Danh mục

Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệpNguyễn Văn TuấnMối tương tác giữa khoa học và truyền thông thường diễn ra theo một một qui ước bất thành văn gọi là “Qui ước Ingelfinger” theo thứ tự sau đây: nhà khoa học, tập san khoa học, và truyền thông. Hệ thống truyền thông chuyển tải những thành quả nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt và công bố trên tập san do nhà khoa học soạn thảo. Theo qui ước này, sau khi hoàn tất một công trình nghiên cứu, nhà khoa học soạn báo cáo và gửi cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp Nguyễn Văn Tuấn Mối tương tác giữa khoa học và truyền thông thường diễn ra theo một mộtqui ước bất thành văn gọi là “Qui ước Ingelfinger” theo thứ tự sau đây: nhà khoahọc, tập san khoa học, và truyền thông. Hệ thống truyền thông chuyển tải nhữngthành quả nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt và công bố trên tập san do nhàkhoa học soạn thảo. Theo qui ước này, sau khi hoàn tất một công trình nghiên cứu, nhà khoahọc soạn báo cáo và gửi cho một tập san khoa học; ban biên tập tập san gửi bảnthảo bài báo cho các chuyên gia trong ngành đ ể bình duyệt (hay phản biện); và quađề nghị của các chuyên gia bình duyệt, ban biên tập tập san có thể chấp nhận chocông bố bài báo. Sau khi bài báo được công bố trên tập san, giới truyền thông mớicó quyền đưa tin về công trình nghiên cứu. Trong thời gian bài báo còn trong vòng bình duyệt và phản biện (thườngkéo dài từ 3 tháng đến 12 tháng), hay đã duyệt xong nhưng chưa in trên tập san,nhà nghiên cứu không được tiếp xúc với báo chí để nói về kết quả của công trìnhnghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tế thỉnh thoảng vẫn xảy ra những trường hợp mà cácnhà khoa học vì lí do nào đó không tuân hành theo qui ước trên và để lại vài hệquả nghiêm trọng. Tháng 4 năm ngoái, tập san New England Journal of Medicine(NEJM, một tập san y khoa số 1 trên thế giới), thi hành kỉ luật giáo sư MartinLeon, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng của Mĩ, vì ông tiếp chuyện với giớitruyền thông về một nghiên cứu của ông trong khi nghiên cứu đó chưa đượcNEJM công bố chính thức trên mặt báo.Câu chuyện Avandia bên Mĩ … Mới đây, một trường hợp khác xảy ra cũng thu hút chú ý của công chúng vàgiới truyền thông liên quan đến thuốc Avandia, một thuốc được dùng phổ biếnđiều trị bệnh đái tháo đường. Ngày 21/5/2007 tập san NEJM công bố một phântích tổng hợp của hai tác giả Steve Nissem và Kathy Wolski (Trung tâm y khoaCleveland, Ohio, Mĩ) cho thấy bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng thuốcrosiglitazone (Avandia) có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn bệnh nhânnhóm đối chứng (placebo) đến 43%, và nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch tăng64%. Bài báo của Nissen và Wolski gây ra nhiều tranh cãi gay gắt trong giớichuyên môn về phương pháp phân tích, về cách tiếp cận vấn đề, và cách diễn giảisố liệu. Người viết bài này cũng có bình luận về phương pháp nghiên cứu của haitác giả. Dù công trình nghiên c ứu bị chỉ trích nhiều, nhưng Cục quản lí thuốc vàthực phẩm Mĩ (FDA) ra lệnh cho công ti sản xuất thuốc GlaxoSmithKline phảithêm phần cảnh báo trên hộp thuốc về khả năng thuốc có thể làm tăng nguy cơnhồi máu cơ tim. Sau khi NEJM công bố công trình nghiên cứu với kết quả bất lợi cho thuốcAvandia, thu nhập của công ti từ thuốc Avandia giảm gần 40% trong vòng 3tháng! Chẳng những thế, giá cổ phiếu của GlaxoSmithKline trên thị trường chứngkhoáng cũng giảm 13%! Nhưng sự việc không dừng ở đó, vì tuần qua có một tiết lộ liên quan đếnvấn đề đạo đức khoa học. Trước khi NEJM công bố bài báo của tác giả Nissen vàWolski, theo thông lệ, ban biên tập NEJM nhờ 3 chuyên gia bình duyệt. Một trong3 chuyên gia đó là giáo sư Steven Haffner thuộc Đại học Texas, một chuyên giabệnh đái tháo đường nổi tiếng của Mĩ. Giáo sư Haffner là một cố vấn khoa họccho công ti GlaxoSmithKline và t ừng có kinh nghiệm với thuốc Avandia. (Cũngcần mở ngoặc ở đây để nói thêm rằng theo qui định chung, hai tác giả Nissen vàWolski không biết những người đồng nghiệp bình duyệt bài báo của mình là ai.) Thay vì bình duyệt bài báo, giáo sư Haffner gửi (qua fax) bản thảo bài báocho công ti GlaxoSmithKline. Đây là một vi phạm đạo đức khoa học nghiêmtrọng. Một trong những qui định đạo đức khoa học là người bình duyệt không cóquyền gửi bản thảo bài báo mình duyệt cho bất cứ ai, không được tiết lộ chi tiếtcủa bài báo cho bất cứ ai, và sau khi bình duyệt bản thảo bài báo phải được hủybỏ. Sự việc được báo chí phanh phui, và gây chấn động trong giới y khoa.Quốc hội Mĩ cũng vào cuộc. Khi được hỏi tại sao ông tiết lộ choGlaxoSmithKline, giáo sư Haffner lúng túng không trả lời được. Ông nói một câunói trở thành nổi tiếng: “Tại sao tôi gửi đi là một điều bí ẩn. Tôi thật sự khônghiểu nỗi. Lúc đó tôi cảm thấy không khỏe khoắn trong người. Đó là một sai lầmvề phán đoán” (nguyên văn: Why I sent is a mystery. I don’t really understand it.I wasn’t feeling well. It was a bad judgment.) Công ti GlaxoSmithKline cho rằng giáo sư Haffner nghi ngờ về phươngpháp thống kê của giáo sư Nissen và Wolski, nhưng ông không có khả năng bìnhduyệt, nên nhờ các chuyên gia trong công ti GlaxoSmithKline giúp đỡ và cho ýkiến. Tuy nhiên, công ti cho biết họ không trả lời giáo sư Haffner, và do đó, họkhông vi phạm đạo đức khoa học. Nhưng cũng có người nghi ngờ rằng rất có thể ông muốn báo cho “phe ta”(tứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: