Truyện ngắn Đảo Hoàng
Số trang: 119
Loại file: pdf
Dung lượng: 601.00 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngược dòng thời gian, tác giả đưa ta về hoang đảo, nơi gia đình Mai Am Tiêm bị đày ải vì có ý coi thường ơn vua. Cuộc sống khó khăn nơi đây đã không khuất phục được những người con người khoáng đạt, tự do. Họ đã khai phá, tạo dựng nên những bãi bờ trù phú và đã tìm được một loại quả lạ, vỏ xanh, ruột đỏ, ngon ngọt mà ngày nay gọi là Dưa Hấu. Ý chí của gia đình Mai An Tiêm là ý chí của những con người gan góc, dũng cảm trước thiên nhiên khốc liệt. Bằng cảm xúc lãng mạn và bút pháp tài nghệ, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện rất sinh động cuộc sống, tình cảm của con người trên Đảo Hoang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Đảo HoàngĐảo Hoang Tô Hoài Đảo Hoang Tác giả: Tô Hoài Thể loại: Tuổi Học Trò Website: http://motsach.info Date: 18-October-2012Trang 1/119 http://motsach.infoĐảo Hoang Tô Hoài Chương 1Bi... ly... bi... ly... Tiếng chiêng âm vào núi, dội lại; tiếng trống từ mặt nước vang lên. ông trăngngoài rằm thảnh thơi tỏa ánh sáng nhạt xuống, như mỗi chiều ai chợt nhớ, lại thấy ông trăng trởlại chơi nhởn trong lùm cây và trên con đường cát mịn ngoài ngõ. Mon reo:- Ô, tiếng chiêng tập vật nổi rồi đấy. Gái nghé nghiêng:- Chiêng thổi cơm thì cũng thế. Hai anh em nhìn ra, buột miệng:- Trăng lên rồi. Giữa lúc ấy, mẹ bước đến. Gái nói:- Mẹ đi thổi cơm thi à? Nàng Hoa cười. Gái thưa với mẹ:- Cho con đi với.Rồi hai mẹ con cùng đi. Mon chạy tọt vào trong nhà, đi theo bố. An Tiêm và con ra sới vật.Tiếng chiêng... bi... ly... bi... ly... cùng tiếng người hí, người reo xôn xao suốt đêm trên bờ sông.Hàng tháng nay, vùng Bãi Lở rộn rịch lên. Càng gần ngày về hội đầu năm ở kinh đô, lại càngnáo nức. Năm nay, năm đầu tiên Bãi Lở được về hội kinh đô. Các xóm đua nhau tập luyện, chođến những ngày sau cùng thì cả hai bên sông tấp nập sáng đêm. Hơn mười năm trước, An Tiêmđược nhà vua cho ra mở đất ven sông Cái. Nhớ lại những khó khăn ngập đầu lúc ấy, chồng chấtkhông biết bao nhiêu mà đếm xuể! Xưa nay, các đời vua đều cắt cử quan văn quan võ ra trấnbốn cõi, người đi mở đất khẩn hoang đến ở đông đúc, trùm lớp, rộng mãi ra thành phên giậumới. Vì thế, trải hơn mười triều vua Hùng, đất nước đã rộng ra tới mười lăm bộ. Năm ấy, nướcsông Cái đỏ ngầu, lên to. Con sông đương xói nghiêng về một phía, lở ầm ầm, cứ đến mùanước lại khủng khiếp đổi dòng. Vốn là con sông dữ, nó như con trăn vùng lên, cuốn vào lòngnhững làng xóm, những đồi nương, những cánh rừng, cả trâu, cả người. Và dòng nước chướngcứ mỗi năm một hung hăng quẫy về hướng kinh đô. Nhà vua hỏi các quan thế là điềm gì. Mưu sĩtâu:- Bỗng dưng loài trâu nước bồn lên, húc lở bờ cõi là điềm gở. Phải yểm cho nó chết đi mới được!- Ai hộ ta? Trăm quan chen nhau vào xin đi. Nhiều quan ở xa, nghe tin vua triệu người ra ngoàicõi đánh trâu nước phá đất, chen chân kéo vào kinh đô. Chẳng khác hội các cõi về trình việcnước. Trống đồng bắc dóng lên các ngã ba, thúc liên miên theo bước quân trẩy. Suốt đêm, đuốcđốt không đứt quãng. Nhà vua còn ngần ngừ, không biết chọn ai. Bấy giờ miền nào cũng đươngmở mang, việc bận như mắc cửi. An Tiêm bước tới.- Tôi xin đi.Nhà vua trông ra. Mai An Tiêm. Nhớ lại chuyện An Tiêm ngày trước từng sống ở đất kẻ bể.Sông nước, bể khơi, coi như đồng bãi bằng phẳng. Mình lẳn mình trắm. Đôi mày dựng ngược.Con mắt sắc. Nước da đỏ lịm như đồng hun. Một trang quắc thước, hiên ngang lạ lùng. ừ, AnTiêm có thể gánh vác được việc quan trọng này đây. Nhà vua gật đầu. Các quan đòi đi đánh trâuthần còn dùng dằng, còn xin đi nữa, cho đến hôm An Tiêm lên đường mới chịu lui. Thế là AnTrang 2/119 http://motsach.infoĐảo Hoang Tô HoàiTiêm ngược nước lên Bãi Lở. Con sông lớn vẫn đương vùng lên đổi dòng. Đất lở đất bồi lớp lớpđỏ rực như những vạt máu trên chiến trường. Nước thúc đất xuống ầm ầm vang động suốt mùanắng, không lúc nào ngớt. Người ở xa hàng trăm dặm cũng nháo nhác chạy hết. An Tiêm chongười đi gọi dân lại, cùng nhau kéo ra bờ sông.- Các người trông kìa... Những cụ già thở dài:- Đã bao năm nay chúng tôi chỉ biết chạy đi cho đàn trâu điên lên húc hết nhà cửa, cánh đồngxuống sông mà thôi. An Tiêm nói:- Thế thì sợ a? Các cụ lại nói:- Con nước sắp quật chết cả mình đến nơi, ai mà chẳng sợ! Rõ ràng mắt chúng tôi đã trông thấynửa đêm trăng vằng vặc sáng, đàn trâu thần dưới nước nhô lên, xô nhau phá vào bờ, cách mấydặm còn nghe tiếng trâu thở, còn nghe sừng trâu ùm oàm đánh vào nhau... Cho đến gà gáy thìlặn hết, đến sáng ngày trông ra chỉ còn thấy tan hoang. Công của hàng đời lăn hết xuống nước.Bởi thế, chúng tôi mới phải bỏ đi. An Tiêm nói:- Nay tôi đến đây để cùng các người quyết một còn một mất với đàn trâu nước kia. Mọi ngườingơ ngác hỏi:- Chủ tướng bảo làm thế nào bây giờ?- Phải đánh những con đầu đàn!An Tiêm quả quyết. Lòng quả quyết của An Tiêm dấn lên trên cái rụt rè của mọi người. Ngaysau đấy, An Tiêm cùng dân làng vào núi, đến chân núi Tản Viên bên kia và sang núi Tam Đảobên này, vác đá ra. Cứ chỗ khúc sông nào lở nhiều nhất thì ném đá xuống. Dòng sông cuộnnước như nghìn vạn con thú nhe nanh vuốt lên dọa. Nhưng những người ném đá không sợ.Những hòn đá tảng rào rào lăn xuống quãng sông đương giận dữ sùi bọt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Đảo HoàngĐảo Hoang Tô Hoài Đảo Hoang Tác giả: Tô Hoài Thể loại: Tuổi Học Trò Website: http://motsach.info Date: 18-October-2012Trang 1/119 http://motsach.infoĐảo Hoang Tô Hoài Chương 1Bi... ly... bi... ly... Tiếng chiêng âm vào núi, dội lại; tiếng trống từ mặt nước vang lên. ông trăngngoài rằm thảnh thơi tỏa ánh sáng nhạt xuống, như mỗi chiều ai chợt nhớ, lại thấy ông trăng trởlại chơi nhởn trong lùm cây và trên con đường cát mịn ngoài ngõ. Mon reo:- Ô, tiếng chiêng tập vật nổi rồi đấy. Gái nghé nghiêng:- Chiêng thổi cơm thì cũng thế. Hai anh em nhìn ra, buột miệng:- Trăng lên rồi. Giữa lúc ấy, mẹ bước đến. Gái nói:- Mẹ đi thổi cơm thi à? Nàng Hoa cười. Gái thưa với mẹ:- Cho con đi với.Rồi hai mẹ con cùng đi. Mon chạy tọt vào trong nhà, đi theo bố. An Tiêm và con ra sới vật.Tiếng chiêng... bi... ly... bi... ly... cùng tiếng người hí, người reo xôn xao suốt đêm trên bờ sông.Hàng tháng nay, vùng Bãi Lở rộn rịch lên. Càng gần ngày về hội đầu năm ở kinh đô, lại càngnáo nức. Năm nay, năm đầu tiên Bãi Lở được về hội kinh đô. Các xóm đua nhau tập luyện, chođến những ngày sau cùng thì cả hai bên sông tấp nập sáng đêm. Hơn mười năm trước, An Tiêmđược nhà vua cho ra mở đất ven sông Cái. Nhớ lại những khó khăn ngập đầu lúc ấy, chồng chấtkhông biết bao nhiêu mà đếm xuể! Xưa nay, các đời vua đều cắt cử quan văn quan võ ra trấnbốn cõi, người đi mở đất khẩn hoang đến ở đông đúc, trùm lớp, rộng mãi ra thành phên giậumới. Vì thế, trải hơn mười triều vua Hùng, đất nước đã rộng ra tới mười lăm bộ. Năm ấy, nướcsông Cái đỏ ngầu, lên to. Con sông đương xói nghiêng về một phía, lở ầm ầm, cứ đến mùanước lại khủng khiếp đổi dòng. Vốn là con sông dữ, nó như con trăn vùng lên, cuốn vào lòngnhững làng xóm, những đồi nương, những cánh rừng, cả trâu, cả người. Và dòng nước chướngcứ mỗi năm một hung hăng quẫy về hướng kinh đô. Nhà vua hỏi các quan thế là điềm gì. Mưu sĩtâu:- Bỗng dưng loài trâu nước bồn lên, húc lở bờ cõi là điềm gở. Phải yểm cho nó chết đi mới được!- Ai hộ ta? Trăm quan chen nhau vào xin đi. Nhiều quan ở xa, nghe tin vua triệu người ra ngoàicõi đánh trâu nước phá đất, chen chân kéo vào kinh đô. Chẳng khác hội các cõi về trình việcnước. Trống đồng bắc dóng lên các ngã ba, thúc liên miên theo bước quân trẩy. Suốt đêm, đuốcđốt không đứt quãng. Nhà vua còn ngần ngừ, không biết chọn ai. Bấy giờ miền nào cũng đươngmở mang, việc bận như mắc cửi. An Tiêm bước tới.- Tôi xin đi.Nhà vua trông ra. Mai An Tiêm. Nhớ lại chuyện An Tiêm ngày trước từng sống ở đất kẻ bể.Sông nước, bể khơi, coi như đồng bãi bằng phẳng. Mình lẳn mình trắm. Đôi mày dựng ngược.Con mắt sắc. Nước da đỏ lịm như đồng hun. Một trang quắc thước, hiên ngang lạ lùng. ừ, AnTiêm có thể gánh vác được việc quan trọng này đây. Nhà vua gật đầu. Các quan đòi đi đánh trâuthần còn dùng dằng, còn xin đi nữa, cho đến hôm An Tiêm lên đường mới chịu lui. Thế là AnTrang 2/119 http://motsach.infoĐảo Hoang Tô HoàiTiêm ngược nước lên Bãi Lở. Con sông lớn vẫn đương vùng lên đổi dòng. Đất lở đất bồi lớp lớpđỏ rực như những vạt máu trên chiến trường. Nước thúc đất xuống ầm ầm vang động suốt mùanắng, không lúc nào ngớt. Người ở xa hàng trăm dặm cũng nháo nhác chạy hết. An Tiêm chongười đi gọi dân lại, cùng nhau kéo ra bờ sông.- Các người trông kìa... Những cụ già thở dài:- Đã bao năm nay chúng tôi chỉ biết chạy đi cho đàn trâu điên lên húc hết nhà cửa, cánh đồngxuống sông mà thôi. An Tiêm nói:- Thế thì sợ a? Các cụ lại nói:- Con nước sắp quật chết cả mình đến nơi, ai mà chẳng sợ! Rõ ràng mắt chúng tôi đã trông thấynửa đêm trăng vằng vặc sáng, đàn trâu thần dưới nước nhô lên, xô nhau phá vào bờ, cách mấydặm còn nghe tiếng trâu thở, còn nghe sừng trâu ùm oàm đánh vào nhau... Cho đến gà gáy thìlặn hết, đến sáng ngày trông ra chỉ còn thấy tan hoang. Công của hàng đời lăn hết xuống nước.Bởi thế, chúng tôi mới phải bỏ đi. An Tiêm nói:- Nay tôi đến đây để cùng các người quyết một còn một mất với đàn trâu nước kia. Mọi ngườingơ ngác hỏi:- Chủ tướng bảo làm thế nào bây giờ?- Phải đánh những con đầu đàn!An Tiêm quả quyết. Lòng quả quyết của An Tiêm dấn lên trên cái rụt rè của mọi người. Ngaysau đấy, An Tiêm cùng dân làng vào núi, đến chân núi Tản Viên bên kia và sang núi Tam Đảobên này, vác đá ra. Cứ chỗ khúc sông nào lở nhiều nhất thì ném đá xuống. Dòng sông cuộnnước như nghìn vạn con thú nhe nanh vuốt lên dọa. Nhưng những người ném đá không sợ.Những hòn đá tảng rào rào lăn xuống quãng sông đương giận dữ sùi bọt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện Đảo Hoang Truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài Nhà văn Tô Hoài Truyện ngắn Tô Hoài Mai An Tiêm Truyện ngắn hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 310 0 0 -
3 trang 230 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân hóa tu từ trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài
77 trang 215 1 0 -
6 trang 172 0 0
-
5 trang 119 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài
81 trang 55 0 0 -
34 trang 45 0 0
-
38 trang 40 0 0
-
Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài
62 trang 40 1 0 -
13 trang 38 0 0