Danh mục

Tự chủ của giảng viên: Cơ sở và ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.38 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ của giảng viên: Cơ sở và ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam tập trung trình bày một số khái niệm về tự chủ của giảng viên trong các tổ chức giáo dục Đại học trước những quyết định liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và giải trình trách nhiệm cho chương trình đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ của giảng viên: Cơ sở và ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam TỰ CHỦ CỦA GIẢNG VIÊN: CƠ SỞ VÀ ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Trần Thùy Nhung Lê Thị Xuân Thu Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Sự phát triển và mở rộng khái niệm tự chủ trong hệ thống giáo dục – đào tạođang là một mục tiêu trọng yếu của Việt Nam trong bối cảnh quá trình thương mại hóa,xã hội hóa giáo dục diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, quyền tự chủ của tổ chức giáo dục vàquyền tự quyết của giảng viên có mối quan hệ nhân quả đến động lực và tính tích cựckhi tham gia hoạt động giảng dạy. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là xác địnhđược những cơ hội có thể thúc đẩy việc triển khai quyền tự chủ cho giảng viên trongcác tổ chức giáo dục Đại học tại Việt Nam. Dựa theo quy định của Pháp luật và cácchính sách giáo dục liên quan, nghiên cứu cho thấy giảng viên sử dụng quyền tự chủdưới nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với mong muốn và khả năng của họ cũngnhư của sinh viên. Thực tế, khả năng tự quyết định của giảng viên được giới hạn trongphạm vi cho phép của tổ chức giáo dục Đại học và quy định của Pháp luật. Theo đó, tổchức giáo dục Đại học tại Việt Nam thường căn cứ theo kinh nghiệm, học hàm, học vịvà trình độ chuyên môn của giảng viên để xác định phạm vi tự chủ trong giảng dạycũng như yêu cầu giải trình khi lựa chọn tài liệu học tập cho sinh viên. Thông thường tổchức giáo dục Đại học chịu trách nhiệm giải trình cho các tình huống rủi ro trong giáodục trước dư luận xã hội. Bài tham luận tập trung trình bày một số khái niệm về tự chủcủa giảng viên trong các tổ chức giáo dục Đại học trước những quyết định liên quantrực tiếp đến công tác giảng dạy và giải trình trách nhiệm cho chương trình đào tạo.Ngoài ra, các khuyến nghị thực tế cũng được thảo luận và đề xuất để có cơ sở nghiêncứu sâu hơn hiệu quả tự chủ trong các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế. Từ khóa: tự chủ giảng dạy, động lực, giải trình trách nhiệm, chương trình giảngdạy… 1. Đặt vấn đề Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật công nghệ. Kinh tế Việt Nam đang hoà vào dòng chảy đó. Song để có được nềnkinh tế tri thức trong tương lai thật không đơn giản. Chính vì lẽ đó, vấn đề quan trọnghiện nay chúng ta phải hình thành và xây dựng được hệ thống giáo dục đại học tươngxứng với tình hình kinh tế quốc tế là điều cần thiết, đặc biệt là các trường đang trongbối cảnh đang thực hiện tự chủ tài chính. Với vai trò của hệ thống giáo dục đại học đãđược thể chế hoá thông qua Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu đồngthời cũng thể hiện quan điểm của Đảng trong việc quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạihọc. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong việc kiến tạo nên nguồn nhânlực cho tương lai. Con người muốn có tri thức phải thông qua con đường học tập và rènluyện và đây là phương thức tốt nhất (Phan, 1991) để nâng cao trình độ. Ngày nay, với 347sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khả năng kết nối toàn cầu không giớihạn, việc sở hữu tri thức từ hoạt động giáo dục – đào tạo càng trở thành một yêu cầu bắtbuộc và cần thiết cho thế hệ trẻ - tác nhân cơ bản có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ cảitạo xã hội, lực lượng mang tính quyết định cho động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế. Vìvậy, quyền tự chủ của người học đã được đặt lên hàng đầu trong hầu hết các báo cáo cảicách giáo dục và dần trở thành tiêu chí đánh giá chất lượng bắt buộc cho các tổ chứcgiáo dục đào tạo, đặc biệt là bậc giáo dục đại học. Tuy nhiên, đối trọng còn lại của hoạtđộng truyền tải kiến thức lại chưa được xem xét, đánh giá đúng tầm mặc dù mối tươngquan giữa cả hai đã được chứng minh trên cả hai phương diện lý thuyết và thực nghiệm.Điều này đặt ra cho chính sách cải cách giáo dục một vấn đề lớn, đó là khi tiến hànhtăng cường tự chủ cho người học thì vai trò của nhà giáo nằm ở đâu, đồng thời trong sựphát triển ấy, mức độ tự chủ trong môi trường giáo dục có bao hàm quyền tự chủ chonhà giáo hay không vẫn đang là một câu hỏi bỏ ngõ. Mặt khác, giáo dục đại học với bản chất đặc thù của nó là một cơ chế xã hội đặcbiệt, không bắt buộc, bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập và phụngsự xã hội. Theo mô hình của Humboldt, trường đại học phải được tự chủ trong giảngdạy, tự do trong học tập nhưng vẫn phải duy trì sự thống nhất giữa giảng dạy và nghiêncứu (Günther, 1988). Chính vì tính chất tự do chọn lựa và tự nguyện tham gia nên sinhviên thường có thói quen ...

Tài liệu được xem nhiều: