Danh mục

Tự chủ trong giáo dục đại học - Một số vấn đề từ thực tiễn

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.24 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thành công, tư vấn chính sách có hiệu quả của giáo dục đại học đều phải thể hiện rõ tính chất độc đáo, dẫn dắt và sáng tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ trong giáo dục đại học - Một số vấn đề từ thực tiễn TỰ CHỦ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ THỰC TIỄN Phạm Hồng Quang Đại học Thái Nguyên 1. Đặt vấn đề: Tác giả Nguyễn Xuân Sanh đã viết trên Tạp chí Tia sáng: “Nơi quan trọng vàthiêng liêng nhất mà loài người sở hữu được. Trái tim của cuộc Đại cải cách để chấnhưng đất nước chính là cuộc cải cách giáo dục và đại học dưới bàn tay của Wilhelm vonHumboldt. Đó là cuộc cách mạng của cái đầu, của trí tuệ, hoàn toàn mới trong lịch sử.Tự do dạy, tự do học, và sự thống nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu là những nguyên lýmới của đời sống đại học, bứt khỏi truyền thống đại học kinh viện cũ...Humboldt đã quanniệm sự cứu rỗi của Phổ bằng khoa học. Đại học không còn là nơi để truyền bá kinh việnnữa, mà là nơi để tư duy, không ngừng sáng tạo, khai phá. Nó độc lập, tự chủ, tự trị.Chính các ý tưởng đó là nguồn sức mạnh vĩ đại của cuộc phát triển trí tuệ vượt bậc củaPhổ, đem lại ánh hào quang rực rỡ cho nền khoa học Đức suốt hơn một thế kỷ sau đó.Đại học theo tinh thần Humboldt là đại học của những người đi tìm chân lý. Nó cuốn húttất cả nhân tài của đất nước. Sinh viên và giáo sư là những người đồng hành đầy óckhám phá trong khoa học, vì mục đích khoa học. Và đại học trở thành cái nôi của khoahọc, vừa là cột trụ của sự phát triển công nghiệp hóa đất nước, vừa là nơi đào tạo nhữngngười của bộ máy cầm quyền - những người đã thực hiện thành công cuộc chuyển đổikinh tế và chấn hưng đất nước lịch sử ở thế kỷ 19...” Như vậy có thể xác định trong 3 trụ cột của giáo dục đại học trong thế kỉ XXI là:đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thànhcông, tư vấn chính sách có hiệu quả của giáo dục đại học đều phải thể hiện rõ tính chấtđộc đáo, dẫn dắt và sáng tạo. Để có sức sáng tạo - chức năng quan trọng nhất của trườngđại học và để tầm ảnh hưởng của một trường đại học được lan tỏa và có sức hấp dẫn bởimột môi trường tốt, môi trường tự chủ và sáng tạo sẽ là điểm then chốt để nâng cao chấtlượng đào tạo, phục vụ cộng đồng. Đây cũng là tư tưởng cốt lõi của Luật sửa đổi một sốđiều của Luật giáo dục đại học (Luật 34, năm 2018). 2. Một số vấn đề xuất hiện trong thực tiễn - Hội đồng trường đại học là một thiết chế mới đã được thực thi trong một sốtrường đại học trong khoảng 5-7 năm qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, từ thực tiễnhoạt động của hội đồng trường, cần tham khảo 2 thiết chế “hội đồng” trong thực tiễn: i)Thiết chế của Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện) do Bí thư hoặc Phó bí thư cấp ủy chủ trì(chủ tịch Hội đồng nhân dân) hoạt động theo Luật hội đồng nhân dân, hội đồng thôngqua quyết nghị nhân sự ủy ban và các hoạt động của chính quyền; thiết chế hoạt độngnày có 2 điểm lưu ý: nhân sự là công chức nhà nước và có ngân sách đảm bảo. ii) Đốivới Hội đồng quản trị của doanh nghiệp hoạt động bởi chi phối của Luật doanh nghiệp vàthành viên là đóng góp cố phần (người chủ trì là góp vốn trên 51%); hoạt động theo thiếtchế kinh tế thị trường, không có tổ chức Đảng…Nhìn chung, hoạt động của 2 thiết chếhội đồng quản lí và quản trị trên đây được thiết chế cho lĩnh vực hoạt động của nhà nướchay tư nhân đều có thuận lợi và được điều chỉnh bởi những Luật rất rõ ràng. Các thànhviên hội đồng của 2 thiết chế này chịu ràng buộc bởi trách nhiệm và lợi ích. 133 Tuy nhiên, khi xem xét hội đồng của trường đại học thì không có nhiều thuận lợinhư vậy. Những khó khăn của hội đồng trường đại học có thể thấy: Thành viên hội đồngbên ngoài với sự đóng góp không nhiều khi tham gia hội đồng (họp, tham gia góp ý tàiliệu, biểu quyết nhân sự, trao đổi trực tiếp trong các phiên họp…) vì thời gian hạn hẹpbởi 100% là kiêm nhiệm (nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoahọc, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động) không hoạt động trựctiếp tại cơ sở giáo dục đại học. Khả năng đóng góp về trí tuệ thì lớn, đóng góp nhiều kinhnghiệm hay…nhưng không thường xuyên và nhiều khi bị vướng bởi yêu cầu pháp chếcủa các quyết định cá nhân khi không có mặt, đặc biệt là khâu giám sát. Tính chuyênnghiệp của thành viên chưa cao, chưa dành nhiều thời gian cho hội đồng, thông tin chưađược cung cấp đầy đủ, các quan hệ của nhà trường cũng như vấn đề nảy sinh chưa cóđiều kiện để thấu hiểu đầy đủ…Thành viên trong trường: khó phân vai (giữa vai đảng ủyviên với giảng viên, vai lãnh đạo nhà trường với thành viên hội đồng); đối với đại diệnsinh viên (có sự thay đổi liên tục vì chu kì của người học ngắn, khi chọn người học hiểubiết phải từ năm cuối khóa…). Thời gian và thành phần triệu tập chủ chốt để bầu thànhviên hội đồng khi có sự biến động liên tục như: vị trí lãnh đạo thay đổi, giảng viên nghỉhưu, thành phần ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: