Danh mục

Truyện thơ Lục Vân Tiên - sự tiếp biến ba tư tưởng Nho, Phật, Đạo

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không biết tự bao giờ, văn chương Nguyễn Đình Chiểu đã thấm sâu vào đời sống tâm hồn người dân Nam Bộ. Tác giả là một trí thức lớn, quý Phật, gần Đạo, học và sống theo khuôn phép nhà Nho.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện thơ Lục Vân Tiên - sự tiếp biến ba tư tưởng Nho, Phật, Đạo Truyện thơ Lục Vân Tiên - sự tiếpbiến ba tư tưởng Nho, Phật, ĐạoKhông biết tự bao giờ, văn chương Nguyễn Đình Chiểu đã thấmsâu vào đời sống tâm hồn người dân Nam Bộ. Tác giả là một tríthức lớn, quý Phật, gần Đạo, học và sống theo khuôn phép nhàNho. Vậy mà tác phẩm của ông lại không hề mang âm sắc caođạo của chuông vàng khánh bạc. Nó tự nhiên và giản dị như phùsa sông bồi. Nó nảy mầm xanh lá như cây gặp đất phù sa. Mỗitác phẩm, mỗi nhân vật của ông chất chứa một phần yêu thương,khao khát của nhân dân. Bởi nó đã nói thay tư tưởng, tiếng lòngcủa những con người khai sơn phá thạch: mọi triết lý đều thấmvào hành vi ứng xử, thành những câu ca phập phồng hơi thởcuộc sống; mọi ràng buộc phép tắc bị cởi bỏ, được nhân dân đandệt thành chiếc võng đạo lý, ru bao giấc mơ đầy màu sắc tínngưỡng dân gian. Đưa tác phẩm của mình về với nhân dân, trởthành báu vật của nhân dân, đó không chỉ bởi tài năng, đó cònbởi Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp biến đầy sáng tạo những tưtưởng Nho, Phật, Đạo mà ông thấm nhuần bài bản từ sách vở.Sự tiếp biến ấy đã lộ diện ngay từ tác phẩm lớn đầu tiên của ông:truyện thơ Lục Vân Tiên.Lục Vân Tiên quả là tác phẩm đáng dành làm bài ca hát ru contrẻ, làm lời ngâm tặng vợ chồng son, làm lời nghiêm răn nhữngkẻ ăn ở hai lòng... Âm điệu du dương trầm bổng; chuyện lươngduyên kỳ lạ, éo le; lắm thủy chung mà cũng nhiều phản trắc... đólà sức lay động, sức xuyên thấm mãnh liệt của khúc ca này.Xét về tư tưởng, thơ Lục Vân Tiên đậm màu sắc Nho giáo. Lầntheo cuộc hành trình của chàng nho sinh Lục Vân Tiên, gặp gỡtiểu thư Kiều Nguyệt Nga, đối ẩm cùng Hớn Minh, Tử Trực, ẩndật cùng ông Ngư, ông Tiều..., người đọc nhận ra Trung – Hiếu –Tiết – Nghĩa, rồi đến Nhân – Dũng – Khí, lại thêm Nhân – Nghĩa –Lễ – Trí – Tín... Nhưng suy ngẫm kỹ, tất cả có còn là Nho thoátthai từ sách vở nữa đâu? Nó đã chuyển hóa thành đạo đức,thành đạo lý nhân dân mất rồi!Bằng khả năng hạn hẹp, người viết bài này chỉ xin tìm hiểu hainội dung lớn trong đó: Nhân và Nghĩa.Mở đầu tác phẩm, chữ Nhân đã xuất hiện qua lời bình thấm thía: “Trước đèn xem truyện Tây minh Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le”Nhân, trong lời thơ, là lòng người ăn ở với nhau. Nó là khúc biếntấu từ chữ Nhân của Nho giáo. Trước hết, theo Khổng Tử, Nhânlà sống đúng với mình, sống phải với người. Nhân dùng để giáohóa con người,, cải biến xã hội từ loạn thành trị. Vậy ai học đượcchữ Nhân ấy? Thật khắc nghiệt! Chỉ có người quân tử, tức kẻ cóđịa vị trong xã hội, mới học được đức nhân. Với Khổng Tử, chưahề có người tiểu nhân có nhân, nghĩa là những người chân lấmtay bùn, cui cút khổ nghèo, muôn đời không thể sống có nhân?Điều này quả thật xa lạ với Lục Vân Tiên.Cũng theo Khổng Tử, Nhân là sửa mình theo lễ: khi ở nhà thì giữgìn cho khiêm cung, khi làm việc thì kính cẩn, khi giao tiếp vớingười thì trung thành. Cách hiểu này, hóa ra, chỉ đòi hỏi sự phụctùng của kẻ dưới đối với bề trên. Xem đó, chữ Nhân trong LụcVân Tiên phóng khoáng hơn nhiều. Có chăng, Nguyễn ĐìnhChiểu đã học được ở Khổng Tử chữ Aùi nhân (lòng thươngngười).Theo Khổng Tử, Nhân là cái gốc đạo đức của con người, là đạolàm người. Tuy nhiên, đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu lạithật gần gũi, phù hợp với nhân dân.Xét đến Mạnh Tử, người kế tục Khổng Tử, chữ Nhân đứng hàngđầu trong bốn đức lớn: Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí. Chúng bắt nguồntừ bốn đầu mối của Thiện. Trong đó, lòng thương xót là đầu mốicủa Nhân. Tuy nhiên, Nhân – Nghĩa, theo Mạnh Tử, cũng chỉnhằm duy trì chế độ đẳng cấp mà thôi. Chữ Nhân của NguyễnĐình Chiểu gần gũi mà thiêng liêng hơn: biết sống cao đẹp, biếtxả thân hy sinh vì người khác.Hay như ở Mặc Tử, Nhân là Kiêm ái (bao hàm chữ Nghĩa), là yêuhết thảy mọi người như nhau, không phân biệt thân – sơ – quý –tiện, yêu người như yêu mình. Điều này có vẻ hẹp so với tinhthần thương ghét phân minh của Đồ Chiểu: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” Hay như: “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm” Nó càng khác xa, khi Mặc Tử còn khẳng định: “Kiêm ái là đạo của Thánh nhân”.Sống với thế giới của truyện Lục Vân Tiên, người đọc nhận rachữ Nhân trên mọi nẻo đường. Lòng thương người trở thành mộttiêu chuẩn đạo đức của người có đức hạnh. Nó cũng là lối sốngcủa bất cứ ai coi trọng tấm lòng hơn tiền của: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”Truyện Lục Vân Tiên thật sự là nơi hội tụ những con người biếtyêu thương: chàng Lục Vân Tiên động lòng trước cảnh dân thankhóc tưng bừng; ông Ngư, ông Tiều cứu vớt, cưu mang ngườidưng mắc nạn, Tiểu đồng khóc thương thầy bạc mệnh,... Với ĐồChiểu, đức nhân đâu dành riêng cho người quân tử. Nó khôngphải sự phục tùng. Nó cũng chẳng nhằm duy trì một chế độ đẳngcấp nào. Nó có thương và có ghét, thậm chí ...

Tài liệu được xem nhiều: