Danh mục

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 6

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 70.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chắc chắn dự báo của Lão Tử có nhiều mặt thô sơ, ấu trĩ đến buồn cười, nhưng xét từ bản chất, nó chứa nhiều ẩn số gần gũi với thuyết tương đối của Einstein biết bao! Nó cũng đâu có gì giống với thần học, đâu có gì giống với các thứ chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật mà con mắt “chủ biệt”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 6một cách lan man và đứt nối theo kiểu trậnđồ bát quái của một con người sống trướcchúng ta đến mấy nghìn năm, mở đầu chomột trường phái minh triết Trung Hoa nổitiếng, thiết tưởng một câu hỏi đã đến lúcphải đặt ra mạnh bạo và dứt khoát hơn: tạisao không thể xem Đạo của Lão Tử là dựbáo sáng suốt về cõi thiên hà muôn hìnhvạn trạng đang vận động với quy luật giãnnở gia tốc mà vũ trụ học hiện đại đã vàđang tìm ra cách nhận dạng? Chắc chắn dựbáo của Lão Tử có nhiều mặt thô sơ, ấu trĩđến buồn cười, nhưng xét từ bản chất, nóchứa nhiều ẩn số gần gũi với thuyết tươngđối của Einstein biết bao! Nó cũng đâu cógì giống với thần học, đâu có gì giống vớicác thứ chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩaduy vật mà con mắt “chủ biệt” của chúng tarất sành phân chia “trận tuyến” bằng lăngkính “tâm/vật” cố gò vào đấy? Tôi nghĩ, LãoTử là một chỗ đứng riêng trong triết họcphương Đông chưa có tiền lệ. Nhưng nếu đối chiếu Lão Tử với một vàitriết thuyết khác, cũng của phương Đông, vínhư Phật giáo, thì ta lại cảm thấy Lão Tửkhông phải là một hiện tượng đơn độc.Thực tế có khi Phật giáo nguyên thủy từngbàn về vũ trụ từ trước cả thời Lão Tử, chođến khi truyền sang Trung Quốc đã pháttriển thành một hệ thống hoàn chỉnh, màđem so với Lão học lại có không ít nhữngđiểm tương đồng. Phật giáo nói tới “Tamthiên đại thiên thế giới” hay nói đến “Hà sacảnh giới” là nói đến một con số phiếm chỉ,nhiều đến mức khủng khiếp của những “cõitrời” khác nhau trong vũ trụ mênh mông,không sao tính xuể - số lượng của nó ngangvới cát sông Hằng. Thế giới trần gian chỉ làmột Tiểu thế giới, hợp một nghìn Tiểu thếgiới lại mới gọi là một Tiểu thiên thế giới.Hợp một nghìn Tiểu thiên thế giới lại mới làmột Trung thiên thế giới. Hợp một nghìnTrung thiên thế giới lại mới là một Đại thiênthế giới. Thế mà ở đây lại là ba nghìn Đạithiên thế giới. Mấy chữ “Tam thiên đại thiênthế giới” hẳn từ lâu đã lướt qua trí óc vô sốngười trong chúng ta mà chẳng mấy khi đểlại một dấu ấn, là vì tầm mắt chúng ta bịvướng vào cái nhìn thế tục, không lườngnổi tầm thước vũ trụ của những thông báocô đọng nói trên. Phật đã tưởng tượng thấysự tạo thành hệ thống thiên hà còn bao lahơn rất nhiều hệ thái dương mà con ngườinhìn thấy, trong đó những “cõi trời” chưabiết đến là cả một con số khổng lồ. Còn vềmặt khởi nguyên, để giải thích từ đâu “Tamthiên đại thiên thế giới” sinh ra, sách Ca giảáo nghĩa thư 歌 者 奧 義 書, một bộ sáchcổ của Phật giáo Ấn Độ được dịch sangtiếng Trung Quốc từ rất sớm đã chép: “Tháisơ chi thời, thế giới vi hữu, duy nhất vônhị.... Thái sơ chi thời thế giới vi vô, duynhất vô nhị, do vô sinh hữu 太 初 之 時 。世界 為 有 。惟 一 無 二 。。。。太 初 之 時 。世界 為 無 。 惟 一 無 二 。猶 無 生 有”. Tạmdịch: “Vào thời Thái sơ, thế giới là hữu, cómột không hai... Vào thời Thái sơ, thế giớilà vô, có một không hai, từ vô sinh hữu”.Không khác với Lão Tử, Phật giáo cũngthừa nhận vai trò đối lưu ảo diệu của haiphạm trù “vô” và “hữu” trong cuộc “hoàithai” kỳ vĩ bậc nhất ấy, tuy cái đích cuốicùng Phật nhắm tới vẫn là “vô”. Nào chỉ cóthế. Phật còn nói đến “kiếp” như những chutrình hết sức lâu dài của sự chuyển hóa,bao quát hàng tỷ tỷ năm của thế gian, ở đóvũ trụ chuyển lưu qua bốn thời kỳ từ thành(có hình dáng), trụ (đứng vững), hoại (tanvỡ) đến không (trống không), và chu trìnhấy cứ lặp đi lặp lại trong vô lượng kiếp, mộtsố lượng cũng không thể nào đếm hếtđược. Từ trong những “kiếp” xa xưa đã rađời những vị Phật Quá Khứ, đến “kiếp” nàymới xuất hiện vị Phật Hiện Tại là Phật ThíchCa. Rồi đến những “kiếp” sau thì chắc chắnlại có mặt những vị Phật vị Lai. Chủ thuyếtluân hồi của nhà Phật hiểu cho cặn kẽ thựcđã không còn bó hẹp trong phạm vi thế giớihữu tình. Luân hồi gần như một hằng sốchung dành cho toàn cõi thiên hà. Đủ thấy,có một sự đồng dạng lạ lùng giữa nhãnquan của Phật và Lão trong tầm nhìn siêuthế giới, tuy một bên đưa ra những con sốgây chấn động về tâm lý còn một bên chỉ lànhững liên tưởng thấp thoáng, mù mờ. Nhântố nào đã dẫn đến sự gần gũi trong tiềmnăng nhận thức giữa hai trường phái tưtưởng cổ đại phương Đông kia? Chúng tôilại muốn lưu ý ở đây một đặc điểm giốngnhau về phương diện tư duy: cả hai họcthuyết đều không hề cột chặt mình vào cáituyệt đối mà luôn luôn năng động trên cáitương đối. Đó là mặt ưu trội hiếm có củatâm thức phương Đông có khả năng đốitrọng với cỗ xe Tam cương ngũ thường rấtduy lý của Nho giáo từng thống ngự đờisống tinh thần tư tưởng suốt mấy nghìnnăm. ------------ [1] Từ đây trở xuống tất cả những chữduy lý, lý tính dùng trong bài đều giới hạntrong phạm vi ngữ nghĩa chủ nghĩa duy lýcổ điển hay chủ nghĩa duy lý truyền thống. [2] Một bậc minh triết thì vô ý. NguyênNgọc dịch. In trong Minh triết phương Đôngvà triết học phương Tây; Nxb. Đà Nẵng,2004, tr. 637. [3] Đại tượng vô hình. Trương Quang Đệdịch; Nxb. Đà Nẵng, 2004, tr. 25. [4] Có người giải thích “ ...

Tài liệu được xem nhiều: