Danh mục

Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 71.02 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tửTương truyền, thời xưa, ở một làng nhỏ, bỗng nhiên xuất hiện căn bệnh quái lạ: Trên da khắp người bệnh, mọc lên rất nhiều những nốt sẩn, nhìn như da gà, ngứa kịch liệt, phải gãi liên tục; có khi gãi đến rỉ cả máu vẫn không thấy đỡ. Căn bệnh lạ lan truyền rất nhanh, chỉ sau vài ngày, tất cả dân trong làng đều bị nhiễm bệnh. Thầy thuốc ở địa phương đã thử dùng đủ mọi loại thuốc, nhưng đều vô dụng. Khi đó, có một vị đạo sĩ qua...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tửTương truyền, thời xưa, ở một làng nhỏ, bỗng nhiên xuất hiện căn bệnh quái lạ: Trên dakhắp người bệnh, mọc lên rất nhiều những nốt sẩn, nhìn như da gà, ngứa kịch liệt, phảigãi liên tục; có khi gãi đến rỉ cả máu vẫn không thấy đỡ. Căn bệnh lạ lan truyền rấtnhanh, chỉ sau vài ngày, tất cả dân trong làng đều bị nhiễm bệnh. Thầy thuốc ở địaphương đã thử dùng đủ mọi loại thuốc, nhưng đều vô dụng. Khi đó, có một vị đạo sĩ quathôn cho biết: Phải đến một hòn đảo nhỏ ở biển Đông, hái lấy quả của loài cây thuốc cólá như lông chim, nấu nước tắm, mới chữa khỏi được. Có điều, trên hòn đảo lại có rấtnhiều rắn, mà rắn lại hay làm ổ trên những cây thuốc. Mọi người nghe thấy vậy, chỉ cònbiết thở dài, thất vọng.Từng có hai chàng trai dũng cảm, thử liều mình đến đảo hái thuốc, nhưng trước sau đềukhông thấy về. Có lẽ họ đều bị rắn độc cắn chết. Trong khi đó, bệnh phát tác mỗi ngàymột nặng, một số người bị viêm loét lòi cả xương thịt, máu mủ chảy đầm đìa khắp người.Nếu không chữa khỏi, thì sẽ là một tai họa khó lường trước được. Trước cảnh đau khổđó, lại có một chàng trai quyết tâm ra đi kiếm thuốc. Có điều, sau khi rời khỏi làng,chàng trai không đến thẳng đảo rắn, mà đi khắp nơi để tìm thuốc chữa rắn độc cắn. Saukhi được một thầy thuốc bày cho cách phòng rắn độc bằng rượu pha hùng hoàng, chàngtrai mới đáp thuyền tới đảo. Trải qua bao vất vả, cuối cùng chàng đã mang được thuốc vềcho dân làng. Dùng thứ hạt đó nấu nước tắm, người bệnh nhẹ chỉ tắm 2-3 lần là khỏi, cònngười nặng cũng chỉ phải tắm khoảng 5-6 lần.Vì là thứ hạt của loài cây mà rắn hay dùng làm “giường” nằm, nên thứ thuốc nói trênđược đặt tên là “xà sàng tử”, nghĩa là “thứ quả trên giường rắn” (tử = quả, xà = rắn, sàng= giường). Theo khảo sát của các nhà thực vật, những nơi có cây xà sàng mọc, thườnghay gặp rất nhiều loài rắn. Ngoài ra, ở những nơi nhiều rắn, dưới gốc cây xà sàng thườngkhông thấy có hạt rơi vãi; Người xưa cho rằng, hạt xà sàng chính là thứ loài rắn dùng làmmón ăn “chay”.Cho dù truyền thuyết kể trên là sự thật hay là hư cấu, thì tác dụng chữa lở ngứa của xàsàng vẫn là xác thực. Từ xưa đến nay, xà sàng vẫn được coi là vị thuốc tốt để chữa trịnhững chứng bệnh lở ngứa ngoài da, như mụn nhọt, chàm, viêm da dị ứng, phụ nữ ngứaâm đạo, viêm âm đạo,... Kết quả nghiên cứu hiện đại đã chứng thực, xà sàng tử có tácdụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vàng (staphylococcus aureus), trực khuẩn mủxanh (bacillus pyocyaneus), trùng roi âm đạo, và các loài nấm gây ngứa ngoài da(dermatophyte), như microsporum, epidermophyton và trichophyton.Chỉ có điều, xà sàng không phải là loài cây “đặc hữu” trên một hòn đảo nhỏ ở ngoài biểnĐông, mà là một loài cây mọc hoang ở nhiều nơi. Tại Việt Nam xà sàng thường hay gặpở các bờ, bãi ven sông, những khoảng đất trống, hay các ruộng hoang.Về mặt thực vật, xà sàng (cnidium monnieri L.) là loại cỏ (cây thảo), cao từ 0,4-1m. Thânmọc đứng, phân nhánh, có vạch dọc. Lá mọc so le, xẻ lông chim hai lần. Hoa nhỏ màutrắng, mọc thành tán kép, tổng bao có ít lá bắc hẹp, cuống hoa dài hơn cuống lá. Cụm hoanhìn từ trên xuống, giống như cái giần hay cái sàng, nên cây còn có tên là “giần sàng”.Quả bế, hình bầu dục, hơi dẹt; vì quả rất nhỏ, chỉ dài khoảng 2-5mm, nên dân gianthường gọi là “hạt”. Để sử dụng làm thuốc, khi quả chín (tháng 6-8), người ta nhổ hay cắtcả cây về, phơi khô, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi cho thật khô là được.Ngoài tác dụng chữa lở ngứa, xà sàng tử còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh dụcở cả nam và nữ. Điều này đã được đề cập từ cách đây hơn 2.000 năm, trong sách ThầnNông bản thảo kinh, thành thư trong thời kỳ Tần – Hán; Đối với nam giới, trong sáchHồng nghĩa giác tư y thư, Tuệ Tĩnh từng viết: “Cường dương chừ xa sàng, ông già uốngkhá đương mười cô gái”. Nghĩa là, ông già uống vào có thể đảm đương 10 cô gái. Về tácdụng cải thiện chức năng sinh sản, trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân cũng đãnhận định: Xà sàng tử là thuốc đi vào mệnh môn, tam tiêu và khí phận, được sách ThầnNông bản thảo xếp vào loại “thượng phẩm”, không chỉ có ích cho nam giới, mà còn cóích cả đối với phụ nữ,... Còn kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, xà sàng tử có tác dụngtương tự như testosteron, làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng ở động vật thínghiệm. Thực tế lâm sàng cũng cho thấy, sử dụng xà sàng phối hợp với thục địa, sơn thùnhục, thỏ ty tử, đồng tật lê, nhục quế, dâm dương hoắc, theo nguyên tắc biện chứng luậntrị, có thể mang lại hiệu quả trị liệu tốt, đối với những chứng bệnh liên quan tới chứcnăng sinh sản, ở cả nam giới và nữ giới.Xà sàng tử là vị thuốc được dùng ngoài nhiều hơn dùng trong, nên trong các sách thuốcĐông y hiện đại, xà sàng tử không xếp trong nhóm “thuốc bổ dương”, mà xếp vào loạithuốc dùng ngoài – trong nhóm “thuốc công độc, sát trùng, chống ngứa”. Theo Đông y:Xà sàng tử có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc; đi vào kinh thận. ...

Tài liệu được xem nhiều: