Nam Cao Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi: - Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây. - Cám ơn anh nhé. Lát nữa tôi sẽ sang nhà anh chơi. Tôi vỗ vai anh bảo vậy. Tôi toan vào. Anh vội ngăn tôi lại: - Khoan đã. Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Đôi Mắt Đôi Mắt Nam CaoAnh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi:- Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây.- Cám ơn anh nhé. Lát nữa tôi sẽ sang nhà anh chơi.Tôi vỗ vai anh bảo vậy. Tôi toan vào. Anh vội ngăn tôi lại:- Khoan đã. Anh để em gọi cho anh trong nhà xích con chó lại. Con chó to và dữlắm.Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. Tôi nhớ đến những lần đến chơinhà anh Hoàng ở Hà Nội. Bấm chuông xong, bao giờ tôi cũng phải chờ anh Hoàngthân hành ra nắm chặt cái vòng da ở cổ một con chó tây to bằng con bê, dúi đầu nóvào gầm cái cầu thang, rồi mới có đủ can đảm bước vội qua đằng sau cái đuôi nóđể vào phòng khách.Tôi rất sợ con chó giống Ðức hung hăng ấy. Sợ đến nỗi một lần đến chơi, khôngthấy anh Hoàng ra đứng tấn để giữ nó lại buồn rầu báo cho tôi biết nó chết rồi, thìmặc dầu có làm ra mặt tiếc với anh, thật tình thấy nhẹ cả người. Con chó chết vàogiữa cái hồi đói khủng khiếp mà có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kểlại cho nhau nghe để rùng mình. Không phải vì chủ nó không tìm nổi mỗi ngày vàilạng thịt bò để nó ăn. Anh Hoàng là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một taychợ đen rất tài tình. Khi chúng tôi đến nơi chỉ còn một dúm xương và rất nhiều bảnthảo chẳng biết bán cho ai, anh Hoàng vẫn phong lưu, con chó của anh chưa phảinhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường. Nó chết có lẽ vì chénphải thịt người ươn hay vì hút phải nhiều xú khí. Thảm hại thay cho nó.Thế mà bây giờ đến thăm anh Hoàng ở chỗ gia đình anh tản cư về, cách Hà Nộihàng trăm cây số, tôi lại được nghe đến một con chó dữ. Thật là thú vị!... Tôi cườinho nhỏ. Chẳng biết tôi cười gì, anh thanh niên cũng nhe răng ra cười. Ðáp lạitiếng anh gọi, tiếng những chiếc guốc mỏng mảnh quét trên sân gạch nổi lên, lẹckhẹc và mau mắn. Một thằng bé mũ nồi đen, áo len xám, chạy ra. Một đôi mắt đenlay láy nhìn tôi...- Bác Ðộ, ba ơi! Bác Ðộ!...Thằng Ngữ, con anh Hoàng. Nó chẳng kịp chào tôi, ngoắt chạy trở vào, reo rối rít.- Cái gì? Cái gì? Hừm!Tiếng trầm trầm nhưng lại có vẻ nạt nộ của anh Hoàng hỏi nó. (Bao giờ nói vớicon, anh Hoàng cũng có cái giọng dậm doạ buồn cười ấy). Thằng bé líu ríu nhữnggì tôi nghe không rõ. Rồi thấy tiếng thanh thanh của chị Hoàng giục con:- Ngữ xích con chó lại. Xích con chó lại cái cột tít đằng kia.Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả, bởi vì người khí béo quá,vừa bước vừa bơi hai cánh tay kềnh khệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dướinách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ởHà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ. Bâygiờ nó lộ ra khá rõ ràng trong bộ áo ngũ màu xanh nhạt, phủ một cái áo len trắngnó nịt người anh đến nỗi không còn thở được.Anh đứng lại bên trong cổng, một bàn tay múp míp hơi chìa về phía tôi, đầu hơingửa về đằng sau, miệng hé mở, bộ điệu một người ngạc nhiên hay mừng rỡ quá.Tôi có thì giờ nhận rõ một sự thay đổi trên bộ mặt đầy đặn của anh: trên mép mộtcái vành móng ngựa ria, như một cái bàn chải nhỏ.Sửng người ra một lúc, rồi anh mới lâm li kêu lên những tiếng ở trong cổ họng:- Ối giời ơi! Anh! Quý hoá quá!Anh quay lại:- Mình ơi! Anh Ðộ thật. Xa thế mà anh ấy cũng chịu khó đến thăm chúng mình.Chị Hoàng lúc bấy giờ đã chạy ra, tay còn đang cài nốt khuy chiếc áo dài màu gạchvừa mới mặc vội vào để ra đón khách. Người đàn bà vồn vã:- Mong bác mãi. Lúc thằng cháu mới chạy vào, nhà tôi cứ tưởng nó trông nhầm.Cứ tưởng bác ở cách hàng mười lăm hai mươi cây số...Bắt tay tôi xong, anh Hoàng dịu dàng đẩy tôi đi trước. Chị vợ đã nhanh nhẹn chạytrước vào nhà, dọn bàn dọn ghế. Sao lại có sự săn đón cảm động như thế được? Tôiđâm ngờ những ý nghĩ không tốt của tôi về anh, từ hồi Tổng khởi nghĩa trở đi. SauTổng khởi nghĩa, anh Hoàng đối với tôi đột nhiên nhạt hẳn đi. Mấy lần tôi đến chơivới anh, định để xem anh thay đổi thế nào trong cuộc thay đổi lớn của dân tộcchúng ta, nhưng đều không gặp anh. Cửa nhà anh đóng luôn luôn. Thằng nhỏ nhàanh đứng bên trong cái cửa nhìn qua một lỗ con, bao giờ cũng hỏi cặn kẽ tên tôi, đểmột lúc sau ra bảo tôi rằng ông nó không có nhà.Mấy lần đều như vậy cả nên tôi đã sinh nghi. Lần cuối cùng, trước khi bấmchuông, tôi còn nghe thấy tiếng vợ chồng anh. Nhưng thằng nhỏ vẫn quả quyếtrằng ông bà nó về trại những từ tối hôm trước kia rồi. Ðã đích xác là anh khôngmuốn tiếp tôi. Chẳng hiểu vì sao. Nhưng từ đấy tôi không đến nữa. Mỗi lần gặpnhau ở ngoài đường, chúng tôi chỉ bắt tay nhau một cách rất lạnh lùng, hỏi thămnhau một câu chiếu lệ, rồi ai đi đường nấy. Tôi đã biết Hoàng vẫn có tính tự nhiênđá bạn một cách đột ngột, vì những cớ mà chỉ mình anh biết. Có khi chỉ là vì mộttác phẩm của người bạn ấy được cảm tình của một nhà phê bình đã chê một vài tácphẩm của anh. Có khi cũng chẳng cần đến thế. Anh có thể là một người bạn rấtthân của anh Hoàng khi anh chỉ là một nhà văn ở tỉnh xa chỉ góp mặt với Hà Nộibằng những bài gửi về đăng báo, nhưng nếu anh lại về sống hẳn ở thủ đô, giaothiệp với ít nhiều nhà văn khác, anh sẽ không phải là bạn anh Hoàng nữa. Có lẽanh Hoàng biết cái giới văn nghệ sĩ Hà Nội chửi anh nhiều quá.Riêng tôi, trước đây, tôi vẫn không hiểu sao người ta có thể khinh ghét anh nhiềuthế. Tận đến lúc bị anh đá tôi mới hiểu. Tôn còn được hiểu rõ ràng hơn. Vào cáihồi quân đội Ðồng minh vào giải giáp quân Nhật ở nước ta, một số gái kiếm tiềntrút bộ đầm ra để mặc bộ áo Tầu. Còn anh bạn của tôi, chẳng biết bám được ôngmá chín nào, ra một tờ báo hằng ngày để chửi vung lên. Chửi hết cả mọi người rồianh mới lôi đến một số bạn cũ của anh ra. Toàn là những người hiền lành, xưa naychưa hề chạm đến một sợi tóc của anh. Nhưng tên họ trên những tờ báo của phongtrào giải phóng quốc gia được hoan nghênh làm ngứa mắt anh. Anh hằn học gi mỉahọ là những nhà văn vô sản và cho họ là một bọn khố rách áo ôm đã đến ngày mảphát, ăn mặc và tẩm bổ hết cả phần thi ...