Tất cả mọi vật quanh ta, từ những sinh vật nhỏ bé mắt thường không thể nhìn thấy, tới các vì sao vô cùng to lớn trong vũ trụ bao la đều không ngừng chuyển động. Ngay cả dải Trường Sơn hùng vĩ mà bạn tưởng muôn đời không xê dịch, thì cũng đang ngày đêm quay theo Trái Đất với một vận tốc đáng kể. Sự đứng yên của nó chỉ là tương đối. Sự chuyển động trong thế giới tự nhiên là muôn hình vạn trạng, không tài nào kể xiết, nhưng nói chung đều tuân theo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET. phần 1TỪ CÂY GẬY THẦN ACSIMET Tác giả: Nguyễn Hữu Dy Nhà xuất bản: Kim Đồng Năm xuất bản: 1983 Lời nói đầuTất cả mọi vật quanh ta, từ những sinh vật nhỏ bé mắt thường không thể nhìn thấy, tớicác vì sao vô cùng to lớn trong vũ trụ bao la đều không ngừng chuyển động. Ngay cả dảiTrường Sơn hùng vĩ mà bạn tưởng muôn đời không xê dịch, thì cũng đang ngày đêmquay theo Trái Đất với một vận tốc đáng kể. Sự đứng yên của nó chỉ là tương đối.Sự chuyển động trong thế giới tự nhiên là muôn hình vạn trạng, không tài nào kể xiết,nhưng nói chung đều tuân theo các quy luật nhất định, được gọi là các định luật cơ học.Cơ học xuất hiện tự thực tiễn lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống của conngười. Cách đây hai ngàn năm, người ta gọi nó là “nghề thủ công của đời sống”. Với sựđóng góp của nhiều thế hệ các nhà bác học, cơ học lớn lên không ngừng. Đến thế kỷ thứ18, nhà bác học thiên tài Niutơn với ba định luật cơ bản nổi tiếng và định luật vạn vật hấpdẫn bao quát toàn vũ trụ, đã đưa cơ học vươn lên sánh vai với các ngành khoa học khácnhư toán học, vật lý, hóa học…Ngày nay, cơ học vẫn phát triển không ngừng và ngày càng liên quan mật thiết với cácngành khoa học kỹ thuật khác. Đó là cơ sở cho các tính toán thiết kế xây dựng, chế tạomáy, hàng không, hàng hải… Có thể nói rằng, không có cơ học thì không có máy móc,không có điện, không có cả ôtô, máy bay, tên lửa vũ trụ…Thông qua những mẩu chuyện lý thú, chúng tôi muốn giúp các bạn làm quen với cơ họctrên những nét lớn và vai trò của nó trong đời sống, thực tiễn sản xuất. Chúng tôi mongrằng, cuộc du lịch vào tòa lâu đài cơ học đẹp đẽ này sẽ góp phần chắp cánh cho nhữngước mơ khoa học của các bạn. Mục lụcLỜI NÓI ĐẦUChương 1 – TRONG “THẾ GIỚI TƯƠNG ĐỐI” CỦA GALILE • Chuyển động hay đứng yên? • A – sin và con rùa • Một cuộc ngao du với… ba quan phí tổn • Từ câu chuyện về chất thuốc gia tốc • Những sân ga quay • Đuổi theo thời gianChương 2 – BA VIÊN GẠCH KỲ DIỆU CỦA NIUTƠN • Nếu Trái Đất ngừng quay! • Dùng tay không bắt đạn • “Đạn” táo lê và “bom” dưa hấu • Ông thị trưởng thành Gotem và đại lực sĩ Xviatogo • Từ thí nghiệm đến định luật • Những động cơ phản lực trên bộ đầu tiênChương 3 – CÂY GẬY THẦN CỦA ACSIMET • Sức mạnh của trí tuệ • Hội kiệu đình • Thế nào là công và năng lượng • Người nô lệ máy • Bẫy bắt gió • Người lao động vĩ đạiChương 4 – TỪ CON CÙ GIẢI TRÍ ĐẾN CON QUAY CƠ HỌC • Lực ly tâm – Một người giúp việc đắc lực • Nhưng mà cũng là một kẻ đã từng gây tai họa • Những cảnh giác kỳ là trong “quả cầu ma” • Từ con cù ngoài hè phố… • …Đến con quay kỹ thuật • Một cách cân gian mà thật thà (!) • Nếu Trái Đất quay nhanh hơn!Chương 5 – NHỮNG LỰC SĨ “MỀM” VÀ “VÔ HÌNH” • Lực sĩ vô hình • Sức mạnh của “thủy thần” • Đại lực sĩ Paxcan • Oreca! Oreca! • Từ hạt vừng bướng bỉnh đến chiếc tàu ngầm ngoan ngoãn • Vài bài toán oái oăm • Chất thuốc mất trọng lượng và những con tàu nhẹ hơn không khíChương 6 – MỘT ĐỊNH LUẬT VĨ ĐẠI • Đi tìm điều bí ẩn kỳ diệu • Ngọc càng mài càng sáng • Lời bàn về quả táo và Trái Đất • Những sợi dây vô hình • Đường dây cáp khó tưởng tượng • Mấy câu hỏi “Tại sao?” • Du lịch trong cái giếng không đáy • Một phát minh kỳ diệu trong… tưởng tượngChương 7 – TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC • Những giấc mơ bay • Từ phương án của một người tử tù • Vì sao tên lửa bay được? • Từ pháo thăng thiên đến tên lửa hiện đại • Từ đỉnh núi Niutơn đến ba vận tốc vũ trụ • Ước mơ của một thầy giáo trường làng Chương 1: Trong “thế giới tương đối” của Galile Chuyển động hay đứng yên?Ra đời cách đây ba trăm năm, thuyết của Galilê không phải là dễ dàng được người đươngthời chấp nhận.Con người ngày xưa vốn quen nhìn nhận hiện tượng bên ngoài mà ít đi sâu vào bản chấtcủa sự vật. Hằng ngày, ai mà chẳng thấy Mặt Trời vạch một đường cung lớn từ đông quatây? Thế mà nhà bác học người Ý đó lại khẳng định: “Mặt Trời không đi, trái lại, chínhTrái Đất đang quay quanh nó, từ tây qua đông!”.Ngày nay có lẽ chẳng ai còn thắc mắc về cái chân lý thật đơn giản mà cũng thật vĩ đạinày. Chỉ cần lấy một sự việc thông thường nhất như khi ta đi tàu hỏa làm thí dụ. rõ rànglà tàu chạy mà bạn lại cứ tưởng hàng cây bên đường đang đuổi nhau lao vun vút về phíasau. Trái Đất – quê hương của chúng ta – chẳng qua cũng như con tàu, còn Mặt Trời thìnhư hàng cây…Nhưng không phải chỉ có hành tinh chúng ta, mà cả Mặt Trời và muôn vàn vì sao cũngđang mải miết chạy theo quỹ đạo của chúng.Còn khi bạn đang ngồi bên cửa sổ? Sự ngồi yên đó cũng chỉ là tương đối nốt, tương đốiso với ngôi nhà của bạn. Vì thật ra thì cả bạn lẫn ngôi nhà vẫn đang chuyển động theoTrái Đất.Đó là thực chất của nguyên lý tương đối Galilê.Giờ xin mời bạn hãy đi sâu một chút vào thế giới chuyển động tương đối này. Nó sẽ đemlại cho chúng ta nhiều điều bổ ích và lý thú. Asin và con rùaDũng sĩ Asin trong trường ca “Iliát” của Hôme nổi tiếng không những vì có công lớntrong việc đánh chiếm thành Tơroa mà còn vì cặp giò “chạy nhanh như gió”.Thế mà Dênông, nhà triết học cổ Hy Lạp (thế kỷ thứ 5 TCN) dám quả quyết rằng “Asinkhông thể đuổi kịp một… con rùa”!?Dênông chống lại thuyết chuyển động. Theo ông thì “chuyển động chỉ là ảo ảnh của mắt,nó đánh lừa ta”. Ông lập luận như sau: “Giữa con rùa và Asin có một khoảng cách. Khidũng sĩ vượt hết khoảng cách đó thì chú rùa cũng đã đi được một quãng đường nữa. Asinđuổi xong khoảng cách mới, thì đối thủ lại bò thêm một quãng khác. Và cứ thế, rùa ta vẫnluôn luôn ở trước Asin…”Người ta kể lại rằng, khi nghe xong lời giảng này, nhà triết học Điôgien đã lặng thinh, điđi lại lại trước mặt nhà thông thái râu dài. Hình như ông ta cảm thấy đó chỉ là một thứngụy biện, nhưng không đủ lý luận để cãi lại thầy…Cái sai của Dênông là đ ...