở kề nhau. MG L600 đa hợp SG1 tới SG10 bằng một phương pháp hơi khác với phương pháp đa hợp của MG U600 và chiếm khoảng tần số từ 60 đến 2788 kHz. Các MG chứa 600 kênh âm thanh có thể được truyền trực tiếp trên cáp. Để tạo một kênh truyền vi ba (microwave radio channel) người ta có thể đa hợp 3 MG (H 8.6). (H 8.6) Ngoài ra, một Jumbo Group (JG) là một tổ hợp 6 MG, gồm 3600 VB và 3 JG được đa hợp để được một kênh truyền gồm 10.800 VB . Tất cả có thể được truyền trên cáp. 8.1.1 Tạo sóng mang Một máy thu FDM thực hiện việc giải điều chế bằng cách trộn liên tục tín hiệu dao động giảm dần tần số cho tới lúc phục hồi được tín hiệu trong khoảng tần số của VB. Điều kiện cần thiết là sóng mang giữa máy phát và thu phải đồng nhất, nếu không tín hiệu phục hồi được sẽ bị lệch tần số ra khỏi phổ tần gốc. Với mục đích sử dụng hiệu quả công suất, máy phát FDM đã dùng phương pháp triệt sóng mang, vì vậy sóng mang phát không thể phục hồi trực tiếp từ tín hiệu dải nền mà máy thu nhận được. Nếu để ý các tần số sóng mang từ các ...

Tài liệu được xem nhiều: