Truyện ngắn CHỜ ĐỢI
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 135.50 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Như rất nhiều những cặp vợ chồng khác thời chiến tranh, họ lấy nhau, ở với nhau một thời gian rồi mỗi người một nơi. Chồng chiến trường, vợ hậu phương. Và cũng như hầu hết những người vợ khác cùng cảnh ngộ, nữ nhân vật câu chuyện của chúng ta phải chịu đựng tất cả những gì chiến tranh có thể bắt người phụ nữ chịu đựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn CHỜ ĐỢI CHỜ ĐỢINhư rất nhiều những cặp vợ chồng khác thời chiến tranh, họ lấy nhau, ở với nhaumột thời gian rồi mỗi người một nơi. Chồng chiến trường, vợ hậu phương. Và cũngnhư hầu hết những người vợ khác cùng cảnh ngộ, nữ nhân vật câu chuyện củachúng ta phải chịu đựng tất cả những gì chiến tranh có thể bắt người phụ nữ chịuđựng. Một mình làm lụng nuôi mình, nuôi con, nhớ thương và chờ đợi. Chờ lặnglẽ, tấm tức, chờ cho tới khi cuối cùng chồng trở về, nếu may mắn còn sống để trởvề, hoặc tới khi có người mang đến tờ giấy báo tử. Cũng chẳng gì lạ. Bao đời nayngưòi phụ nữ Việt Nam vẫn phải chịu đựng như vậy. ở nơi khác, việc này có thểmang một ý nghĩa quan trọng hơn, có màu sắc bi thương hơn, nhưng ở Việt Namnó là chuyện bình thường. Bình thường vì nó xẩy ra với quá nhiều người, quáthường xuyên, đến mức dần dần bị xem gần như việc đương nhiên. Thật chua xótvà cũng thật đau đớn khi những bi kịch bị biến thành chuyện thường nhật, đến mứcnhiều người không nhận thấy cái giá rất đắt người phụ nữ Việt Nam phải trả chohai chữ chung thủy và đảm đang họ được nêu gương để cả thế giới khâm phục.Nếu không là hàng xóm trực tiếp chứng kiến những gì xẩy ra, bản thân tôi cũngkhó tin câu chuyện sắp kể là có thật, dù suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một trong vôsố những trường hợp tôi vừa nói, bình thường và ít ai chú ý. *Hai người đều dân Hà Nội gốc và thuộc con nhà gia giáo, có học. Họ cưới nhauchưa đầy một tháng thì cách mạng bùng nổ. Lúc đó anh vừa tốt nghiệp trường luật.Theo dự định, bố anh, một luật sư nổi tiếng và giàu có, sẽ gửi anh sang Pháp tập sựmột thời gian rồi trở về làm việc ngay trong văn phòng ông, dưới sự che chở củachính ông. Trước đó mọi việc với anh đều suôn sẻ và chắc sẽ tiếp tục suôn sẻ nhưthế, nếu không có cách mạng.Cách mạng biến anh từ một trí thức cậu ấm thành người chiến sĩ trung đoàn Thủđô, rồi tháng Mười Hai năm 46 anh theo các đồng chí của mình lên chiến khu. Vợanh ở lại Hà Nội trông coi một cửa hàng nữ trang nhỏ thay cho bố mẹ đẻ đã già.Chị xinh đẹp, nết na, được giáo dục theo lối phong kiến, dù xuất thân từ một giađình buôn bán đã mấy đời nay. Học xong tú tài, chị an phận thủ thường sống lặnglẽ với bố mẹ, chẳng có ước mơ, dự định nào cao xa ngoài mong ước yên bề giathất. Và chị đã được toại nguyện với người chồng chị cho là lý tưởng. Lúc ấy tấtnhiên chị chưa thể hình dung nổi những năm dài phía trước cái gì đang chờ đợi chị,hay chính xác hơn, chị phải chờ đợi cái gì.Như những người vợ khác có chồng đi bộ đội, tất nhiên, chị chờ chồng. Chồng điđược mấy tháng thì chị sinh con, con gái. Bố mẹ chị lần lượt qua đời chẳng bao lâusau đó, để lại hai mẹ con chị với cửa hàng ế ẩm thời chiến. Toàn bộ gia đình nhàchồng, phần thất vọng vì có anh con trai duy nhất theo Việt Minh, phần vì sợ chiếntranh, đã sang Pháp sống từ trước. Họ có cho chị ít tiền, gọi là giúp nuôi cháu.Từ đấy chị chẳng biết tin gì về họ. Còn tin chồng thì thỉnh thoảng vẫn được cácliên lạc từ chiến khu mang về. Thư cuối cùng nói anh được phân công tác mới, từnay không trực tiếp chiến đấu nữa. Chị lấy thế làm mừng, hy vọng anh sẽ sống đểtrở về với vợ con khi chiến tranh kết thúc.Sau chiến thắng ở Ðiện Biên, chị bắt đầu thấp thỏm chờ đợi, chờ hết ngày này sangngày khác. Mỗi lần nghe có tiếng chân ngoài ngõ là chị lại cuống lên, bỏ cả việcđang làm chạy ra, để rồi lại thất vọng. Một hôm, khoảng hai tuần sau khi bộ độivào tiếp quản thủ đô, có người đến đưa cho chị tờ giấy, báo tin chồng chị đã anhdũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.- Hy sinh? Tức là chết? - cầm tờ giấy trên tay, chị bàng hoàng hồi lâu không nóinên lời. - Nhưng chồng tôi có tham gia chiến đấu đâu mà hy sinh? Có lẽ các anhnhầm...- Anh ấy hy sinh thế nào, quả chúng tôi không biết, nhưng nhầm thì chắc chắnkhông. Chúng tôi không được phép nhầm trong những việc thế này. - Mấy ngườikia đáp.- Các anh có thể cho biết thêm tin tức về chồng tôi được không ?- Tiếc là không. Chúng tôi chỉ biết anh ấy là người rất tốt, rất dũng cảm, thôngminh, rất... Chị có thể tự hào về anh ấy. Người ta đang làm thủ tục tặng thưởnghuân chương cho chồng chị. Lần nữa chúng tôi xin chân thành chia buồn với chị vàgia đình. Tổ quốc, nhân dân sẽ không bao giờ quên ơn những người đã đóng gópxương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chị hãy can đảm vượt lên mất mát,đau thương mà sống. Khó khăn, tổ chức sẽ giúp đỡ. Xin chào chị.Mấy người kia ra đi, để chị đứng ngây giữa nhà với tờ giấy định mệnh trong tay.Có lẽ do đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện, con gái chị chạy lại, ôm áo mẹ khóc.Chị thì lúc này chưa khóc được, nhưng chưa tin hay chưa muốn tin những gì mớixẩy ra.Mấy ngày sau, với sự hăng hái của một ngưòi đàn bà đang ấm ức muốn biết điều gìđó, chị tìm đến những nơi chị nghĩ cần đến để hỏi thêm về cái chết của chồng. Nếukhông may đã hy sinh (là điều chị cảm thấy khó hiểu - anh ấy chẳng bảo đã chuyểncông tác, khôn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn CHỜ ĐỢI CHỜ ĐỢINhư rất nhiều những cặp vợ chồng khác thời chiến tranh, họ lấy nhau, ở với nhaumột thời gian rồi mỗi người một nơi. Chồng chiến trường, vợ hậu phương. Và cũngnhư hầu hết những người vợ khác cùng cảnh ngộ, nữ nhân vật câu chuyện củachúng ta phải chịu đựng tất cả những gì chiến tranh có thể bắt người phụ nữ chịuđựng. Một mình làm lụng nuôi mình, nuôi con, nhớ thương và chờ đợi. Chờ lặnglẽ, tấm tức, chờ cho tới khi cuối cùng chồng trở về, nếu may mắn còn sống để trởvề, hoặc tới khi có người mang đến tờ giấy báo tử. Cũng chẳng gì lạ. Bao đời nayngưòi phụ nữ Việt Nam vẫn phải chịu đựng như vậy. ở nơi khác, việc này có thểmang một ý nghĩa quan trọng hơn, có màu sắc bi thương hơn, nhưng ở Việt Namnó là chuyện bình thường. Bình thường vì nó xẩy ra với quá nhiều người, quáthường xuyên, đến mức dần dần bị xem gần như việc đương nhiên. Thật chua xótvà cũng thật đau đớn khi những bi kịch bị biến thành chuyện thường nhật, đến mứcnhiều người không nhận thấy cái giá rất đắt người phụ nữ Việt Nam phải trả chohai chữ chung thủy và đảm đang họ được nêu gương để cả thế giới khâm phục.Nếu không là hàng xóm trực tiếp chứng kiến những gì xẩy ra, bản thân tôi cũngkhó tin câu chuyện sắp kể là có thật, dù suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một trong vôsố những trường hợp tôi vừa nói, bình thường và ít ai chú ý. *Hai người đều dân Hà Nội gốc và thuộc con nhà gia giáo, có học. Họ cưới nhauchưa đầy một tháng thì cách mạng bùng nổ. Lúc đó anh vừa tốt nghiệp trường luật.Theo dự định, bố anh, một luật sư nổi tiếng và giàu có, sẽ gửi anh sang Pháp tập sựmột thời gian rồi trở về làm việc ngay trong văn phòng ông, dưới sự che chở củachính ông. Trước đó mọi việc với anh đều suôn sẻ và chắc sẽ tiếp tục suôn sẻ nhưthế, nếu không có cách mạng.Cách mạng biến anh từ một trí thức cậu ấm thành người chiến sĩ trung đoàn Thủđô, rồi tháng Mười Hai năm 46 anh theo các đồng chí của mình lên chiến khu. Vợanh ở lại Hà Nội trông coi một cửa hàng nữ trang nhỏ thay cho bố mẹ đẻ đã già.Chị xinh đẹp, nết na, được giáo dục theo lối phong kiến, dù xuất thân từ một giađình buôn bán đã mấy đời nay. Học xong tú tài, chị an phận thủ thường sống lặnglẽ với bố mẹ, chẳng có ước mơ, dự định nào cao xa ngoài mong ước yên bề giathất. Và chị đã được toại nguyện với người chồng chị cho là lý tưởng. Lúc ấy tấtnhiên chị chưa thể hình dung nổi những năm dài phía trước cái gì đang chờ đợi chị,hay chính xác hơn, chị phải chờ đợi cái gì.Như những người vợ khác có chồng đi bộ đội, tất nhiên, chị chờ chồng. Chồng điđược mấy tháng thì chị sinh con, con gái. Bố mẹ chị lần lượt qua đời chẳng bao lâusau đó, để lại hai mẹ con chị với cửa hàng ế ẩm thời chiến. Toàn bộ gia đình nhàchồng, phần thất vọng vì có anh con trai duy nhất theo Việt Minh, phần vì sợ chiếntranh, đã sang Pháp sống từ trước. Họ có cho chị ít tiền, gọi là giúp nuôi cháu.Từ đấy chị chẳng biết tin gì về họ. Còn tin chồng thì thỉnh thoảng vẫn được cácliên lạc từ chiến khu mang về. Thư cuối cùng nói anh được phân công tác mới, từnay không trực tiếp chiến đấu nữa. Chị lấy thế làm mừng, hy vọng anh sẽ sống đểtrở về với vợ con khi chiến tranh kết thúc.Sau chiến thắng ở Ðiện Biên, chị bắt đầu thấp thỏm chờ đợi, chờ hết ngày này sangngày khác. Mỗi lần nghe có tiếng chân ngoài ngõ là chị lại cuống lên, bỏ cả việcđang làm chạy ra, để rồi lại thất vọng. Một hôm, khoảng hai tuần sau khi bộ độivào tiếp quản thủ đô, có người đến đưa cho chị tờ giấy, báo tin chồng chị đã anhdũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.- Hy sinh? Tức là chết? - cầm tờ giấy trên tay, chị bàng hoàng hồi lâu không nóinên lời. - Nhưng chồng tôi có tham gia chiến đấu đâu mà hy sinh? Có lẽ các anhnhầm...- Anh ấy hy sinh thế nào, quả chúng tôi không biết, nhưng nhầm thì chắc chắnkhông. Chúng tôi không được phép nhầm trong những việc thế này. - Mấy ngườikia đáp.- Các anh có thể cho biết thêm tin tức về chồng tôi được không ?- Tiếc là không. Chúng tôi chỉ biết anh ấy là người rất tốt, rất dũng cảm, thôngminh, rất... Chị có thể tự hào về anh ấy. Người ta đang làm thủ tục tặng thưởnghuân chương cho chồng chị. Lần nữa chúng tôi xin chân thành chia buồn với chị vàgia đình. Tổ quốc, nhân dân sẽ không bao giờ quên ơn những người đã đóng gópxương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chị hãy can đảm vượt lên mất mát,đau thương mà sống. Khó khăn, tổ chức sẽ giúp đỡ. Xin chào chị.Mấy người kia ra đi, để chị đứng ngây giữa nhà với tờ giấy định mệnh trong tay.Có lẽ do đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện, con gái chị chạy lại, ôm áo mẹ khóc.Chị thì lúc này chưa khóc được, nhưng chưa tin hay chưa muốn tin những gì mớixẩy ra.Mấy ngày sau, với sự hăng hái của một ngưòi đàn bà đang ấm ức muốn biết điều gìđó, chị tìm đến những nơi chị nghĩ cần đến để hỏi thêm về cái chết của chồng. Nếukhông may đã hy sinh (là điều chị cảm thấy khó hiểu - anh ấy chẳng bảo đã chuyểncông tác, khôn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
CHỜ ĐỢI truyện ngắn tình yêu tiểu thuyêt Việt Nam tủ truyện ngắn truyện ngắn lãng mạn câu chuyện cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 201 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 106 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 67 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
33 trang 36 0 0
-
234 trang 36 0 0
-
65 trang 35 0 0
-
112 trang 35 0 0