Danh mục

Từ giáo dục mở đến giáo dục số khoảng cách giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.76 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này muốn chỉ ra rằng trong việc phát triển chính sách đối với một bước chuyển đặc biệt quan trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay là xây dựng giáo dục mở, tiến đến giáo dục số, thì điểm yếu trên vẫn chưa được khắc phục. Điều đó được chứng minh qua việc nhận dạng khoảng cách giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong giáo dục mở và giáo dục số. Vì vậy, rất cần những nghiên cứu, khảo sát và phân tích chuyên sâu cùng một cơ chế giám sát và đánh giá nghiêm túc và hiệu quả để các chủ trương, chính sách hiện nay về giáo dục mở và giáo dục số thực sự đi vào cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ giáo dục mở đến giáo dục số khoảng cách giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n6.1 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 6, pp. 1-8 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn TỪ GIÁO DỤC MỞ ĐẾN GIÁO DỤC SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Điểm mạnh của Việt Nam là về chủ trương và định hướng phát triển, chúng ta luôn có sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước để giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu nhân lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Điểm yếu là việc đưa chủ trương, chính sách vào đời sống thực tế diễn ra chậm và lúng túng. Bài viết này muốn chỉ ra rằng trong việc phát triển chính sách đối với một bước chuyển đặc biệt quan trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay là xây dựng giáo dục mở, tiến đến giáo dục số, thì điểm yếu trên vẫn chưa được khắc phục. Điều đó được chứng minh qua việc nhận dạng khoảng cách giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong giáo dục mở và giáo dục số. Vì vậy, rất cần những nghiên cứu, khảo sát và phân tích chuyên sâu cùng một cơ chế giám sát và đánh giá nghiêm túc và hiệu quả để các chủ trương, chính sách hiện nay về giáo dục mở và giáo dục số thực sự đi vào cuộc sống. Từ khóa: Giáo dục Việt Nam; chính sách giáo dục; giáo dục mở; giáo dục số; công nghệ thông tin.1. Đặt vấn đề Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới đánh giá chính sách phát triển nhân lực nước ta, các tác giảchỉ ra rằng Việt Nam có điểm mạnh là ban hành chủ trương và chiến lược rõ ràng, nhưng điểm yếu là “nhiềusáng kiến mới đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu”(World Bank,2012). Điều đó dẫn đến khoảng cách giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện. Thực ra đây là một điểm yếu đã được nói đến từ lâu và nhiều lần trong xây dựng và tổ chức thực hiệnchính sách giáo dục Việt Nam. Việc khắc phục điểm yếu này hiện nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cácnhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, chuyển biến diễn ra khá chậm. Bài viết này muốn chỉ ra rằng trong việc phát triển chính sách đối với một bước chuyển đặc biệt quantrọng của giáo dục Việt Nam hiện nay là xây dựng giáo dục mở, tiến đến giáo dục số, thì điểm yếu trên vẫnchưa được khắc phục. Điều đó được chúng minh qua việc nhận dạng khoảng cách giữa chủ trương, chínhsách và tổ chức thực hiện trong giáo dục mở và giáo dục số.2. Xây dựng hệ thống giáo dục mở: chủ trương này hiện về cơ bản vẫn dừng lại ở mong muốn Việc xây dựng hệ thống giáo dục mở vừa là quan điểm chỉ đạo, vừa là nhiệm vụ và giải pháp trong đổimới căn bản, toàn diện giáo dục VN theo tinh thần NQ29, ban hành cách đây 9 năm. Từ đó đến nay, về mặt thể chế, chúng ta có một bước tiến là đã đưa được vào trong Luật Giáo dục 2019quy định: “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáodục thường xuyên”.Ngày nhận bài: 05/05/2022. Ngày nhận đăng: 20/06/2022.1 Bộ Giáo dục và Đào tạoe-mail: phamdntien26@gmail.com. 1Phạm Đỗ Nhật Tiến JEM., Vol. 14 (2022), No. 6. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng ở đó. Hiện chúng ta vẫn chưa có bất kỳ chính sách đáng kể nào để pháttriển giáo dục mở, liên quan trước hết đến các tài nguyên giáo dục mở (OER) và các khóa học trực tuyếnmở đại chúng (MOOC). Nếu đối chiếu với các khuyến nghị của UNESCO (2019) về 5 lĩnh vực chính sách phát triển các OER,thì chúng ta chưa có các chính sách này, bao gồm: - Xây dựng năng lực các bên có liên quan trong việc tạo lập, truy cập, sử dụng lại, chuyển thể, phân phốilại các OER; - Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ; - Khuyến khích việc truy cập hiệu quả, bao trùm và công bằng tới các OER có chất lượng; - Nuôi dưỡng việc tạo lập các mô hình bền vững cho OER; - Thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế. Khảo sát của Đỗ Văn Hùng và cộng sự (2019) cho thấy hiện trạng OER tại các trường đại học Việt Namnhư sau: - Về nhận thức, có gần 68% giảng viên và trên 50% cán bộ thư viện đã biết về OER; trong khi con sốnày ở sinh viên là 34%. Đáng quan tâm là chỉ có 40% giảng viên và 35,4% cán bộ thư viện hiểu về giấyphép mở. Đáng quan tâm hơn nữa là chỉ có khoảng 22% giảng viên và 15% cán bộ thư viện đã tham gia vàomột số dự án liên quan đến OER. - Về sử dụng, có 48,3% giảng viên thường sử dụng OER trong biên soạn giáo trình, bài giảng; 49,8%sinh viên từng sử dụng OER trong học tập. - Về chia sẻ, có 86,4% giảng viên sẵn sàng chia sẻ OER mà mình khai th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: