Những bất cập của Chương Chế độ chính trị theo Hiến pháp hiện hàn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 hiện nay được chia thành 12 chương: Chương I “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chế độ chính trị”; Chương II “Chế độ kinh tế”;Chương III“Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ”; Chương IV “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”; Chương V “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; Chương VI “Quốc hội”; Chương VII “Chủ tịch nước”; Chương VIII “Chính phủ”;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ chế định chế độ chính trị bàn về cơ cấu của hiến pháp Từ chế định chế độ chính trị bàn về cơ cấu của hiến pháp 1. Những bất cập của Chương Chế độ chính trị theo Hiến pháp hiện hànHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 hiện nay đượcchia thành 12 chương: Chương I “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -chế độ chính trị”; Chương II “Chế độ kinh tế”;Chương III“Văn hóa, giáo dục,khoa học, công nghệ”; Chương IV “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”;Chương V “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; Chương VI “Quốc hội”;Chương VII “Chủ tịch nước”; Chương VIII “Chính phủ”; Chương IX “Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân”; Chương X “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sátnhân dân”; Chương XI “Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh”;Chương XII “Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp”.Chương I “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chế độ chính trị” có 14điều. Về mặt hình thức thể hiện, phải đến Hiến pháp 1980 thuật ngữ “chế độ chínhtrị” mới được sử dụng là tiêu đề của một chương trong Hiến pháp (Chương I) vàsau đó tiếp tục được qui định trong Hiến pháp 1992. Nếu xem xét về nội dung củachế định này trong hai bản Hiến pháp 1980 và 1992 thì đó là sự kế thừa từ Chương“Chính thể” của Hiến pháp 1946, đặc biệt là từ Chương “Nước Việt Nam dân chủcộng hòa” của Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, nội hàm của “chế độ chính trị” đượcsử dụng trong Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 rộng hơn nội hàm của thuật ngữ“nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” của Hiến pháp năm 1959 và đặc biệt là củathuật ngữ “chính thể”của Hiến pháp năm 1946.Để phân tích các nội dung, ý nghĩa của chế độ chính trị theo qui định của Hiếnpháp hiện hành, hầu hết các tác giả đều đi từ phân tích thuật ngữ chính tri, chế độchính trị từ các cách hiểu khác nhau cho đến cách tiếp cận theo qui định của Hiếnpháp (theo góc độ pháp luật thực định).Dưới góc độ thuật ngữ, có tác giả cho rằng khái niệm chế độ chính trị có nội dungrất rộng và phức tạp, bao gồm nhiều nội dung quan trọng[1], có tác giả cho rằngchế độ chính trị là một bộ phận của chế độ xã hội, là một trong những yếu tố cấuthành của chế độ xã hội và chế độ chính trị thực chất là chế độ thực hiện quyền lựcnhà nước[2]. Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc cho rằng chế độ chính trị là hệ thống cácnguyên tắc, phương thức, biện pháp, thủ đoạn thực hiện quyền lực nhà nước, vàtheo ông, có hai loại chế độ chính trị dân chủ và phản dân chủ với những cấp độkhác nhau [3]. Theo T ừ điển Bách khoa Việt Nam “chế độ chính trị” được hiểu lànội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia màtrung tâm là nhà nước; chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố:chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được hiểurõ nét nhất trong mô hình tổ chức nhà nước; trong hiến pháp của mỗi nhà nước quiđịnh về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bổ và tổ chức các cơ quanquyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệcủa nhà nước với công dân, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa cácgiai cấp và tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và thế giới[4].Có thể nhận thấy rằng, nếu phân tích chế độ chính trị theo hướng thuật ngữ vàchiếu theo Hiến pháp thực định thì có nhiều nội dung chưa thống nhất. Quả thật,chế độ chính trị hiểu theo cách tiếp cận về thuật ngữ nói trên của giới khoa họcpháp lý nội dung của nó rất rộng, bao trùm chế định quyền, nghĩa vụ cơ bản củacông dân và cả các chế định về các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân vàViện kiểm sát nhân dân. Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc cũng cho rằng “cần có sự phânbiệt nhất định khái niệm “chế độ chính trị” được dùng phổ biến trong môn lý luậnchung về nhà nước và pháp luật được hiểu là hệ thống các phương thức, biệnpháp, thủ đoạn tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước dân chủ hoặc phản dân chủvà “chế độ chính trị” trong ngành luật hiến pháp như qui định của hiến phápnhiều nước...”[5].Căn cứ vào ý nghĩa của các qui định của các điều (14 điều) trong Chương Chế độchính trị của Hiến pháp hiện hành, có tác giả cho rằng đó là những vấn đề có tínhchất nguyên tắc chung làm nền tảng cho mọi chương sau này[6] (loại ý kiến thứnhất), có tác giả cho rằng chế định về chế độ chính trị đ ã thể hiện một cách đầy đủvà toàn diện các qui định và các nguyên tắc chính trị cơ bản, tạo ra cơ sở pháp lývững chắc cho việc thiết lập, củng cố và bảo vệ chế độ chính trị tốt đẹp của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các qui định của chế độ chính trị l à cơ sở,nguyên tắc, nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chínhphủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sátnhân dân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân[7] (loại ý kiến thứ hai).Chúng tôi cho rằng, hiểu như loại ý ...