Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 209.26 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử và từ địa phương. Trước hết, từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng những từ đồng nghĩa tương ứng. Các địa danh Bảy Háp, Ngả Bát, Ngả Cạy… thuộc loại này
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ166TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015TỪ CỔ, TỪ LỊCH SỬ, TỪ ĐỊA PHƯƠNGTRONG ĐỊA DANH NAM BỘLÊ TRUNG HOATrong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử và từ địa phương. Trướchết, từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng nhữngtừ đồng nghĩa tương ứng. Các địa danh Bảy Háp, Ngả Bát, Ngả Cạy… thuộcloại này. Kế đến, từ lịch sử là những từ được sử dụng trước kia, nay đối tượngcủa nó không còn nữa, gồm các từ chỉ các đơn vị hành chính cũ (Long ChâuHà), các chức danh cũ (Chưởng Cơ), các công trình xây dựng cũ (bảo). Saucùng, từ địa phương là những từ chỉ phổ biến ở một số địa phương, gồm nhữngtừ chỉ tên cây (Cây Sộp), tên địa hình (Bưng Môn), tên các con vật (Cá tra),…Trong địa danh Nam Bộ có hàng trămtừ cổ, từ lịch sử, từ địa phương. Trongbài này, chúng tôi chỉ nêu một số địadanh mang các từ tiêu biểu.(Béhaine, 1999). Vậy bảy háp tươngđương 350kg. Trọng lượng kỷ lục nàytrở thành tên sông. Số lượng tính theocách thứ hai hợp lý hơn.1. TỪ CỔTừ cổ là những từ được sử dụng ngàyxưa, nay được thay thế bằng nhữngtừ đồng nghĩa tương ứng.1.2. Tiếp theo là địa danh chỉ địa hình1.1. Đầu tiên là từ chỉ đơn vị đo lườngBảy Háp là sông ở tỉnh Cà Mau, từthành phố Cà Mau chảy vào vịnh TháiLan, dài 48km, cửa sông rộng 500m.Nguyên có một mùa cá tôm, gia đìnhmột ngư phủ đánh bắt kỷ lục được 7háp. Có hai cách giải thích háp: 1. Bảyháp có trọng lượng 42.000kg (NghêVăn Lương, 2003). 2. Háp là đơn vịtrọng lượng tương đương 50kg: 1 háplà 10 yến, 1 yến là 10 nan, 1 nanphỏng chừng 1 livre (= nửa ký)Lê Trung Hoa. Phó Giáo sư tiến sĩ. NguyênGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữhọc, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.Hóc Hươu là rạch ở xã Qui Đức,huyện Bình Chánh, TPHCM. Hóc Mônlà huyện của TPHCM, diện tích109,2km2, dân số 205.000 người (2006),gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã. Hóc làdạng cổ của hói, là “dòng nước nhỏ”;ngày xưa hươu nai thường đến uốngnước tại rạch (Nguyễn Tấn Anh,2008); còn Môn vốn là “cây mônnước”.1.3. Kế đến là từ cổ chỉ sự vật, đồ vậtnay đã thay tênMỏ Cày là vùng đất hai bên quốc lộ1A ở phía bắc thị trấn Mộ Đức, tỉnhQuảng Ngãi. Mỏ Cày cũng là tên mộthuyện của tỉnh Bến Tre. Mỏ Cày vốnlà tên một bộ phận của cái cày, từ taynắm đến lưỡi cày (DictionnaireAnnamite - Français của Génibrel dịchLÊ TRUNG HOA – TỪ CỔ, TỪ LỊCH SỬ, TỪ ĐỊA PHƯƠNG…là manche d’une charue – “cán cày”).Mỏ cày hình cong như chữ Z nênnhững vật có hình dáng tương tự thìgọi là mỏ cày, như sao mỏ cày. Đoạnquốc lộ 1A chạy qua vùng này củatỉnh Quảng Ngãi cong như cái mỏ càynên mang tên trên. Sông Hàm Luôngở tỉnh Bến Tre cũng có hình cong nhưcái mỏ cày. Sách chữ Hán dịch là “lêđầu giang” (sông giống đầu cái cày).Ngày nay, người ta không dùng từ mỏcày mà gọi là chuôi cày.Cái Bát là sông nhánh bên phải sôngchính ở hạt Tây Ninh xưa (Huỳnh TịnhCủa, 1895 - 1896). Ngả Bát là sôngnhỏ ở xã Lợi An, huyện Trần VănThời, tỉnh Cà Mau. Cái Bát, Ngả Bát là“sông nhánh bên phải”. Theo BìnhNguyên Lộc, từ Bát gốc Chăm là Pốt,nghĩa là “kéo cây chèo khó khăn”(Bình Nguyên Lộc, 1972). Về ngữ âm,Pốt có thể chuyển thành Bát, nhưngvề ngữ nghĩa thì không thích hợp.Cái Cạy là nhánh của con sông chínhở hạt Tây Ninh xưa. Ngả Cạy là rạchở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh,TPHCM, đổ vào rạch Chiếu. Cái Cạy,Ngả Cạy là “sông nhánh bên trái”.Theo Bình Nguyên Lộc, từ Cạy gốcChăm là Kuắk, nghĩa là “tránh nénhau trên sông, trên biển, không cứphải bên nào” (Bình Nguyên Lộc, 1972).Cách giải thích của Bình Nguyên Lộckhông ổn về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa.Theo suy luận của chúng tôi, hai từmặt và trái có thể là dạng gốc của bátvà cạy.2. TỪ LỊCH SỬTừ lịch sử là những từ được sử dụngtrước kia, nay đối tượng của nó không167còn nữa.2.1. Trước hết là tên những đơn vị hànhchính cũTrấn Biên là dinh được lập năm 1698ở Nam Bộ, năm 1808 đổi thành trấnBiên Hòa, nay là tỉnh Đồng Nai. TrấnBiên là “trấn giữ nơi biên giới”.Trấn Giang là vùng đất do Mạc Cửunhập vào Đàng Trong năm 1714, sautrở thành một đạo (1739), nay là vùngHậu Giang, thành phố Cần Thơ. TrấnGiang là “vùng sông được trấn giữ”.Trấn Định là dinh được lập từ năm1781, trước đó là đạo Trường Đồn,năm 1808 là trấn Định Tường, năm1832 là tỉnh Định Tường, nay là tỉnhTiền Giang. Trấn Định là “trấn nhậmcho ổn định”.Trấn Vĩnh là dinh ở Nam Bộ, lập năm1788, nay là vùng Vĩnh Long. TrấnVĩnh là “trấn giữ mãi mãi”.Phiên Trấn là dinh do Gia Long đặtnăm 1802, đến năm 1808 đổi thànhtrấn Phiên An, năm 1832 đổi thànhtỉnh Gia Định. Phiên Trấn là “đồn trúbảo vệ của quân đội”.Thủ Chiến Sai là địa điểm ở vùngChợ Mới, tỉnh An Giang. Sau bị gọichệch thành Thủ Kiến Sai, có lẽ dongười Pháp làm sai lạc vì trong tiếngPháp có chữ “h” câm nên Chiến thànhKiến, giống Chí (Hòa) thành Kí, Kì(Hòa). Thủ Chiến Sai là “chức vụ đượcsai đi xây đồn canh để giữ an ninh”.Bà Chợ là tỉnh ở miền Đông Nam Bộtrong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ166TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015TỪ CỔ, TỪ LỊCH SỬ, TỪ ĐỊA PHƯƠNGTRONG ĐỊA DANH NAM BỘLÊ TRUNG HOATrong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử và từ địa phương. Trướchết, từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng nhữngtừ đồng nghĩa tương ứng. Các địa danh Bảy Háp, Ngả Bát, Ngả Cạy… thuộcloại này. Kế đến, từ lịch sử là những từ được sử dụng trước kia, nay đối tượngcủa nó không còn nữa, gồm các từ chỉ các đơn vị hành chính cũ (Long ChâuHà), các chức danh cũ (Chưởng Cơ), các công trình xây dựng cũ (bảo). Saucùng, từ địa phương là những từ chỉ phổ biến ở một số địa phương, gồm nhữngtừ chỉ tên cây (Cây Sộp), tên địa hình (Bưng Môn), tên các con vật (Cá tra),…Trong địa danh Nam Bộ có hàng trămtừ cổ, từ lịch sử, từ địa phương. Trongbài này, chúng tôi chỉ nêu một số địadanh mang các từ tiêu biểu.(Béhaine, 1999). Vậy bảy háp tươngđương 350kg. Trọng lượng kỷ lục nàytrở thành tên sông. Số lượng tính theocách thứ hai hợp lý hơn.1. TỪ CỔTừ cổ là những từ được sử dụng ngàyxưa, nay được thay thế bằng nhữngtừ đồng nghĩa tương ứng.1.2. Tiếp theo là địa danh chỉ địa hình1.1. Đầu tiên là từ chỉ đơn vị đo lườngBảy Háp là sông ở tỉnh Cà Mau, từthành phố Cà Mau chảy vào vịnh TháiLan, dài 48km, cửa sông rộng 500m.Nguyên có một mùa cá tôm, gia đìnhmột ngư phủ đánh bắt kỷ lục được 7háp. Có hai cách giải thích háp: 1. Bảyháp có trọng lượng 42.000kg (NghêVăn Lương, 2003). 2. Háp là đơn vịtrọng lượng tương đương 50kg: 1 háplà 10 yến, 1 yến là 10 nan, 1 nanphỏng chừng 1 livre (= nửa ký)Lê Trung Hoa. Phó Giáo sư tiến sĩ. NguyênGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữhọc, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.Hóc Hươu là rạch ở xã Qui Đức,huyện Bình Chánh, TPHCM. Hóc Mônlà huyện của TPHCM, diện tích109,2km2, dân số 205.000 người (2006),gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã. Hóc làdạng cổ của hói, là “dòng nước nhỏ”;ngày xưa hươu nai thường đến uốngnước tại rạch (Nguyễn Tấn Anh,2008); còn Môn vốn là “cây mônnước”.1.3. Kế đến là từ cổ chỉ sự vật, đồ vậtnay đã thay tênMỏ Cày là vùng đất hai bên quốc lộ1A ở phía bắc thị trấn Mộ Đức, tỉnhQuảng Ngãi. Mỏ Cày cũng là tên mộthuyện của tỉnh Bến Tre. Mỏ Cày vốnlà tên một bộ phận của cái cày, từ taynắm đến lưỡi cày (DictionnaireAnnamite - Français của Génibrel dịchLÊ TRUNG HOA – TỪ CỔ, TỪ LỊCH SỬ, TỪ ĐỊA PHƯƠNG…là manche d’une charue – “cán cày”).Mỏ cày hình cong như chữ Z nênnhững vật có hình dáng tương tự thìgọi là mỏ cày, như sao mỏ cày. Đoạnquốc lộ 1A chạy qua vùng này củatỉnh Quảng Ngãi cong như cái mỏ càynên mang tên trên. Sông Hàm Luôngở tỉnh Bến Tre cũng có hình cong nhưcái mỏ cày. Sách chữ Hán dịch là “lêđầu giang” (sông giống đầu cái cày).Ngày nay, người ta không dùng từ mỏcày mà gọi là chuôi cày.Cái Bát là sông nhánh bên phải sôngchính ở hạt Tây Ninh xưa (Huỳnh TịnhCủa, 1895 - 1896). Ngả Bát là sôngnhỏ ở xã Lợi An, huyện Trần VănThời, tỉnh Cà Mau. Cái Bát, Ngả Bát là“sông nhánh bên phải”. Theo BìnhNguyên Lộc, từ Bát gốc Chăm là Pốt,nghĩa là “kéo cây chèo khó khăn”(Bình Nguyên Lộc, 1972). Về ngữ âm,Pốt có thể chuyển thành Bát, nhưngvề ngữ nghĩa thì không thích hợp.Cái Cạy là nhánh của con sông chínhở hạt Tây Ninh xưa. Ngả Cạy là rạchở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh,TPHCM, đổ vào rạch Chiếu. Cái Cạy,Ngả Cạy là “sông nhánh bên trái”.Theo Bình Nguyên Lộc, từ Cạy gốcChăm là Kuắk, nghĩa là “tránh nénhau trên sông, trên biển, không cứphải bên nào” (Bình Nguyên Lộc, 1972).Cách giải thích của Bình Nguyên Lộckhông ổn về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa.Theo suy luận của chúng tôi, hai từmặt và trái có thể là dạng gốc của bátvà cạy.2. TỪ LỊCH SỬTừ lịch sử là những từ được sử dụngtrước kia, nay đối tượng của nó không167còn nữa.2.1. Trước hết là tên những đơn vị hànhchính cũTrấn Biên là dinh được lập năm 1698ở Nam Bộ, năm 1808 đổi thành trấnBiên Hòa, nay là tỉnh Đồng Nai. TrấnBiên là “trấn giữ nơi biên giới”.Trấn Giang là vùng đất do Mạc Cửunhập vào Đàng Trong năm 1714, sautrở thành một đạo (1739), nay là vùngHậu Giang, thành phố Cần Thơ. TrấnGiang là “vùng sông được trấn giữ”.Trấn Định là dinh được lập từ năm1781, trước đó là đạo Trường Đồn,năm 1808 là trấn Định Tường, năm1832 là tỉnh Định Tường, nay là tỉnhTiền Giang. Trấn Định là “trấn nhậmcho ổn định”.Trấn Vĩnh là dinh ở Nam Bộ, lập năm1788, nay là vùng Vĩnh Long. TrấnVĩnh là “trấn giữ mãi mãi”.Phiên Trấn là dinh do Gia Long đặtnăm 1802, đến năm 1808 đổi thànhtrấn Phiên An, năm 1832 đổi thànhtỉnh Gia Định. Phiên Trấn là “đồn trúbảo vệ của quân đội”.Thủ Chiến Sai là địa điểm ở vùngChợ Mới, tỉnh An Giang. Sau bị gọichệch thành Thủ Kiến Sai, có lẽ dongười Pháp làm sai lạc vì trong tiếngPháp có chữ “h” câm nên Chiến thànhKiến, giống Chí (Hòa) thành Kí, Kì(Hòa). Thủ Chiến Sai là “chức vụ đượcsai đi xây đồn canh để giữ an ninh”.Bà Chợ là tỉnh ở miền Đông Nam Bộtrong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học xã hội Từ cổ và từ lịch sử Địa danh Nam Bộ Đồng nghĩa tương ứng Lịch sử Nam BộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khám phá nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua một số truyện tích và giả thuyết: Phần 2
151 trang 108 0 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người - Phần 2
170 trang 41 1 0 -
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 36 0 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 1
229 trang 33 1 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người - Phần 1
188 trang 29 1 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 2
244 trang 29 1 0 -
Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế
12 trang 26 0 0 -
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 1
129 trang 25 0 0 -
182 trang 23 0 0
-
9 trang 22 0 0