Trên cơ sở lí thuyết về câu hỏi, đặc trưng của văn bản kịch và đặc điểm đối tượng HS THPT, bài viết này đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu văn bản kịch và hệ thống câu hỏi mà người đọc - HS THPT có thể tự đặt ra trong quá trình đọc - hiểu văn bản kịch. Sử dụng hệ thống câu hỏi này, HS sẽ từng bước làm quen và làm chủ các bước đọc một văn bản kịch bất kì với tư cách là một bạn đọc độc lập, sáng tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự đặt câu hỏi khi đọc - hiểu văn bản kịch ở trường trung học phổ thôngTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 TỰ ĐẶT CÂU HỎI KHI ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN KỊCH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Hoàng Thị Mai1 TÓM TẮT Trên cơ sở lí thuyết về câu hỏi, đặc trưng của văn bản kịch và đặc điểm đốitượng HS THPT, bài viết này đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu văn bản kịch vàhệ thống câu hỏi mà người đọc - HS THPT có thể tự đặt ra trong quá trình đọc - hiểuvăn bản kịch. Sử dụng hệ thống câu hỏi này, HS sẽ từng bước làm quen và làm chủ cácbước đọc một văn bản kịch bất kì với tư cách là một bạn đọc độc lập, sáng tạo. Từ khóa: Tự đặt câu hỏi, đọc - hiểu, văn bản kịch 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Không phải câu trả lời mà là câu hỏi đã khởi động, dẫn dắt và thúc đẩy tư duyhoạt động. Voltaire từng nói, đại ý: Người ta đánh giá một con người qua những câuhỏi của anh ta chứ không phải câu trả lời. Trong tiếp nhận văn học, biết tự đặt câu hỏitrong quá trình tương tác với văn bản (VB) là dấu hiệu của một người đọc đang thực sựtư duy. Vì vậy, Khuyến khích và dạy học sinh (HS) tự đặt câu hỏi khi đọc VB vănchương nói chung, VB kịch nói riêng, là một biện pháp thúc đẩy HS học và tư duythực sự. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay,câu hỏi dường như là “đặc quyền” của giáo viên, HS chủ yếu “được mong đợi đưa racâu trả lời” chứ không phải là đặt câu hỏi [4, tr.112]; và “vai trò của HS là giúp khuếchtrương một cách cắt nghĩa VB chứ không phải là kiến tạo và bảo vệ cách lí giải củachính họ về VB” [5, tr.4]. Việc học văn của HS, vì thế, về cơ bản vẫn nằm trong quỹđạo lắng nghe và “tin theo”. Lí thuyết về dạy HS tự đặt câu hỏi trong quá trình đọc vănhiện vẫn là một vấn đề khá mới mẻ đối với nhà trường phổ thông Việt Nam. Để dạy HS cách thức đặt câu hỏi hiệu quả, trước hết cần xác định được các dạngcâu hỏi phù hợp với thể loại VB và đối tượng người đọc, người học. Trên cơ sở líthuyết về câu hỏi, đặc trưng của VB kịch và đặc điểm đối tượng HS Trung học phổthông (THPT), bài viết này đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu VB kịch và hệthống câu hỏi mà người đọc - HS THPT có thể tự đặt ra trong quá trình đọc - hiểu VBkịch. Sử dụng hệ thống câu hỏi này, HS sẽ từng bước làm quen và làm chủ các bướcđọc một VB kịch bất kì với tư cách là một bạn đọc độc lập, sáng tạo.1 PGS. TS. Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Hồng Đức68 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Các yếu tố cơ bản trong tác phẩm kịch Trong các giáo trình Lí luận văn học, vấn đề đặc trưng, cấu trúc của VB kịch đãđược phân tích kĩ. Ở đây, tác giả bài viết chỉ liệt kê những yếu tố cơ bản như một sựlưu ý trước khi đi vào nghiên cứu các dạng câu hỏi đọc - hiểu VB kịch. VB kịch đượccấu trúc bởi nhiều thành tố, trong đó có các yếu tố cơ bản sau: - Đề tài, chủ đề; - Xung đột kịch; - Tình huống kịch; - Cốt truyện, kết cấu; - Nhân vật, hành động kịch; - Bối cảnh không gian, thời gian; - Các thủ pháp nghệ thuật, các quy ước ngầm; - Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại; - Nhan đề tác phẩm… Các yếu tố trên có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong chỉnh thể tác phẩm. Khiđọc, người đọc vừa phải chia tách chúng để lí giải thấu đáo vừa phải đồng thời chỉ ra mốiquan hệ giữa chúng trong việc tạo nên thế giới nghệ thuật phức tạp, tinh vi của tác phẩm. 2.2. Phác thảo chuẩn đầu ra của việc đọc - hiểu VB kịch ở bậc THPT Tự đặt câu hỏi không phải là mục tiêu mà chỉ là kĩ thuật, công cụ để đạt tới chuẩnđầu ra của việc học. Vì vậy, câu hỏi đọc VB kịch cần bám sát chuẩn đầu ra của việc đọc -hiểu VB kịch, phù hợp với đối tượng người học và đặc trưng thể loại của VB. Tuy nhiên, việc xác định chuẩn đầu ra của môn học, chủ đề, bài học theo hướngphát triển năng lực HS hiện đang là một vấn đề chưa thống nhất ở nhà trường ViệtNam. Trong khi chưa có một bộ tiêu chí về chuẩn đầu ra môn ngữ văn bậc THPT đượccơ quan có thẩm quyền ban hành, để có căn cứ xây dựng các dạng câu hỏi đọc - hiểuVB kịch, qua nghiên cứu Mục tiêu giáo dục phổ thông bậc trung học được quy địnhtrong Luật Giáo dục; nghiên cứu Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, năm 2015), nghiên cứu mục tiêu, nộidung chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện hành và định hướng đổi mới chương trìnhNgữ văn ở nhà trường Việt Nam sau năm 2018 [2]; qua tham khảo chuẩn đầu ra phầnĐọc văn (Reading/Literary Response and Analysis) trong chương trình Ngữ văn củamột số tiểu bang ở Mỹ [8, 9, 10], tác giả bài viết đề xuất chuẩn đầu ra của việc đọc -hiểu VB kịch đối với HS THPT như sau: Tiêu chí 1: Về tri thức nền - Tóm tắt, lí giải, chứng minh được sự chi phối của bối c ...