Danh mục

Tư duy mới về mối quan hệ giữa các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.07 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc lý giải một số nội dung liên quan tới mối quan hệ giữa các quy luật của kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn những nhận thức, cách hiểu khác nhau gây khó khăn, lúng túng cho chỉ đạo thực tiễn và sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Đây là vấn đề mới trong lý luận và trong thực tiễn ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy mới về mối quan hệ giữa các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa TƢ DUY MỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUY LUẬT CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TS. Đỗ Quang Dũng Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Ở nước ta, mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” từng bước được hình thành trong quá trình đổi mới. Mô hình này đã từng bước được hình thành từ Đại hội VI, đến Đại hội IX được Đảng ta khẳng định là mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ. Trong quá trình thực hiện, mô hình này được cụ thể hóa, bổ sung, phát triển, hoàn thiện từng bước qua Đại hội X, XI và XII của Đảng. Tuy nhiên, đến nay việc lý giải một số nội dung liên quan tới mối quan hệ giữa các quy luật của kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn những nhận thức, cách hiểu khác nhau gây khó khăn, lúng túng cho chỉ đạo thực tiễn và sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Đây là vấn đề mới trong lý luận và trong thực tiễn ở Việt Nam, hơn nữa là vấn đề cốt tử của sự phát triển, nhưng đã bị che khuất nhiều năm nay mặc dù có nhiều đề tài, chương trình đề cập tới 'kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa'. Logic vấn đề là ở chỗ, vấn đề mới thì cần phảỉ có tư duy mới để làm rõ hơn bản chất, nội dung và có hướng giải quyết đúng đắn mối quan hệ này. I. Diễn tiến nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế thị trƣờng và định hƣớng xã hội chủ nghĩa Đại hội VI (1986) đề ra đường lối đổi mới, trong đó coi sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản (CNTB), thừa nhận sự tồn tại khách quan của “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần…” trên con đường đi lên CNXH1. Khẳng định các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế hàng hoá trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Đây chính là cơ sở lý luận hình thành nên mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN.. Tuy nhiên, khi khái quát về cơ chế quản lý kinh tế mới, Đại hội VI của Đảng mới chỉ khẳng định 'Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ'2, mà chưa đạt tới nhận thức về kinh tế thị trường. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1987, tr. 63. 2 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Sđd, tr. 63, 64. 117 Đại hội Đảng VII (1991), nhấn mạnh vai trò của thị trường “lấy thị trường làm đối tượng và là căn cứ quan trọng nhất” của kế hoạch; đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Đại hội VIII của Đảng đã bổ sung làm rõ 6 nội dung định hướng XHCN nền KTTT; đồng thời, với cách nhìn: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” là một bước đột phá căn bản trong tư duy lý luận, tạo cơ sở khoa học- thực tiễn cho việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN. Kinh tế thị trường là thành tựu của văn minh nhân loại. Có thể nhận thấy tính đa dạng của các nền KTTT hiện nay tại các quốc gia có sự khác biệt về cơ cấu sở hữu và cấu trúc xã hội. KTTT có thể được xây dựng tại những quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau, với mô hình KTTT cụ thể, đa dạng gắn liền với hình thái kinh tế xã hội và chế độ chính trị-xã hội của mỗi nước. Điểm mới trong Văn kiện Đại hội VIII là nhấn mạnh phải 'Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần'1, trong đó xác định 'Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng'. Đại hội IX (2001) chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN”2. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức về “nền kinh tế hàng hóa” sang “nền kinh tế thị trường”,chuyển từ nhận thức thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý kinh tế sang nhận thức thị trường là một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của xã hội trong giai đoạn tiến lên CNXH.Theo đó, “để nền KTTT định hướng XHCN vận hành thông suốt, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước”3... Đại hội cũng xác định một loạt yếu tố bảo đảm định hướng XHCN cuả sự phát triển KTTT: Bổ sung “dân chủ” vào hệ mục tiêu phát triển tổng quát: “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”4; Xác nhận công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) là nhiệm vụ trung tâm và con đường CNH, HĐH nước ta cần rút ngắn thời gian trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế5; Coi “từng bước phát triển kinh tế tri thức” là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế. 1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Phần II), Sđd, tr. 20, 68. 2 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Phần II), Sđd, tr. 27 3 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Phần II), Sđd, tr. 19, 68 4 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Phần II), Sđd, tr. 21, 72 5 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Phần II), Sđd, tr. 21, 72. 118 Đại hội IX còn có bước tiến mới so với Đại hội VIII khi nêu thêm đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: