Danh mục

Tự do hóa tài chính với sự phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng tiến trình tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Việt Nam, nêu một số bất cập trong tiến trình đó, đặc biệt trong giai đoạn ngành ngân hàng Việt Nam đang tiến dần tới các chuẩn mực tài chính quốc tế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự do hóa tài chính với sự phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Diệu Chi1 Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Qu trình đó được thực hiện trên tất cả c c lĩnh vực kinh tế và xã hội, là sự gắn kết chặt chẽ của quá trình tự do thương mại, mở rộng giao thương với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ và trên hết là quá trình tự do hóa tài chính. Trong quá trình mở cửa này, tự do hóa tài chính là một vấn đề thực sự cần được quan tâm. Bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng tiến trình tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Việt Nam, nêu một số bất cập trong tiến trình đó, đặc biệt trong giai đoạn ngành ngân hàng Việt Nam đang tiến dần tới các chuẩn mực tài chính quốc tế. Tr n cơ sở đ nh gi thực trạng, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Từ khóa: Ngành ngân hàng, hội nhập, tự do hóa tài chính 1. Đặt vấn đề Khi một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, yếu tố tài chính và sự phát triển của hệ thống tài chính đóng vai trò then chốt của quá trình này. Một trong những vấn đề hệ thống tài chính nói chung và ngành tài chính nói riêng quan tâm đó là quá trình tự do hóa tài chính cần được thực hiện ra sao để đảm bảo tối đa hóa lợi ích quốc gia, đồng thời hạn chế những bất lợi của quá trình này mang lại. Tự do hóa tài chính góp phần kiến tạo một kế thống tài chính lành mạnh, hoạt động linh hoạt hơn và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, đi kèm với nó là tiềm ẩn sự đổ vỡ, nguy cơ khủng hoảng tài chính (Giannone D. và cộng sự, 2011). Quá trình tự do hóa tài chính đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên, phải sau thế chiến thứ II, quá trình này mới thực sự phát triển mạnh mẽ, 1 Email: ndchi226@gmail.com 155 khởi đầu từ khu vực Bắc Mỹ, rồi tới châu Âu và dần lan sang khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cùng với đó là sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng tài chính như khủng hoảng tại khu vực Mỹ Latinh những năm 80, khủng hoảng Đông Á 1997, và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ khủng hoảng, nhưng tự do hóa tài chính là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Điều quan trọng là các quốc gia cần xác định mức độ tự do hóa tài chính của quốc gia mình thế nào, để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa hạn chế tối đa những bất lợi của quá trình hợp tác này. Việt Nam những năm qua luôn chủ động và tích cực ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương, đây cũng chính là các điều kiện cần thiết để Việt Nam ngày càng tiến dần vào quá trình tự do hóa tài chính, đặc biệt là quá trình tự do hóa tài chính của hệ thống tài chính quốc gia. Ngành ngân hàng là một bộ phận của hệ thống tài chính, do vậy, sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng chính là một bộ phận cấu thành sự phát triển bền vững của cả hệ thống tài chính và quá trình tự do hóa tài chính cần xuất phát từ quá trình tự do hóa, hội nhập, đáp ứng các chuẩn quốc tế của ngành ngân hàng (De Haan, J. và J. E. Sturm, 2000). 2. Khái quát về tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Cùng với xu thế hội nhập, ngành ngân hàng và nhiều ngành nghề khác trong nền kinh tế đang tiến dần tới mở cửa hoàn toàn với thị trường quốc tế. Do vậy, tự do hóa tài chính là tất yếu khách quan. Tự do hóa tài chính của ngành ngân hàng là quá trình thực hiện việc chuyển đổi từ hệ thống tài chính ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ bằng các mệnh lệnh hành chính của Nhà nước và Chính phủ, sang một hệ thống tài chính mới được điều tiết và kiểm soát thông qua các công cụ điều tiết kinh tế linh hoạt và sự vận động của các yếu tố thị trường (De Haan, J. và J. E. Sturm, 2000). Hay cụ thể, tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng là quá trình dỡ bỏ các hạn chế và giới hạn trong việc phân bổ nguồn lực tín dụng. Việc quản lý phân bổ này được thực hiện theo cơ chế giá, tại đó tổ chức tài chính được phép quyết định tỷ lệ giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay, không có sự can thiệp của Chính phủ theo cơ chế lãi suất trần. (Georgios E. Chortareas và cộng sự, 2012). Nhờ đó, tự do 156 hóa tài chính sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, chấm dứt phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Hay, đây là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là xóa bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do, hiệu quả và vận hành theo các quy luật của thị trường (Berger và cộng sự, 1997). Tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng được thể hiện qua bốn nội dung cơ bản: (1) Tự do hóa lãi suất; (2) Tự do hóa cơ chế tín dụng; (3) Tự do hóa tỷ giá hối đoái; (4) Tự do hóa quản lý ngoại hối và các luồng vốn lưu chuyển quốc tế (Georgios E. Chortareas và cộng sự, 2012). Tự do hóa lãi suất là cơ chế tại đó lãi suất được hoàn toàn vận hành theo cung cầu vốn của thị trường. Sự can thiệp của NHNN, NHTW chỉ thông qua các công cụ gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn để tác động nhằm xác lập mức lãi suất cân bằng. Tự do hóa lãi suất chính là việc dỡ bỏ hoàn toàn các ràng buộc về lãi suất và cho phép lãi suất của nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng của nó. Lãi suất sẽ tự điều chỉnh linh hoạt, nhạy cảm, phản ánh đúng và đầy đủ các yêu cầu của thị trường (Ronald I. McKinnon, 1989). Tự do hóa cơ chế tín dụng là việc xóa bỏ các rào cản trong quá trình cung cấp và phân phối các nguồn lực kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng (Gwartney, D. J., 2009). Tự d ...

Tài liệu được xem nhiều: