Tư hữu hóa theo cách Nga và bài học cho chúng ta
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 103.55 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Gần đây nói tới việc đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa, giảm tỉ trọng cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần. Vì vậy việc tìm hiểu kinh nghiệm tư hữu hóa (THH) của nước Nga là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Trước hết, cần phải nói ngay, THH và cổ phần hóa là hai khái niệm khác nhau. Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu quản trị: từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Còn THH là quá trình chuyển đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư hữu hóa theo cách Nga và bài học cho chúng ta Tư hữu hóa theo cách Nga và bài học cho chúng ta Gần đây nói tới việc đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa, giảm tỉ trọng cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần. Vì vậy việc tìm hiểu kinh nghiệm tư hữu hóa (THH) của nước Nga là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Trước hết, cần phải nói ngay, THH và cổ phần hóa là hai khái niệm khác nhau. Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu quản trị: từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Còn THH là quá trình chuyển đổi sở hữu: từ sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân. Như vậy, cổ phần hóa và THH sẽ có điểm gặp nhau khi quá trình thay đổi cơ cấu quản trị làm chuyển đổi cơ cấu sở hữu từ nhà nước sang tư nhân. Hiện nay, quá trình tư nhân hóa ở nước ta chưa diễn ra mạnh mẽ, nhưng đây sẽ là một làn sóng tất yếu trong tương lai không xa. Vì không cần chứng minh thì ai cũng biết sở hữu tư nhân là động lực cơ bản để phát triển kinh tế thị trường. Tư hữu hóa ở Nga Nhận thức rõ điều này, Chính phủ Nga ngay trong giai đoạn đầu cải cách 1990- 1994 đã xem THH là một trong 4 nhiệm vụ cơ bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu công cuộc THH ở Nga đã gây nhiều tranh cãi. Các nhà cải cách đứng trước hai lựa chọn. Một, sẽ tiến hành THH từ từ, từng bước, trao tài sản vào tay chủ sở hữu mới, thực sự sử dụng tài sản hiệu quả, với giá cao nhất có thể. Hai, tiến hành THH “chớp nhoáng”, nhanh chóng, phân phát không tài sản quốc hữu cho toàn dân. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu cách làm thứ nhất sẽ mang lại cho quốc gia nhiều lợi ích hơn, nhưng nó lại đòi hỏi thời gian và một hệ thống chính trị ổn định. Cả hai thứ mà vào thời điểm đó (1990-1991) nước Nga non trẻ đều không có. Dưới nhiều áp lực về kinh tế, chính trị, thậm chí không ngoại trừ động cơ cá nhân và tác động mạnh mẽ của phương Tây, các nhà cải cách trẻ ở Nga đã quyết định lựa chọn phương án hai. Kết quả là từ năm 1992-1994 trên toàn Nga đã có 125.514 doanh nghiệp nhà nước đăng ký THH, trong đó đã thực hiện chuyển đổi sở hữu được 88.814 doanh nghiệp. Nhà nước thu về 760 tỷ rúp (tương đương - 3.7 tỷ USD với giá cuối năm 1992) – một con số quá ít ỏi so với giá trị thực của tổng tài sản đã đưa ra chào bán. Sở hữu của nhà nước được chia nhỏ cho một nhóm người, tạo nên một giới kinh tế thượng lưu bao gồm các nhà tài phiệt và các ông trùm kinh tế “đen”. Có thể nhận thấy rõ điều này khi phân tích dữ liệu về thu nhập và tích luỹ xã hội. Theo đó 5% dân số thuộc tầng lớp giàu và rất giàu chiếm 73% tích luỹ toàn xã hội và 80% ngoại tệ lưu hành dưới dạng tiền mặt. Chênh lệch trong thu nhập giữa tầng lớp giàu – nghèo có lúc lên đến hàng nghìn lần (1360 lần theo số liệu năm 1997). Việc hóa giá các tài sản quốc gia, cố tình tạo quá trình phá sản ảo để giảm giá thành các nhà máy, tổ hợp kinh tế nhà nước đã trở thành bước đi quen thuộc của quá trình THH. Ví dụ: Tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới ROS “Gazprom” được định giá khoảng 300 tỷ rúp (tương đương 12 tỷ USD, trong khi giá của công ty Mỹ tương đương “Chevron Corp.” là 123 tỷ); ngân hàng tín dụng “Sberbank”, với hàng nghìn chi nhánh trên khắp nước Nga được đánh giá bằng 230 triệu USD, trong khi chi phí ngân hàng này bỏ ra để xây dựng trụ sở chính tại đường 60 năm Cách mạng tháng 10, Matxcơva (chỉ là một trong hàng nghìn trụ sở) đã vượt quá con số 300 triệu USD (!!!). Điều đáng lưu ý là quá trình THH đã đưa đến kết cục: toàn bộ số lợi tức từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Nga tập trung trong tay các nhà tài phiệt, các tập đoàn tài chính thân Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế “đen” – lực lượng này chiếm khoảng 7-10% dân số đất nước. Bài học cho Việt Nam Tất nhiên, hoàn cảnh kinh tế, chính trị của nước ta hôm nay khác nhiều so với nước Nga vào những năm 1990. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không học hỏi được gì từ những kinh nghiệm xương máu trong quá trình THH của nước Nga xa xôi. Những bài học đó là gì? THH chỉ là công cụ chứ không thể là mục đích. THH trên con đường phát triển kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế là công việc tất yếu cần làm. Nhưng THH chỉ là một trong số nhiều công cụ để chúng ta tìm và tạo cho được các chủ sở hữu làm việc hiệu quả vì lợi ích cộng đồng. Việc chúng ta quên đi nhiệm vụ chính của quá trình THH là tìm cho được chủ sở hữu có đủ năng lực sử dụng tài sản quốc gia hiệu quả nhất là một sai lầm nghiêm trọng. Muốn THH thành công cần thiết lập được một cơ chế định giá tài sản minh bạch và công khai. Việc hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước của Nga đã được định giá thấp hơn hàng chục lần so với giá trị thực khi đem ra đấu giá là một minh chứng hùng hồn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay. Các bạn chắc còn nhớ kết quả xếp hạng về chỉ số minh bạch của thị trường bất động sản (REIT-2006) do LaSalle Investment Management/Jones Lang LaSalle công bố cách đây không lâu. Theo đó, Việt Nam được xếp vào hàng thấp nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đạt 4.69 điểm – thuộc lo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư hữu hóa theo cách Nga và bài học cho chúng ta Tư hữu hóa theo cách Nga và bài học cho chúng ta Gần đây nói tới việc đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa, giảm tỉ trọng cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần. Vì vậy việc tìm hiểu kinh nghiệm tư hữu hóa (THH) của nước Nga là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Trước hết, cần phải nói ngay, THH và cổ phần hóa là hai khái niệm khác nhau. Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu quản trị: từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Còn THH là quá trình chuyển đổi sở hữu: từ sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân. Như vậy, cổ phần hóa và THH sẽ có điểm gặp nhau khi quá trình thay đổi cơ cấu quản trị làm chuyển đổi cơ cấu sở hữu từ nhà nước sang tư nhân. Hiện nay, quá trình tư nhân hóa ở nước ta chưa diễn ra mạnh mẽ, nhưng đây sẽ là một làn sóng tất yếu trong tương lai không xa. Vì không cần chứng minh thì ai cũng biết sở hữu tư nhân là động lực cơ bản để phát triển kinh tế thị trường. Tư hữu hóa ở Nga Nhận thức rõ điều này, Chính phủ Nga ngay trong giai đoạn đầu cải cách 1990- 1994 đã xem THH là một trong 4 nhiệm vụ cơ bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu công cuộc THH ở Nga đã gây nhiều tranh cãi. Các nhà cải cách đứng trước hai lựa chọn. Một, sẽ tiến hành THH từ từ, từng bước, trao tài sản vào tay chủ sở hữu mới, thực sự sử dụng tài sản hiệu quả, với giá cao nhất có thể. Hai, tiến hành THH “chớp nhoáng”, nhanh chóng, phân phát không tài sản quốc hữu cho toàn dân. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu cách làm thứ nhất sẽ mang lại cho quốc gia nhiều lợi ích hơn, nhưng nó lại đòi hỏi thời gian và một hệ thống chính trị ổn định. Cả hai thứ mà vào thời điểm đó (1990-1991) nước Nga non trẻ đều không có. Dưới nhiều áp lực về kinh tế, chính trị, thậm chí không ngoại trừ động cơ cá nhân và tác động mạnh mẽ của phương Tây, các nhà cải cách trẻ ở Nga đã quyết định lựa chọn phương án hai. Kết quả là từ năm 1992-1994 trên toàn Nga đã có 125.514 doanh nghiệp nhà nước đăng ký THH, trong đó đã thực hiện chuyển đổi sở hữu được 88.814 doanh nghiệp. Nhà nước thu về 760 tỷ rúp (tương đương - 3.7 tỷ USD với giá cuối năm 1992) – một con số quá ít ỏi so với giá trị thực của tổng tài sản đã đưa ra chào bán. Sở hữu của nhà nước được chia nhỏ cho một nhóm người, tạo nên một giới kinh tế thượng lưu bao gồm các nhà tài phiệt và các ông trùm kinh tế “đen”. Có thể nhận thấy rõ điều này khi phân tích dữ liệu về thu nhập và tích luỹ xã hội. Theo đó 5% dân số thuộc tầng lớp giàu và rất giàu chiếm 73% tích luỹ toàn xã hội và 80% ngoại tệ lưu hành dưới dạng tiền mặt. Chênh lệch trong thu nhập giữa tầng lớp giàu – nghèo có lúc lên đến hàng nghìn lần (1360 lần theo số liệu năm 1997). Việc hóa giá các tài sản quốc gia, cố tình tạo quá trình phá sản ảo để giảm giá thành các nhà máy, tổ hợp kinh tế nhà nước đã trở thành bước đi quen thuộc của quá trình THH. Ví dụ: Tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới ROS “Gazprom” được định giá khoảng 300 tỷ rúp (tương đương 12 tỷ USD, trong khi giá của công ty Mỹ tương đương “Chevron Corp.” là 123 tỷ); ngân hàng tín dụng “Sberbank”, với hàng nghìn chi nhánh trên khắp nước Nga được đánh giá bằng 230 triệu USD, trong khi chi phí ngân hàng này bỏ ra để xây dựng trụ sở chính tại đường 60 năm Cách mạng tháng 10, Matxcơva (chỉ là một trong hàng nghìn trụ sở) đã vượt quá con số 300 triệu USD (!!!). Điều đáng lưu ý là quá trình THH đã đưa đến kết cục: toàn bộ số lợi tức từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Nga tập trung trong tay các nhà tài phiệt, các tập đoàn tài chính thân Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế “đen” – lực lượng này chiếm khoảng 7-10% dân số đất nước. Bài học cho Việt Nam Tất nhiên, hoàn cảnh kinh tế, chính trị của nước ta hôm nay khác nhiều so với nước Nga vào những năm 1990. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không học hỏi được gì từ những kinh nghiệm xương máu trong quá trình THH của nước Nga xa xôi. Những bài học đó là gì? THH chỉ là công cụ chứ không thể là mục đích. THH trên con đường phát triển kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế là công việc tất yếu cần làm. Nhưng THH chỉ là một trong số nhiều công cụ để chúng ta tìm và tạo cho được các chủ sở hữu làm việc hiệu quả vì lợi ích cộng đồng. Việc chúng ta quên đi nhiệm vụ chính của quá trình THH là tìm cho được chủ sở hữu có đủ năng lực sử dụng tài sản quốc gia hiệu quả nhất là một sai lầm nghiêm trọng. Muốn THH thành công cần thiết lập được một cơ chế định giá tài sản minh bạch và công khai. Việc hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước của Nga đã được định giá thấp hơn hàng chục lần so với giá trị thực khi đem ra đấu giá là một minh chứng hùng hồn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay. Các bạn chắc còn nhớ kết quả xếp hạng về chỉ số minh bạch của thị trường bất động sản (REIT-2006) do LaSalle Investment Management/Jones Lang LaSalle công bố cách đây không lâu. Theo đó, Việt Nam được xếp vào hàng thấp nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đạt 4.69 điểm – thuộc lo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh nghiệm kinh doanh bài học kinh doanh kinh nghiệm đầu tư đầu tư chứng khoán thị trường chứng khoán thị trường cổ phiếuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 311 0 0 -
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 309 1 0 -
293 trang 302 0 0
-
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 302 0 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0