Danh mục

Từ học viện, ra thị trường (phần 1)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 498.93 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo tàng Mỹ thuật trong Học viện Trung ương (CAFA) Cùng với sự nở rộ của các loại hình nghệ thuật đương đại Trung quốc, hàng ngàn gallery lớn nhỏ, hàng chục bảo tàng nghệ thuật đương đại đã được mở ra trên khắp các thành phố lớn ở Trung quốc. Một thị trường với môi trường thúc đẩy mạnh mẽ cho nghệ thuật đương đại phát triển như vậy, câu hỏi đặt ra là đằng sau sự phát triển rầm rộ đó, vai trò của hệ thống giáo dục, đào tạo nghệ thuật đương đại đó ra sao? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ học viện, ra thị trường (phần 1) Từ học viện, ra thị trường (phần 1) Bảo tàng Mỹ thuật trong Học viện Trung ương (CAFA) Cùng với sự nở rộ của các loại hình nghệ thuật đương đại Trung quốc, hàng ngàn gallery lớn nhỏ, hàng chục bảo tàng nghệ thuật đương đại đã được mở ra trên khắp các thành phố lớn ở Trung quốc. Một thị trường với môi trường thúc đẩy mạnh mẽ cho nghệ thuật đương đại phát triển như vậy, câu hỏi đặt ra là đằng sau sự phát triển rầm rộ đó, vai trò của hệ thống giáo dục, đào tạo nghệ thuật đương đại đó ra sao? Sự hình thành, phát triển và xu hướng hoạt động của nó liên quan thế nào đối với môi trường nghệ thuật đương đại Trung Quốc ngoài xã hội? Nói cách khác, con đường để nghệ thuật đương đại đi vào học viện và từ đó bước ra ngoài xã hội đóng góp vào thị trường nghệ thuật là như thế nào? Phạm vi khảo sát: Học viện mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh (CAFA) Để đi tìm câu trả lời về vấn đề nghệ thuật đương đại Trung quốc đã vào học viện thế nào, tôi chọn Học viện Mỹ thuật Trung ương làm tâm điểm cho việc khảo sát nghiên cứu của mình. Trung Quốc có 8 học viện mỹ thuật lớn, nổi tiếng nhất là Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh. Ngoài Học viện Mỹ thuật Trung ương (Bắc Kinh), 7 học viện còn lại phân bố đều tại các khu vực là Học viện Mỹ thuật Trung Quốc (Triết Giang), Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn (Thẩm Dương, Đại Liên), Học viện Mỹ thuật Tứ Xuyên, Học viện Mỹ thuật Quảng Châu, Học viện Mỹ thuật Thiên Tân, Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc, Học viện Tây An. Trong bài viết này, tôi lấy dẫn chứng khảo sát ở học viện mỹ thuật Trung ương (CAFA) – một cái nôi quan trọng nhất trong việc hình thành, hoạt động và đóng góp cho nền nghệ thuật đương đại Trung quốc những năm gần đây. Như chúng ta đã biết, nghệ thuật đương đại Trung Quốc cứ mỗi 10 năm lại có những thay đổi lớn về cả cấu trúc và xu hướng. Qui luật trên tôi đã rút ra được qua những khảo sát và ghi nhận trong những bài nghiên cứu trước. Có thể tạm chia thành 3 thời kỳ phát triển: 1979-1989, 1989-1999, 1999-2009 Trong khảo sát về vấn đề nghệ thuật đương đại Trung Quốc đã vào học viện thế nào, tôi lấy mốc năm 2000 làm năm bản lề cho hành trình đó. Tác phẩm tốt nghiệp của khoa Điêu khắc khóa 2009, CAFA Tại sao lấy mốc năm 2000 ? Ngược dòng thời gian, trở lại thời kỳ những năm sau cách mạng văn hóa, Trung quốc đã từng cố gắng duy trì cấu trúc chính quyền truyền thống, từng bước có những cải cách theo hướng thị trường trong nhiều năm từ sau 1978 nhưng họ đã không thành công. Kết quả là cuộc khủng khoảng chính trị vào năm 1989. Cả hệ thống đã rung động và rơi vào khủng hoảng thực sự nghiêm trọng. Hai cuộc khủng hoảng to lớn khác lần này đến từ bên ngoài, là sự kiện Liên Xô sụp đổ và khủng hoảng tài chính Châu Á. Ở thời điểm nhạy cảm đó, lãnh đạo Trung quốc đã đưa ra một quyết sách hết sức quan trọng, đó là đoạn tuyệt với cách làm cũ, nghĩa là thay vì cố gắng bảo vệ các nguyên lý cố hữu của chủ nghĩa xã hội thì giờ đây phải thực sự xem xét lại các nguyên lý này để cứu nền kinh tế, cứu cả hệ thống chính trị. Điều đó có nghĩa là phải đảo lộn cả đất nước để viết lại các qui tắc kinh tế cơ bản cho phù hợp với bên ngoài; “bên ngoài ” ở đây có nghĩa là WTO. Chính những qui tắc bên ngoài và sự phụ thuộc vào các qui tắc đó buộc Trung quốc phỉa mở cửa để thu hút nhân tài. Những nhân tài này có thể là những người trong nước được đào tạo ở Mỹ, châu Âu hay cũng có thể được đào tạo trong nước, nhưng điểm chung là đều nằm ngoài hệ thống. Đến những năm cuối thập kỷ 90 đặc biệt là từ năm 2000, các cơ quan nhà nước, công ty quốc doanh, các trường đại học đã mở rộng cửa chào đón họ. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách sử dụng nhân tài. Sự mở cửa này hoàn toàn không diễn ra một cách tự phát, mà từ cấp lãnh đạo cao nhất, những người nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung quốc cần có những tài năng và họ đảm bảo rằng các tài năng ấy khi trở về đại lục sẽ có thu nhập ngang tầm thế giới. Điều này có nghĩa là người tài sẽ về khi thấy có phần đóng góp trong sự phát triển của đất nước. Chính vì những thay đổi cơ bản trong đường lối chính sách đó, có thể thấy được tầm quan trọng của mốc thời gian năm 2000 trong việc chính thức hóa sự xuất hiện các loại hình nghệ thuật thử nghiệm, đa phương tiện trong môi trường học viện những năm sau 2000. Cụ thể những thay đổi đó ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Trước hết, chúng ta cùng nhìn lại quá trình manh nha xuất hiện của các loại hình nghệ thuật thực nghiệm, đa phương tiện, chúng đã tác động như thế nào đến môi trường học viện những năm trước 2000. Phố Wal, tác phẩm của Chen Wen Ling tại khu nghệ thuật 798, Bắc Kinh Sự xuất hiện và ảnh hưởng của nghệ thuật đương đại với môi trường học viện Năm 2000 trở về trước, nghệ thuật đương đại Trung quốc bùng nổ về mọi mặt hình thức để biểu đạt những thể nghiệm của nghệ sỹ, một loạt các hình thức nghệ thuật mới ra đời như: sắp đặt, trình diễn, video art, nhiếp ảnh, nghệ thuật khái niệm… nhưng dường như tất cả những thể nghiệm mang tính chất đương đại này đều mang tính bộc phát cá nhân hay nhóm nhỏ có yếu tố tự giáo dục, tự thực hành, thông qua cập nhật các kênh thông tin đa chiều của nghệ thuật đương đại thế giới cùng với xu hướng mở của của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, tất cả các thực hành nghệ thuật thử nghiệm trên mọi loại hình của các nghệ sỹ gần như đều bị coi là đi ngược lại với những trường phái của học viện (hay còn gọi là xu hướng nghệ thuật phản học viện, phản truyền thống). Bắt đầu từ phong trào thực hiện hành vi mang đốt những tranh sơn dầu vẽ theo lối kinh viện của các nghệ sỹ Hạ môn, Phúc kiến trong “phong trào 85” (phản học viện), cho đến những dạng thực hành nghệ thuật hành vi của các nghệ sỹ tầm cỡ như Ngải Vị Vị (Ai Wei Wei) bằng cách đập vỡ các bình cổ đời nhà Hán trong seri ảnh Thả xuống một chiếc bình đời Hán (phản truyền thống). Sự nở rộ hàng loạt các dạng triển lãm thực hành khái niệm nghệ thuật mới lúc đó (giai đoạn cuối những năm 80 đầu những năm 90) đã như gáo nước lạnh dội thẳn ...

Tài liệu được xem nhiều: