Danh mục

Tự chủ tài chính - chìa khóa vàng trong tự chủ đại học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.31 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ tài chính - chìa khóa vàng trong tự chủ đại học trình bày nội dung, vai trò của tự chủ đại học và tự chủ tài chính trong đào tạo đại học; Thực trạng tự chủ tài chính tại các cơ sở đào tạo đại học công lập của Việt Nam thời gian qua; Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính trong đào tạo đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ tài chính - chìa khóa vàng trong tự chủ đại học TỰ CHỦ TÀI CHÍNH - CHÌA KHÓA VÀNG TRONG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Nguyễn Trọng Cơ Học viện Tài chính Tóm tắt: Thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở đào tạo đại học (CSĐTĐH) làmột trong những điều kiện rất cần thiết để có thể triển khai và thực hiện phương thứcquản trị đại học tiến tiến, qua đó, giúp cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo đại học(ĐTĐH). Trong các nội dung chính của tự chủ đại học (TCĐH), tự chủ tài chính(TCTC) được xem là tiền đề quan trọng, đóng vai trò nền tảng, chi phối tới khả nănghoàn thiện toàn bộ các nội dung tự chủ khác. Theo đó, mục tiêu của bài viết này là tậptrung nghiên cứu TCTC, nhằm tìm tới chiếc “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa TCĐH. Từ khóa: tự chủ tài chính, tự chủ đại học, cơ sở đào tạo, đào tạo đại học 1. Nội dung, vai trò của tự chủ đại học và tự chủ tài chính trong đào tạođại học TCĐH là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Ngoài ra, tùythuộc vào hoàn cảnh cụ thể về thể chế, pháp luật, chính sách, trình độ phát triển ở mỗiquốc gia mà khái niệm này có nội hàm tương ứng với bối cảnh mà giáo dục đại học ởquốc gia đó đang diễn ra. Tuy nhiên, nhìn chung TCĐH có thể được hiểu là “mức độđộc lập cần thiết đối với các can thiệp bên ngoài mà nhà trường cần để tổ chức và quảntrị, phân bổ và tích lũy tài chính, tuyển dụng nhân viên, xây dựng các điều kiện phục vụhọc tập, tự do giảng dạy và nghiên cứu” (International Association of Universities,1998). Nói một cách ngắn gọn, TCĐH là sự tự do cần thiết mà các CSĐTĐH phải có đểhoạt động quản lý, phát triển giảng dạy và nghiên cứu theo một cơ chế hiệu quả nhấtnhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh vừa tạo ra nhiều động lực vừa đáp ứngcạnh tranh để có khả năng cống hiến tốt nhất cho các đối tượng liên quan với nỗ lực đổimới và sáng tạo tri thức tiến bộ cho nhân loại và từ đó góp phần thúc đẩy phát triển nềnkinh tế tri thức. TCĐH chính là “hơi thở”, là “cuộc sống” của các CSĐTĐH vì nó đảm bảo đượcxu hướng tự do trong huy động các nguồn lực về nhân sự và tài chính tốt nhất nhằmphát triển học thuật hiệu quả. TCĐH cho phép cơ sở đào tạo (CSĐT) có thể thoát rakhỏi cơ chế xin-cho, những quy định cứng nhắc, nặng nề và quan liêu về quản lý, đàotạo, tuyển sinh, tài chính, nghiên cứu khoa học,… Trong bối cảnh Việt Nam, TCĐH có thể ví như Khoán 10 trong nông nghiệp,giúp cởi trói cho CSĐT, giúp đại học làm chủ vận mệnh của mình, bởi cũng giống nhưngười nông dân, các CSĐT phải có quyền quyết định canh tác như thế nào trên chính“mảnh đất” của mình để đạt được hiệu quả cao nhất dưới sự hướng dẫn và chiến lượcphát triển chung của đất nước trong khuôn khổ Luật Giáo dục đại học. Trong bốn (04) nội dung chính của TCĐH là (i) tự chủ về tổ chức (organisationalautonomy), (ii) tự chủ về tài chính (financial autonomy), (iii) tự chủ về nhân sự(staffing autonomy), (iv) tự chủ về học thuật (academic autonomy) thì tự chủ về tổ chứcvà tự chủ về tài chính được xem là những tiền đề quan trọng có khả năng hoàn thiệntoàn bộ các nội dung tự chủ khác như tự chủ nhân sự và tự chủ học thuật vì tự chủ về tổchức tạo ra cơ chế tập trung nguồn lực con người với phương thức lãnh đạo (leadership) 405và văn hóa (culture) đổi mới hướng đến đại học chất lượng cao, còn tự chủ tài chínhcho phép huy động nguồn tài chính và duy trì nguồn lực tài chính đảm bảo việc tuyểnchọn lực lượng học thuật tốt nhất nhằm phát triển học thuật theo hướng sáng tạo đổimới theo chiến lược của CSĐT. 2. Thực trạng tự chủ tài chính tại các cơ sở đào tạo đại học công lập củaViệt Nam thời gian qua 2.1. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở đào tạo đạihọc công lập Việt Nam Nhìn chung, mức độ TCTC của các CSĐT ĐHCL là khá thấp. Với tỷ lệ tự chủchi thường xuyên không cao, các CSĐT không thể đảm bảo đủ nguồn lực để tăngcường đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàngnăm. Đặc biệt, nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản để gia tăng mở rộng ký túc xá,đầu tư thêm giảng đường cải thiện điều kiện học tập của sinh viên ở các CSĐT ĐHCLhiện nay vẫn đang nằm ngoài khả năng tài chính của các CSĐT, đây là một rào cản lớncho công tác thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn, nhất là ở những CSĐT ĐHCL hiệntại có cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện, di chuyển thay đổi địa điểmnơi đào tạo nhiều lần, trong bối cảnh NSNN khó khăn chưa thể bố trí vốn đáp ứng đượccho nhu cầu này. Thêm vào đó, các CSĐT cơ bản chưa tự chủ về thu, đặc biệt là thu học phí, mứcthu học phí vẫn theo lộ trình quy định của Nhà nước, tuy gần đây mức thu học phí cólinh hoạt cho các lớp chất lượng cao nhưng điều này vẫn chưa mang tín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: