Danh mục

Tự chủ đại học - Một cách tiếp cận từ cơ chế, chính sách và nguồn lực con người

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tự chủ đại học - Một cách tiếp cận từ cơ chế, chính sách và nguồn lực con người" phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công tự chủ giáo dục đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học - Một cách tiếp cận từ cơ chế, chính sách và nguồn lực con người TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Nguyễn Hồng Sơn1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh Nguyễn Uyên Chi Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh Abstract Practice shows that education reform, including higher education, must follow the generaldevelopment trend of the world, but it must also be suitable to Vietnams conditions. The essenceof university autonomy is to recognize, acknowledge and affirm the autonomy of educationalinstitutions as an indispensable attribute of higher education. Based on that, this article analyzesthe reality and proposes some solutions to contribute to the success of higher education autonomy. Keywords: university autonomy, policies, human resources. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học (GDĐH) đã xuất hiện ở nước ta cách đâyhàng nghìn năm. Tính đến thời điểm hiện tại, lịch sử GDĐH Việt Nam đã trải qua cácnền giáo dục khác nhau từ phong kiến đến cận đại và hiện đại. Sự nghiệp giáo dục nóichung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã trảiqua gần 70 năm và đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng. Trong đó quan trọngnhất là đã góp phần đào tạo ra các thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền GDĐH Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được những thành quả bước đầu, nhưngtrước những khó khăn thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, GDĐH ViệtNam rất cần phải cải tổ, trong đó tự chủ đại học (TCĐH) là nội dung quan trọng. TCĐHlà quan điểm có tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. TCĐH là điều kiện cần thiết đểthực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượngđào tạo. Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm TCĐH tùy theo nhận thứcvề vai trò của nhà nước đối với giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Ở các nước châuÂu, TCĐH được nhìn nhận từ hai khía cạnh: thoát ra khỏi sự kiểm soát, hạn chế của cáccơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao động, nhà cung cấp dịch vụ và các ảnhhưởng chính trị, là quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũngnhư mục tiêu sứ mạng của trường. Tự chủ cũng có thể được thể hiện ở hai cấp: cấp độ giữa trường đại học với nhànước, và cấp độ giữa trường với các bộ phận trong trường. Tự chủ cũng có thể chỉ có tínhchất thủ tục, hình thức (procedural) - quyền quyết định các phương tiện, cách thức để đạtđến mục tiêu đã được xác định trước, hoặc tự chủ có tính thực chất (substantial) - quyềnquyết định các mục tiêu cũng như chương trình hoạt động. Tự chủ cũng có thể được nhìn1 sonnh@hcmunre.edu.vn 191nhận như là các quyền lực có điều kiện: các trường chỉ có thể có quyền tự chủ khi đã đạtđược các chuẩn mực quốc gia hoặc các chuẩn mực đã được định sẵn theo các chính sáchcông. Tuy được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tự chủ của trường đại học vẫncó thể được khái quát là khả năng của trường được hoạt động theo cách thức mình lựachọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra. Theo Anderson & Johnson (1998) các thành tố trong TCĐH bao gồm: - Tự chủ nguồn nhân lực: với quyền tự chủ này, trường được quyền quyết định vềcác vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương bổng, sử dụng nguồn nhân lực, bổnhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học thuật và khu vực hành chính... - Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên (SV). - Tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương phápgiảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, nội dung chương trình và giáo trìnhhọc liệu... - Tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấnđề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng. - Tự chủ trong nghiên cứu, xuất bản, giảng dạy, hướng dẫn học viên cao học, cácưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản. - Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính, tài chính, quản lý vàsử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường. [1] Khái quát lại có thể thấy rằng TCĐH là tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính, tựchủ về nhân sự và tự chủ về học thuật. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu TCĐH cho đúng? Quyền tự chủ phải không chỉ gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấptrên trực tiếp mà trước pháp luật, cộng đồng xã hội và với chính nhà trường về các mặtliên quan đến phạm vi được trao quyền tự chủ, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: