Danh mục

Tự chủ tài chính đại học công lập và những vướng mắc cần tháo gỡ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.29 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi mạnh dạn đề cập đến một số vướng mắc cần tháo gỡ nhằm thúc đẩy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập tiến tới tự chủ đại học toàn diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ tài chính đại học công lập và những vướng mắc cần tháo gỡ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC CẦN THÁO GỠ Trần Quang Trung Nguyễn Thị Lan Trần Đức Viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính đại học nói riêng theo hướng traoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập là hướng điđúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học trên thế giới (EUA,2013). Tự chủ tài chính cho phép các trường huy động nguồn lực tài chính và duy trìnguồn lực tài chính, đảm bảo việc tuyển chọn lực lượng học thuật tốt nhất, từ đó pháttriển học thuật theo hướng sáng tạo đổi mới theo chiến lược của từng trường đại học(Mai Thị Sen, 2017). Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã manh nha hình thành từ những năm đầu của thậpkỷ 1990 và từng bước được luật hóa theo tiến trình hướng tới tự chủ toàn diện.1 Tự chủtài chính đại học công lập đi chậm hơn và mới chỉ bước đầu được cụ thể hóa tại Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP.2 Nhằm thúc đẩy quá trình tự chủ tài chính đại học công lập,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mớicơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 vàNghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ cho các đơn vịsự nghiệp công lập. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện thí điểmđổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77 được quyền tự chủ về học thuật và hoạtđộng chuyên môn, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, tự chủ về tài chính. Cụ thểđối với tự chủ tài chính, cơ sở giáo dục đại học thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạtđộng được quy định mức thu học phí (mức thu bình quân không vượt quá trần quyđịnh cho từng ngành) và các khoản thu sự nghiệp (theo nguyên tắc bù đắp chi phí vàtích lũy hợp lý), trả lương cho giảng viên theo thành tích giảng dạy và nghiên cứukhoa học, sử dụng các nguồn thu theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, quyết địnhvà chịu trách nhiệm đối với các dự án đầu tư mua sắm từ nguồn hợp pháp của đơn vị,tham gia cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) theo cơ chế đặthàng hoặc đấu thầu, vay vốn và đầu tư ở thị trường tài chính… Tuy nhiên, quá trình tự chủ tài chính đại học công lập ở nước ta đã diễn ra hếtsức chậm chạp. Cho đến nay, dù đã hết thời gian thực hiện thí điểm chính thức theoNghị quyết 77 (năm 2017) và Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện thíđiểm cho đến khi có quy định mới nhưng mới có một số rất nhỏ trường đại học cônglập (23/172 cơ sở giáo dục đại học, chưa đầy 13,4%) dám “mạo hiểm” bước đầu tựchủ chủ tài chính (tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư), trong khi số đông cònlại vẫn đang tiếp tục nghe ngóng với những âu lo, thậm chí hoang mang chưa dám “caisữa” NSNN. Bản thân các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính cũng bị1 Bằng Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục đại học 2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018.2 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 569đánh giá là không hiệu quả hơn so với thời chưa tự chủ. 3 Vì sao lại có tình trạng nhưvậy??? Phải chăng cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập đã “bị lỗi” ngay từ khâuthiết kế? Hay do cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đại học công lập còn chưa sẵnsàng về tâm và thế cho tiến trình tự chủ tài chính đại học công lập? Hoặc giả cáctrường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính vẫn chưa thích ứng kịp với cơ chếtài chính mới, vẫn mang nặng tư duy trông chờ “bầu sữa” NSNN dựa trên cơ chế xincho, và vì thế, vẫn chưa thể nào sử dụng hết “quyền” tự chủ như luật định? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi mạnh dạn đề cập đến một số vướng mắc cầntháo gỡ nhằm thúc đẩy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập tiến tới tựchủ đại học toàn diện. Tổng quan về tự chủ tài chính đại học công lập ở Việt Nam Trong vài thập niên gần đây, cơ chế và chính sách đối với tài chính đại họccông lập của Việt Nam đã có nhiều đổi mới phù hợp với tiến trình tự chủ đại học nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển. Điều này thể hiện ở các văn bản luật và dưới luật 4, nhất làđối với Nghị quyết số 77/NQ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-NĐ của Chính phủ đãthể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập theohướng đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đạihọc công lập. Về mặt tiến trình, tự chủ tài chính đại học công lập chỉ thực sự bắt đầu từ khiChính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Kết quả thực thiquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP bướcđầu tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụcông, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ côngvới chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập theoNghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những bất cập trong quá trình triển khaithực hiện, đáng chú ý là cơ sở giáo dục đại học chưa được giao quyền tự chủ tài chínhmột cách đầy đủ, chưa phát huy được khả năng tự chủ tài chính thông qua huy độngcác nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công, đầutư tài chính… do thiếu đồng bộ và “đủ mạnh” của hệ thống văn bản pháp luật, và Nhànước vẫn tin dùng cơ chế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: