Danh mục

Tự chủ đại học - những khó khăn và thách thức đối với các trường đại học địa phương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.57 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lí luận về tự chủ đại học, phân tích những khó khăn, thách thức và một số khuyến nghị đối với các trường đại học địa phương trong tiến trình thực hiện tự chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học - những khó khăn và thách thức đối với các trường đại học địa phương TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Nguyễn Văn Tịnh1 Tóm tắt: Hiện nay, cả nưóc có trên 20 trường đại học địa phương. Đây là nhữngtrường đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cósứ mệnh chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộiphù hợp với đặc thù địa phương. Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ một số vấnđề lí luận về tự chủ đại học, phân tích những khó khăn, thách thức và một số khuyến nghịđối với các trường đại học địa phương trong tiến trình thực hiện tự chủ. Từ khóa: Tự chủ đại học, khó khăn, thách thức, trường đại học địa phương 1. Mở đầu Tự chủ đại học (TCĐH) được coi là giải pháp cơ bản cải cách giáo dục đại học, đãđược thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, là xu thế phát triển tất yếu, là điều kiện cần vàđủ để các trường đại học tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Nghiên cứu về các mô hình quản trị đại học trên thế giới cho thấy mức độ tự chủthể hiện ở mức độ kiểm soát của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục ở các quốc gia là khácnhau do chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị, kinh tế, xã hội không giống nhau. Thậm chíở trong cùng một quốc gia, mức độ tự chủ của các trường đại học cũng có thể khác nhau,tùy thuộc vào chất lượng của các trường. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạora sự thành công của các cuộc cải cách đại học. Nhìn chung, tự chủ đại họcđược nhìnnhận là sự thiết lập cơ chế độc lập tương đối của các ngoại tác nhân để trường đại học cóthể chủ động trong công tác quản trị và tổ chức nội bộ, tạo lập và phân bổ các nguồn lựctài chính, tuyển dụng và bố trí nhân sự, xây dựng các tiêu chuẩn đo lường chất lượng choviệc tổ chức giảng dạy, học tập và nghiên cứu….Tìm hiểu các mô hình tự chủ của cácquốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore …có thểthấy mô hình tự chủ đại học mỗi nước đều có thế mạnh riêng, đã giúp họ trở thành nhữngquốc gia có nền giáo dục đại học chất lượng hàng đầu thế giới (Phạm Minh Hùng, 2019;Hoàng Ngọc Hà, 2021). Ở Việt Nam, mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giátích cực ở một số cơ sở giáo dục đại học, đạt được những thành tựu nhất định và được xãhội công nhận, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam từng bước hội nhập tốt hơn vớigiáo dục đại học thế giới (Lê Thanh Hà, 2023). Các cơ sở đại học đã chủ động kiện toànlại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nâng cấp về cơ sởvật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộngđồng…Tuy nhiên, theo đánh giá, các trường đại học tự chủ về mức chi nhưng tự chủ vềthu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với1. Tiến sĩ, Trường Đại học Hà Tĩnh102 NGUYỄN VĂN TỊNHkhông tự chủ. Trong một thời gian dài do bị khống chế về trần học phí, mức trần học phíthường thấp, thu không đủ chi dẫn đến các cơ sở giáo dục đại học công lập không đủnguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút vàgiữ được những giảng viên có trình độ (Nguyễn Thị Hồng Mến, 2016). Kết quả phân tích ở 23 Trường đại học được lựa chọn làm thí điểm (những trườngđại học mạnh, có nhiều lợi thế) của nhóm nghiên cứu (dẫn theo Hoàng Ngọc Hà, 2021)cũng cho thấy, với khung học phí, việc cắt giảm ngân sách được các trường giải quyếtbằng cách thu hút càng đông số lượng người học càng tốt. Điều này dẫn đến tình trạng“bùng nổ” việc mở mã ngành, khoa mới, đi xa hoàn toàn với định hướng ban đầu củatrường đại học. Dó đó, bài học kinh nghiệm từ các trường đại học thí điểm tự chủ cũngcần phải cân nhắc, không có nhiều giá trị đối với các trường đại học địa phương. Ở Việt Nam, khái niệm “tự chủ đại học” xuất hiện gần hai thập kỷ gần đây. Về sauđã được khẳng định trong các văn bản pháp quy như Điều lệ trường đại học, Luật Giáodục đại học (sửa đổi, bổ sung)…và đã có bước tiến mới trong nhận thức và hành động.Tự chủ đại học ở Việt Nam được hiểu là các trường đại học được tự chủ theo quy địnhcủa pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóa từng phần trong từng lĩnhvực hoạt động của các cơ sở GDĐH (Vũ Tiễn Dũng, 2022). Kể từ khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật34/2018/QH 14); Nghị định 99/2019/NĐ - CP, theo đó là Nghị định 60/2021/NĐ-CP thìvề cơ bản tự chủ đại học đã được luật hóa, không phân biệt loại hình trường công, tư.Mặc dù vậy, tiến trình tự chủ đối với các trường công lập, đặc biệt là các trường đại họcdo Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí còn bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức. 2. Nội dung 2.1. Tự chủ đại học - nhìn từ lí luận và thực tiễn 2.1.1. Một số vấn đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: