Danh mục

Truyện ngắn Còn chút gì để nhớ

Số trang: 144      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 29,000 VND Tải xuống file đầy đủ (144 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đôi khi chạy ngang tiệm may, tôi vẫn nhìn thấy Quỳnh. Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với Quỳnh trước cửa. Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt Quỳnh, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước Quỳnh mười lăm năm về trước. Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với Quỳnh thực sự đã chết từ lâu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Còn chút gì để nhớ Còn chút gì để nhớDường như khi trở thành một chàng trai mười tám tuổi, không chú bé nào là không phấnkhởi. Ðối với tôi cũng vậy, đó là một ngày kỳ diệu vô cùng. Tôi còn nhớ trước đó hai năm, khi một đứa bạn cùng lớp hí hửng khoe: Thế là năm naytao mười tám tuổi, tôi đã ghen tị một cách khổ sở với hạnh phúc của nó. Mặc dù lớn xácnhư nó, đi học trễ hơn bạn bè hai, ba năm, chẳng được cái vinh dự gì ngoài mỗi ưu điểmto con nên được cô chủ nhiệm phân làm lớp trưởng. Tuy nhiên mười tám tuổi vẫn cứ làmười tám tuổi, vẫn cứ là cái tuổi oai vệ, đáng ao ước và đầy bí mật đối với bọn nhóc tì nhưtôi. Lúc đó, tôi đã cay đắng vô cùng khi nhận ra rằng mình phải phấn đấu đến hai nămđằng đẵng nữa mới được như nó. Thế rồi mải học hành, mải vui chơi, tôi quên béng mất sự mong ngóng nôn nao củamình. Ðùng một cái, nó tới lúc nào chẳng hay, cái tuổi mười tám ấy. Nó tới và nhe răngcười với tôi, vào một buổi sáng rực rỡ đầy ắp nắng hồng và hương thơm. Mười tám tuổi, tôi có hai niềm vui rộng lớn, hai bước đi quan trọng trong cuộc đời: mộtchân bước vào ngưỡng cửa người lớn, và một chân chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đạihọc. Cửa người lớn thì rộng, trẻ em tới tuổi cứ xộc vào tự do, chẳng ai cấm cản hay soát vé.Nhưng cửa vào đại học thì không phải dành cho tất cả mọi người. Muốn vào phải thi màphải thi đậu kia ! Quê tôi không có trường đại học. Hồi nhỏ tôi học cấp một ở trường xã, những ngày lườiđi học bị mẹ vác roi rượt chạy tới tận cổng trường. Lên cấp hai, phải ra trường huyện. Lêncấp ba, lại ra tỉnh lỵ. Trường tỉnh chỉ mới mở lớp mười. Tôi tính học xong lớp mười sẽ xinra thành phố học tiếp. Nhưng tôi vừa học xong lớp mười, trường mở thêm lớp mười một.Tôi học hết lớp mười một, trường lại mở lớp mười hai. Tôi đã học lê lết hết trường này đếntrường khác nhưng thật tôi chưa thấy trường nào dễ thương như trường tôi đang học. Làmnhư ban giám hiệu sợ tôi buồn nên cứ mở hết lớp này đến lớp khác cho tôi học. Nhưng đến khi học hết lớp mười hai thì tôi đành phải giã từ tỉnh lỵ. Lúc đó, tôi đã thi đỗtú tài hai với hạng bình thứ, một thứ hạng thường thường bậc trung nhưng cũng đủ cho tôidọn đường vào đại học. Những học sinh tỉnh lẻ miền Trung như tôi, muốn vào đại học phải chọn hai nơi: hoặc raHuế, hoặc vào Sài Gòn. Tôi phân vân hoài không biết nên đi ra ngõ ngoài hay đi vào ngõtrong. Ba tôi lúc này ở xa, không góp ý gì cho tôi được. Là sĩ quan quân đội, ông bị điềuđộng đi hết nơi này đến nơi khác, năm thì mười họa mới tạt về thăm gia đình. — nhà chỉ cómấy mẹ con tôi. Mẹ tôi thì suốt đời lo chuyện nội trợ trong nhà, đâu có rành ba cái chuyệntiến thân của tôi. Tôi hỏi thì mẹ tôi hỏi lại: - Vậy chớ thằng Hoa đi đâu? Hoa là thằng bạn thân cùng lớp tôi hay dẫn về nhà chơi. - Nó đi Huế ! - Tôi đáp. - Vậy thì mày đi Huế học cho có anh có em! Cái kiểu mẹ tôi trả lời, muốn nghe cũng được, không nghe cũng không sao. Cái câu đócó nghĩa là: Tùy mày !. Tôi bỏ ra đường quốc lộ đứng trông Nam trông Bắc một hồi. Cuối cùng, tôi quyết địnhxuất hành về hướng Nam. Kệ, đi Sài Gòn cho biết, tôi nhủ bụng, còn Huế thì mình đã đếnmột lần rồi ! Chuyến đi Huế của tôi xảy ra cách đây năm năm. Lúc đó tôi mới mười ba tuổi. Ðó là mộtchuyến đi chẳng thú vị gì và bắt đầu bởi một tai họa không đâu. Một bữa trưa, đang ngồiăn cơm, thấy hai con chó giành nhau khúc xương, cắn lộn ầm ĩ dưới gầm bàn, tôi liền đưachân... can thiệp. Con Bi lễ phép, thấy chân chủ thò ra, cúi đầu chào một cái rồi cụp đuôilảng mất. Còn con Mi-nô đang say máu, tưởng chân tôi là cục xương, bèn nhe răng đớpmột phát, máu chảy ròng ròng. Bị chó nhà cắn tưởng chuyện bình thường, không dè hai ngày sau con Mi-nô tự nhiênlăn đùng ra chết, mõm sùi bọt. Mẹ tôi hoảng lên, nghi con Mi-nô bị dại, bắt tôi đi chíchthuốc. Thuốc trị bệnh chó dại của viện Pasteur lúc đó chỉ có ở Qui Nhơn hoặc ở Huế. Nhưng ởQui Nhơn, tôi không có bà con thân thích. Chú Năm, em ruột ba tôi, là trung sĩ quân y,đang đóng ở Huế. Thế là tôi theo cô tôi lên đường ra đất thần kinh, bụng thon thót cứ sợchết dọc đường. Vừa ra đến nơi, tôi chưa kịp thở đã vội vã theo chú Năm đến bệnh viện. Cái bệnh việnđó lớn nhỏ như thế nào, bây giờ tôi không nhớ. Ngược lại, tôi nhớ mãi, nhớ đến già cáimũi kim to sụ lầm mũi chích vào da bụng tôi cái thứ thuốc đùng đục, đau muốn thấuxương. Mỗi khi chích thuốc xong, bụng tôi nổi lên một cục to bằng quả trứng gà, dọcđường từ bệnh viện về nhà tôi phải lấy tay xoa mãi. Ngày này qua ngày nọ, liên tiếp hơn nửa tháng trời, cứ khoảng chín giờ sáng tôi lại đếnbệnh viện chích thuốc, thoạt đầu chú Năm dẫn tôi đi, về sau tôi đi một mình. Những lúcrảnh rỗi trong ngày, tôi cũng theo chú Năm đi đây đi đó nhưng trong trí nhớ của tôi nhữngthắng cảnh của Huế nhạt nhòa hơn mũi kim tiêm kia nhiều. Nhưng dù sao tôi cũng đã đặtchân đến Huế. Còn Sài Gòn thì trước nay tôi mới chỉ nghe nói đến, mới chỉ đọc trong sách báo, xemtrong phim ...

Tài liệu được xem nhiều: