Danh mục

Truyện ngắn Thầy và trò

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậm hiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khi gương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến. Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọc được lý do
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Thầy và tròThầy và tròVề hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậmhiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khigương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến.Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọcđược lý do. Cuối giờ, tôi chủ động bảo:- Con đừng nhắc mẹ tiền học, khi nào đóng cũng được. Có điều con đừng vì chưađóng tiền mà nghỉ học.Cô bé thở ra như trút được gánh nặng. Ôi! Học trò của tôi...Vô tâmNgày còn nhỏ, tôi thường được di - dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêuthật dẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn mà lúc ấycả hai người đều thích...Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì -dượng. Người bạn gái đi cùng bỗng hỏi: Ba mẹ anh thích gì? Sao anh không muatặng họ?.Tôi chợt giật mình. Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được bamẹ tôi thích điều gì nhất!Tuổi thơThằng Nhân vừa về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi tay chân liền sà vào lòng bànội.- Con đi thăm chị có vui không? Bà hỏi.Thằng bé mặt buồn xo, phụng phịu:- Chị Hiếu nói thương con, nhớ con. Vậy mà xin một cái áo mới để tụ trườngmặc đi học chỉ cũng hổng cho. Nhà chỉ ở treo áo nhiều ơi là nhiều, đủ màu xanh đỏtím vàng, đẹp ơi là đẹp...Bà ái ngại nhìn cháu mà nước mắt ứa ra. Tội nghiệp con bé Hiếu của bà... Mườimấy tuổi đầu đã phải đi làm thuê cho người ta, mấy tháng rồi không dám về thămnhà vì sợ hụt tiền đóng học phí cho em.Trang viết & cuộc đờiTrong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật ngườichồng luôn… bị chết trước vợ.Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: Nếu trang viết là cuộc đời thì emchỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại.Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh,quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn.Ước mơChị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bịtrễ học nữa.Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần,đầu không nón...ThưHồi mới cưới nhau, chị thường hay viết thư cho anh, tình cảm nồng nàn, có cảnhững lá thư không gửi. Thư nào anh cũng đọc thuộc lòng. Hạnh phúc ngập tràn.Giờ đây, anh mải mê tối ngày với công việc, ít có thời gian tâm sực cùng chị. Cònchị, vẫn giữ thói quen viết thư cho anh mỗi lần anh đi công tác - những lá thưkhông gửi. Lần nào cũng vậy, thấy lá thư đặt trên bàn làm việc anh lại cằn nhằn:Em viết để làm gì, thời gian đâu mà đọc. Chị lặng lẽ thở dài và lần sau lại viết -những lá thư không gửi.Phấn sonTốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng vàthương. Mẹ khen: Bạn gái con xinh.Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: Mỹ phẩm củahãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da,giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màugì.Nghỉ lễCha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học,nó ở lại thành phố.Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưngráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.Nó hứa.Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạngái.Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mớivề. Còn đến bốn tháng nữa…”Ngày cưới của chaAnh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây sốđường quàn quả các thứ lo đám cưới cho anh.Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách điđứng như thế nào cho phải đạo...Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêmbước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...Lòng tinXe ngừng…- Mận ngọt đây!...- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?- Dạ 2000.- Hổng có tiền lẻ!- Để con đổi cho!Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!- Ai mà tin cái lũ đó chứ!- Bà tin người quá!...Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi choLời hứaTết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trongđám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội,anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằngLinh sáng rỡ.Ngày lại ngày. cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứthập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó.Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đichơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”Lời cuốiChuông điện thoại reo vang, giật mình, như cái máy, tay bật đèn đầu giường, mắtnhìn đồng hồ: 12 giờ 20 đêm. Chờ đến tiếng thứ ba mới nhấc điện thoại. Giọngthằng em từ quê nhà lạc lỏng, buông xuôi :- Má xấu quá rồi, không còn biết gì nữa! Anh nói với Má vài tiếng đi!!Tôi tuyệt vọng :- Má đâu còn nghe được!?Thằng em nài nỉ :- Anh nói với Má vài tiếng đi, Má còn chờ anh đó!!Tôi nghẹn ngào trong điện thoại như một lời tạ tội :- Má ơi, con không về kịp, thôi Má hãy đi đi, đừng chờ con nữa.Mười lăm phút sau, chuông điện thoại lại reo vang, giọng thằng em não ruột: Máđã ra đi!BaXưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài,ch ...

Tài liệu được xem nhiều: