Danh mục

TỪ HỆ TƯ TƯỞNG ĐẾN HỆ GIÁ TRỊ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.97 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng, Hệ tư tưởng và Sự lạc hậu của các hệ tư tưởng Trước hết cần phải khẳng định rằng tư tưởng, với tư cách là sản phẩm tinh thần của con người, luôn tồn tại. Nó xuất hiện một cách tự nhiên do nhu cầu nhận thức của con người, phục vụ cho sự phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỪ HỆ TƯ TƯỞNG ĐẾN HỆ GIÁ TRỊ TỪ HỆ TƯ TƯỞNG ĐẾN HỆ GIÁ TRỊ Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupI. Tư tưởng, Hệ tư tưởng và Sự lạc hậu của các hệ tư tưởng Trước hết cần phải khẳng định rằng tư tưởng, với tư cách là sản phẩm tinhthần của con người, luôn tồn tại. Nó xuất hiện một cách tự nhiên do nhu cầu nhậnthức của con người, phục vụ cho sự phát triển. Có thể nói, tư tưởng là một trongnhững sản phẩm quan trọng nhất của đời sống mà con người hoàn toàn có quyềntự hào, thứ sản phẩm còn cao hơn và tinh xảo hơn mọi thứ sản phẩm công nghiệphay công nghệ tinh xảo nhất. Trong cuộc sống có nhiều tư tưởng khác nhau. Các tư tưởng tương tác vớinhau, tập hợp lại với nhau một cách tự nhiên thành một chuỗi các nhận thức, đượcthừa nhận và bị loại bỏ cũng theo quy luật tự nhiên. Là công cụ của nhận thức, tưtưởng thể hiện thông qua các hành vi, cả những hành vi của tư duy lẫn những hànhvi bản năng. Tư tưởng được liên tục lựa chọn bởi các cá nhân cụ thể và có vai tròđịnh hướng hành động. Do đó, nhận thức về tư tưởng phải linh hoạt chứ không thểcoi nó là những giá trị bất biến. Nếu tư tưởng là công cụ của nhận thức thì hệ tư tưởng là hệ thống các côngcụ ấy. Hệ tư tưởng không phải là sản phẩm riêng của cộng đồng, thậm chí nó cũngkhông phải là sản phẩm riêng của thời đại, nó là sự tổng hòa những kinh nghiệmsống của nhiều cộng đồng người và của nhiều thời đại. Việc phổ biến rộng rãi một hệ tư tưởng nào đó bao giờ cũng nhằm hướng dẫnhành vi của cả cộng đồng, góp phần tập trung một cách cao độ và nhất thời cácnguồn lực của cộng đồng ấy vì những mục tiêu nhất định, lại những thời điểm nhấtđịnh. Tuy nhiên, sử dụng hệ tư tưởng như một công cụ nhận thức toàn dân là mộtnhiệm vụ quan trọng nhưng cũng hết sức nguy hiểm, nhất là khi việc sử dụng nhưvậy xảy ra trong thời gian dài. Bởi lẽ, nó có thể đẩy cộng đồng ấy rơi vào tìnhtrạng thụ động, thậm phản động. chí làThực tế cho ta thấy chính sự áp đặt và định hướng hành vi theo cách đó đã hạn chếnăng lực sáng tạo của con người. Thậm chí, đã đến lúc cần phải lên án tính lỗi thờicủa hệ tư tưởng như là kết quả của sự bảo thủ hay là tính lười biếng. Việc conngười không dám nhận thức chủ động mà vẫn bám giữ các hệ giá trị cũ được xâydựng bởi hệ tư tưởng cũ sẽ tạo ra tính lạc hậu tương đối của hệ tư tưởng đối với sựphát triển của đời sống. Chính hệ tư tưởng, với những yếu tố thuộc về bản chất, đãhạn chế năng lực sáng tạo của con người và do đó, làm mất đi tính đa dạng sinhhọc của nhận thức. Trong thế kỷ XX chúng ta đã mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng. Sai lầm thứnhất là tách hệ tư tưởng ra khỏi cuộc sống và biến nó thành một thứ đểtôn thờ. Tônthờ những giá trị tinh thần thì đúng, nhưng tôn thờ những giá trị cụ thể của tinhthần thì lại hoàn toàn sai. Tư tưởng không phải là thứ để tôn thờ mà nó được sinhra nhằm phục vụ sự phát triển. Do đó, khi tư tưởng không còn thích hợp hay đã trởnên lạc hậu thì chúng ta chỉ nên nhìn nhận nó như một giá trị lịch sử với nhữngcông lao thuộc về thời quá khứ mà thôi. Sai lầm thứ hai là tách các giá trị biểukiến của sự vật ra khỏi giá trị vật lý của nó. Thị trường chứng khoán là một ví dụđiển hình. Thị trường chứng khoán tạo ra một hệ thống các giá trị ảo bên ngoàinăng lực thật của nó. Trong lĩnh vực tư tưởng cũng vậy. Những thế lực ở thượngtầng kiến trúc đang tôn thờ một giá trị, trong khi cuộc sống đã và đang đòi hỏi conngười phải tìm kiếm những giá trị khác. Quan điểm của chúng tôi hết sức rõ ràng: hiện nay, hệ tư tưởng không còntương thích với sự phát triển của thế giới hiện đại nữa, nó chỉ còn là những giá trịlịch sử. Đó là một sự thật, không chỉ ở những quốc gia nghèo đói, mà ở trên phạmvi toàn thế giới, có lẽ chỉ trừ ở chỗ nào mà con người vẫn muốn tiếp tục nô dịchcon người. Thế giới đang thay đổi hàng ngày và nó đòi hỏi mỗi người phải cónăng lực tư duy độc lập. Không thể chống lại trào lưu tự nhiên ấy và chúng tôi tinrằng một thảm họa sẽ xảy ra nếu chúng ta gắng sức duy trì sự thống trị của nhữnghệ tư tưởng cũ.II. Sự lên ngôi của Hệ giá trị 1. Đặc điểm của thế giới hiện đại Như trên đã nói, thay đổi không ngừng là một trong những đặc điểm dễ nhậnthấy nhất của thế giới hiện đại. Con người trong thời đại mới buộc phải khôngngừng vận động để thích nghi với các thực thể khác. Tốc độ phát triển của thế giớiđược đó bằng thước đo dựa trên những yếu tố hiện thực của các quốc gia phát triểnvà do đó, thay đổi để thích nghi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng không thểtrốn tránh của các nước đang và kém phát triển. Trong một môi trường vừa hợp tácvừa cạnh tranh sâu sắc, nếu một dân tộc có năng lực cạnh tranh kém sẽ ngày càngít cơ hội để phát triển. Như vậy, đồng thời với các cơ hội được ...

Tài liệu được xem nhiều: