Danh mục

Từ bản năng đến tâm thức nhân vật trữ tình trong các khúc ngâm thế kỷ XVIII-XIX

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.51 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước đây, các nhà phê bình xã hội học giai cấp luôn đánh giá không cao về sự xuất hiện của các yếu tố bản năng trong các khúc ngâm thế kỉ XVIII-XIX. Từ bản năng tính dục cho đến các nhu cầu thế tục đều bị xem là mặt hạn chế của những tác giả Trung đại. Tuy nhiên, đứng trên một số phương diện khác, sự ẩn hiện ít nhiều của bản năng trong tác phẩm đã góp phần thể hiện tâm thức nhân vật trữ tình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ bản năng đến tâm thức nhân vật trữ tình trong các khúc ngâm thế kỷ XVIII-XIX TỪ BẢN NĂNG ĐẾN TÂM THỨC NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CÁC KHÚC NGÂM THẾ KỶ XVIII-XIX VŨ THỊ THÚY HÒA Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Trước đây, các nhà phê bình xã hội học giai cấp luôn đánh giá không cao về sự xuất hiện của các yếu tố bản năng trong các khúc ngâm thế kỉ XVIII- XIX. Từ bản năng tính dục cho đến các nhu cầu thế tục đều bị xem là mặt hạn chế của những tác giả Trung đại. Tuy nhiên, đứng trên một số phương diện khác, sự ẩn hiện ít nhiều của bản năng trong tác phẩm đã góp phần thể hiện tâm thức nhân vật trữ tình. Hay nói sâu hơn, những yếu tố bản năng được che đậy bằng thi pháp truyền thống là con đường mới và khá “mạo hiểm” để bộc lộ những tư tưởng phi truyền thống của tác giả Trung đại trong thời kỳ văn học còn ít nhiều chuẩn mực phong kiến đương thời. Từ khóa: bản năng, tâm thức, khúc ngâm, vô thức1. MỞ ĐẦUSự phát triển mạnh mẽ của các trường phái phê bình văn học mới xuất hiện đã khiếncho giới nghiên cứu nhận thức được rằng cần phải xem xét văn học dưới nhiều góc độkhác nhau. Và khai thác các yếu tố thuộc về tâm thức con người là một trong nhữnghướng tiếp cận mới mẻ trong trong việc khám phá tác phẩm văn học. Từ góc nhìn nàythì để phản ánh tâm thức con người, một trong những yếu tố cơ bản nhất chính là nhữngvấn đề thuộc về bản năng. Đó không chỉ là một đề tài phản ánh trong tác phẩm mà cònlà một hệ quy chiếu để giải mã hoặc tạo nghĩa cho tác phẩm văn học. Với mỗi giai đoạnkhác nhau, yếu tố bản năng sẽ xuất hiện với mức độ đậm nhạt tương ứng vì nhiều yếu tốkhác như tâm lý, thể loại, mỹ học của từng thời đại… Đặc biệt là thời đại mà hàng loạtchính kiến bao trùm lên đó những quy phạm đạo đức và giao tiếp xã hội, con người phảikiềm chế sự buông thả hồn nhiên của sự hoan lạc trong sâu thẳm chính mình. Thêm vàođó, khi đề cập đến yếu tố bản năng, hầu như người ta chỉ nhìn nhận một khía cạnh thuộcvề tính dục. Trong khi những công trình nghiên cứu tâm lý học luôn khẳng định conngười bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố thuộc về tự nhiên, vô thức.Yếu tố bản năng trong các sáng tác văn học Việt Nam đã được đề cập từ lâu nhưng vẫntồn tại như là một trong những chủ đề nhạy cảm, không phải bao giờ việc tìm hiểu nócũng được khuyến khích. Trong tác phẩm hậu hiện đại, các tác giả thường sẽ dễ dàngcởi mở hơn đối với sự xuất hiện của bản năng con người so với những văn bản Trungđại. Với sự thể hiện bút pháp ước lệ đầy tính trang nhã, cổ điển của các khúc ngâm, việctìm hiểu tâm thức bản năng của nhân vật trữ tình sẽ là một “hướng đi liều lĩnh” và đầythách thức cho những người làm nghiên cứu. Quan niệm chính thống xem văn chươngdùng để thể hiện “tâm, chí, đạo” của con người: Văn dĩ tải đạo, Thi dĩ ngôn chí…thường sẽ không cho phép các thi nhân nói về vấn đề bản năng, từ dục tính cho đếnnhững cái tốt, cái tốt thuộc về tự nhiên của con người. Chỉ đến khi chế độ phong kiến 12KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018xuống dốc, khả năng kiềm toả về mặt tư tưởng giảm bớt, con người mới bắt đầu nhennhóm những ý niệm muốn bộc lộ điều “vốn có” ấy vào trong thơ ca. Giai đoạn văn họcthế kỉ XVIII – XIX, chỉ có một ít tác giả dám đề cập đến vấn đề đó, chủ yếu ở dạngtruyền khẩu. (ngay cả hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương, cũng được nhiều nhà nghiên cứugọi là dạng truyền khẩu, dù có tác giả chứ không khuyết danh).Các tác phẩm ngâm khúc trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉXIX luôn là nguồn đề tài hấp dẫn giới nghiên cứu. Tuy nhiên, sự thể hiện tâm thức nhânvật qua các yếu tố bản năng trong thể loại ngâm khúc được các tác giả tạo ra một cáchrất khéo léo, tinh tế, vừa cao sang vừa thuần túy, vừa chân thật lại vừa rất thâm sâu,thậm chí kín đáo, không phải đã dễ hiểu.Nhiều nhà phê bình đánh giá cao tinh thần nhân đạo trong các khúc ngâm này, song bêncạnh đó họ vẫn đưa ra ý kiến mang tính “phê phán” khi thấy các tác giả đưa vào đó mộttình yêu gắn với nhục cảm, với những khát khao về xác thịt (Cung oán ngâm củaNguyễn Gia Thiều). “Bài ca xác thịt văn vẻ ấy được kết thúc bằng một nỗi hân hoankhông chút e lệ ngượng ngùng” – đó sẽ là rào cản làm giảm bớt cảm tình của người đọccũng như giá trị tình yêu mà tác giả muốn đề cao. Trong khi đó, GS Trần Đình Sử lạicho rằng: “Thế kỉ XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn trong quan niệm con người cánhân, làm nở rộ một dòng văn học nhân đạo, khác với văn học nhân nghĩa là chủ đạotrước đó.”[1] Như vậy, rõ ràng yếu tố bản năng không phải là “hạt sạn” dễ ghét cộm lênlàm giảm bớt giá trị thẩm mỹ của các khúc ngâm mà nó chính là yếu tố mới, sáng tạođầy “tính người” trong văn học giai đoạn này.2. NỘI DUNGTâm thức nhân vật ...

Tài liệu được xem nhiều: