Danh mục

Truyện ngắn BẢN BI CA MARIENBAT

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.53 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 5 tháng chín năm 1823, một chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp trên đường từ Cacbat đến Egi ê. Buổi sáng hôm ấy trời có vẻ đã sang thu, hơi lành lạnh. Gió nhởn nhơ lướt trên những cánh đồng đã gặt, bầu trời xanh vẫn trải rộng khắp cảnh trí bao la. Trong cỗ xe có ba người: ngài cố vấn cơ mật của đại công tước xứ Xắcvâyma, Phôn Gớt (trong danh sách các tân khách đến thành phố
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn BẢN BI CA MARIENBATBẢN BI CA MARIENBAT Ngày 5 tháng chín năm 1823, một chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp trên đườngtừ Cacbat đến Egi ê. Buổi sáng hôm ấy trời có vẻ đã sang thu, hơi lành lạnh. Giónhởn nhơ lướt trên những cánh đồng đã gặt, bầu trời xanh vẫn trải rộng khắp cảnhtrí bao la. Trong cỗ xe có ba người: ngài cố vấn cơ mật của đại công tước xứXắcvâyma, Phôn Gớt (trong danh sách các tân khách đến thành phố Cacbat ngườita hãnh diện gọi nhà thơ bằng cái danh hiệu như vậy) và hai người thân tín củaông: Stađeman, người lão bộc và Giôn, viên thư ký, người đã chép lại bản thảo củahầu hết các tác phẩm của ông từ đầu thế kỷ. Không ai nói câu nào, bởi vì ông chưahề hé răng lần nào từ lúc rời Cacbat, nơi rất nhiều thiếu phụ trẻ và những thiếu nữđã đến chào hoặc ôm hôn nhà văn nổi tiếng. Ông ngồi im lặng, cặp mắt nhìn trongsuy tưởng. Tới trạm nghỉ đầu tiên, ông xuống xe, hai người đồng hành thấy ông ghinhanh vài chữ trên mảnh giấy. Suốt dọc đường đến tận Vâyma, cảnh tượng đó lặp lại nhiều lần. Lúc vừa tớiJuôtau, rồi ngày hôm sau ở lâu đài Hactăngbe, ở Egi ê, rồi ở Pốctanếch, nơi nàocũng vậy, mối quan tâm đầu tiên của ông là ghi lại những gì đã nghiền ngẫm trongđầu óc trên đường đi. Cuốn nhật ký của ông ghi vắn tắt: Làm thơ (6 tháng 9), tiếptục làm thơ (chủ nhật, 7 tháng 9); xem lại bài thơ lần nữa (12 tháng 9). Tới Vâyma,tác phẩm đã hoàn thành. Đó là Bản bi ca Marienbat, một bài thơ của tuổi già, bàithơ thâm thúy nhất, sâu kín nhất và cũng là bài thơ ông yêu thích nhất, một lời vĩnhbiệt hào hùng, một bước ngoặt vinh quang. Trong một cuộc chuyện trò, Gớt đã gọi bài thơ đó là: “ Nhật ký của cõi lòngthầm kín “, quả vậy, có lẽ không một trang nào trong nhật ký của ông lại thố lộ mộtcách chân thực bằng bài thơ vừa băn khoăn đau xót, vừa than vãn bi thảm này,chưa có lần nào trong những năm tuổi trẻ của ông mà nguồn thơ trữ tình lai láng lạitrực tiếp tràn ra từ chính đời ông như vậy, không một tác phẩm nào của ông mà tacó thể nhìn thấy sự hình thành rõ rệt đến như vậy - từng giòng từng giòng một,từng giờ từng giờ một – như trong áng thơ sâu thẳm và chín mọng nhất này (củaông già bảy mươi tư tuổi) - một trái cây muộn màng thắm đỏ sắc thu. Như tác giảđã viết cho Eckecman về bài thơ này: “ Đấy là sản phẩm của một niềm say đắmđến tột đỉnh, áng thơ đã kết hợp được sự điêu luyện thần tình về hình thức vớichiều sâu và tính chân thực của nội dung. Cho đến ngày hôm nay, một thế kỷ đãtrôi qua, chẳng có gì mất đi, tất cả vẫn còn sống động trong những trang diễm lệnày, trên đó lấp lánh vì sao của sự hồi xuân. Bản bi ca Marienbat báo hiệu một hóa thân trong đời nhà thơ. Tháng hai năm1822, Gớt bị một trận ốm thập tử nhất sinh, những cơn sốt dữ dội và đột ngột hànhhạ thể xác ông, khiến ông nhiều lần bất tỉnh và những tưởng ông không qua khỏi.Các thầy thuốc không tìm ra một triệu chứng nào rõ rệt và chỉ thấy tình thế rấthiểm nghèo, đành chịu bó tay. Nhưng bỗng nhiên bệnh lui cũng đột ngột như lúcnó đến. Tháng sáu Gớt đến Marienbat, sắc diện hoàn toàn thay đổi, mọi người hầunhư cho rằng cơn sốt vừa qua chỉ là dấu hiệu một cuộc hồi xuân trong bản thânông, một “ kỳ dậy thì mới “. Lần đầu tiên từ mấy thập kỷ nay, con người dè dặt,khắc nghiệt, lạnh lùng mà năng lực thi ca hầu như đã biến đổi thành sự uyên bác,giờ đây chỉ sống trong thế giới tình cảm. Âm nhạc “ xé “ lòng ông, ông không thểnghe dương cầm mà nước mắt không đầm đìa, nhất là khi người chơi đàn lại là mộtthiếu phụ đẹp như Dimanốpska. Ông có khuynh hướng bị hút về giới trẻ khá sâusắc và các bạn ông xiết bao ngạc nhiên thấy ông già bảy mươi xuân lượn quanhđám phụ nữ đến tận nửa đêm, lại còn khiêu vũ nữa, cái mà ông đã bỏ từ nhiều nămnay. Ông kiêu hãnh kể lại rằng khi thay đổi cặp nhảy, những cô gái đẹp nhất đã rơivào vòng tay ông. Cơ thể đông cứng của ông như tan mềm một cách kỳ lạ trongsuốt mùa hè và tâm hồn trở lại tươi trẻ của ông bị lôi cuốn không sao cưỡng lại nổibởi niềm hân hoan vĩnh cữu. Cuốn nhật ký của ông ghi: “ Những giấc mộng hiềnhòa “, chàng Vecte ngày xưa thức giấc trong lòng ông. Sự tiếp xúc với nữ giới gợicho ông những bài thơ nho nhỏ, thôi thúc ông buông những lời bỡn cợt, chòngghẹo như nửa thế kỷ trước khi ông giao du với Lili. Sự lựa chọn của ông còn chưadứt khoát: thoạt đầu là nữ nhạc sĩ Ba Lan xinh đẹp, sau đó là thiếu nữ Unric-phônLêvetzốp đã làm trái tim trẻ lại của ông hồi hộp. Mười lăm năm trước đó ông đãyêu bà mẹ, cách đây một năm ông còn như người cha đùa cợt với cô “ cháu gái “,nhưng đột nhiên tình mến thương biến thành nỗi đắm say. Đó là một cơn bệnh mớichế ngự và dày vò ông còn điêu đứng hơn bất cứ một chuyện gì đã dày vò ông từtrước tới nay. Ông si tình như một chàng trai trẻ. Vừa nghe thấy giọng nói mến yêutrên lối đi dạo chơi là ông bỏ cả công việc, tay không cầm can, đầu không đội mũ,vội vàng chạy đến với cô cháu tươi cười đang gọi ông. Cuối cùng, ông cầu hôn nhưmột chàng tr ...

Tài liệu được xem nhiều: