Tự kỷ - quen mà lạ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 150.71 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hội chứng tự kỷ tuy đã không còn xa lạ nhưng có thể nó vẫn chưa thực sự gần gũi với nhiều ông bố bà mẹ. Hậu quả là còn nhiều trẻ tự kỷ bị chẩn đoán muộn hoặc không được can thiệp tốt khiến cho trẻ khó hòa nhập cộng đồng. Ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê nhưng trên thế giới vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX là 1 – 2 trẻ tự kỷ/10.000 trẻ, thập kỷ 90 là 3- 4 /10.000, năm 2001 – 2002 là 1/165, năm 2008 – 2009 là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự kỷ - quen mà lạ Tự kỷ - quen mà lạHội chứng tự kỷ tuy đã không còn xa lạ nhưng có thể nó vẫn chưa thực sự gần gũi vớinhiều ông bố bà mẹ. Hậu quả là còn nhiều trẻ tự kỷ bị chẩn đoán muộn hoặc không đượccan thiệp tốt khiến cho trẻ khó hòa nhập cộng đồng.Ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê nhưng trên thế giới vào thập kỷ 80 của thế kỷXX là 1 – 2 trẻ tự kỷ/10.000 trẻ, thập kỷ 90 là 3- 4 /10.000, năm 2001 – 2002 là 1/165,năm 2008 – 2009 là 1/110, riêng ở Mỹ cứ 50 gia đình thì có một gia đình có con bị tự kỷ.Giải thích về sự gia tăng này ThS. Quách Thúy Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh Bệnh việnNhi Trung ương cho rằng đó là do nhận thức của xã hội về rối loạn tự kỷ đã tăng, mặtkhác tiêu chuẩn để đánh giá, chẩn đoán tự kỷ đã được mở rộng hơn. Nếu trước đây nhữngtrẻ bị tự kỷ nhẹ thường bị bỏ sót thì nay đã được chẩn đoán.Về nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ là do biến đổi cấu trúc não. Có rất nhiều yếu tốgây ra sự biến đổi này như bất thường gen, các chấn thương xảy ra trong quá trình ngườimẹ mang thai, sinh nở… Ý kiến cho rằng con tự kỷ là do bố mẹ ít quan tâm, trò chuyện làsai. Đây chỉ là một yếu tố thúc đẩy làm cho hội chứng này phát sinh, phát triển. Giờ sinh hoạt tập thể tại một lớp học dành cho trẻ tự kỷ.Nhiều trẻ phát hiện muộn, can thiệp chưa tốtHiện nay các thông tin liên quan đến tự kỷ có khá nhiều trên mạng internet, các website,các câu lạc bộ, các địa chỉ chẩn đoán, tư vấn, can thiệp cho trẻ tự kỷ cũng không phảihiếm hoi. Thế nhưng vẫn còn khá nhiều người không cho con em mình đi khám sớm,hoặc điều trị đến nơi đến chốn.Trường hợp của cháu Nguyễn Thanh N., 31 tháng tuổi, ở Lạng Sơn hiện đang điều trị tạiKhoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương là một ví dụ. Hiện cháu không nói được, giaotiếp kém, không nhìn vào mắt người đối thoại, khuôn mặt ít biểu lộ tình cảm. Khi sinhhoạt lớp cháu không tham gia nghe cô giáo nói, không tham dự vào các trò chơi tập thểcủa lớp, chỉ ngồi và nhìn đi đâu. Theo các bác sĩ, cháu N. bị tự kỷ ở mức độ tương đốinặng, đòi hỏi sự can thiệp tích cực trong thời gian khá lâu.Mẹ cháu, chị Nguyễn Thị L., 38 tuổi, một dược sĩ làm việc tại Trung tâm y tế dự phòngTP. Lạng Sơn cho biết: “ Cháu là con gái thứ hai trong gia đình, chị cháu hiện đang họclớp 7 và hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Trong quá trình mang thai và sinh nở cháuđều bình thường, cháu sinh ra nặng 3,7kg. Hàng ngày cháu ở với người giúp việc, tôi đilàm cả ngày tối mới về. Cũng do bận công việc nên tôi không có nhiều thời gian chơi vớicháu. Khi được 12 – 13 tháng cháu cũng bập bẹ như những trẻ khác. Khi được 17 – 18tháng trong một lần đi khám họng tại bác sĩ nhi của một phòng khám tư, tôi có nói vớibác sĩ về việc chậm nói của cháu nhưng bác sĩ bảo không sao, cháu hoàn toàn bìnhthường, chắc chỉ chậm nói tí thôi. Sau đó tôi cũng thấy cháu có ít nhiều tiến bộ, cháu tỏ rabiết hơn một chút nhưng vẫn chưa nói được. Mãi đến gần đây qua tìm hiểu trên mạnginternet tôi mới cho cháu xuống đây khám và điều trị vì ở TP.Lạng Sơn không có giáoviên hay trung tâm nào dạy cho trẻ tự kỷ.”Cháu trai H., 31 tháng tuổi, ở Quảng Ninh, là một bé trai bụ bẫm, khỏe mạnh, nét mặtkhôi ngô, tuấn tú, nước da trắng hồng, đôi mắt đen láy. Cháu là con trai đầu, là cháu đíchtôn trong nhà. Chị M., 28 tuổi, mẹ cháu tâm sự: “Khi cháu được 2 tuổi, em thấy cháu vẫnchưa nói được, gọi thì không quay lại, cháu tỏ ra thờ ơ với mọi người. Em có nói với bànội cháu, là hiệu trưởng một trường mầm non của tỉnh đưa cháu đi khám nhưng bà cứkhẳng định cháu hoàn toàn bình thường chỉ chậm nói thôi. Bà bảo nếu em cứ quyết tâmcho con đi khám chỉ để giải quyết vấn đề tư tưởng. Sau này có bận đi khám em đưa cả bànội cùng đi lúc đó bà mới tin. Con có làm sao người mẹ nào chả buồn lòng, đây cháu lạimắc chứng nan y này. Đi đâu, ai hỏi có dám nói con bị tự kỷ đâu. Xã hội đa số vẫn miệtthị, chê bai. Em chỉ dám nói là con bị rối loạn chức năng ngôn ngữ. Em mong cả gia đìnhcùng với em tích cực chữa trị cho cháu, mong mọi người ai có thông tin gì mới về tự kỷcùng chia sẻ.”Trường hợp của cháu trai Q.A, tuy đã 10 tuổi nhưng vẫn không học xong lớp 1, mặc dùcháu phát triển hoàn toàn bình thường, cháu vẫn nói được, cháu đang được điều trị từ vàitháng nay tại Trung tâm Lucky Duck, xóm Ké, thôn 7, Phú Cát, Quốc Oai, H à Nội do TS.Trần Thị Thu Hà, nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ươnglàm giám đốc. Trong giờ chơi xếp hình cùng các bạn trong lớp Q.A xếp đẹp và khéo léonhất, trí tưởng tượng của cháu khá phong phú. Và rất nhiều trường hợp, có cháu đang nóitự nhiên không nói được nữa, đi khám mới phát hiện bị tự kỷ. Có cháu lại được phát hiệnsớm nhưng gia đình chủ quan bỏ điều trị đến lúc nặng hơn mới quay lại chữa tiếp khiếnviệc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn…Can thiệp thế nào?ThS. Quách Thúy Minh cho biết tự kỷ là một rối loạn mà hiện chưa có thuốc điều trị đặchiệu chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Khi trẻ bị tự kỷ thường có các bệnh lý kèm theonhư tăng động, động kinh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, lo âu ám ảnh, ám ảnh sợ…Các cháu tự kỷ thường sống thu mình, mặc cảm, khó hòa nhập xã hội. Hiện tự kỷ chưachữa khỏi được. Chỉ có thể giúp trẻ hòa nhập xã hội. Độ tuổi can thiệp tích cực nhất là từ2 -3 tuổi, sau 3 tuổi việc can thiệp ngày càng trở nên khó khăn, tỉ lệ thuận với tuổi của trẻ.Kết quả điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của tự kỷ, khả năng trí tuệ trẻ, phương phápcũng như quá trình dạy dỗ.TS. Trần Thị Thu Hà giới thiệu về Chương trình đặc biệt Smart kid – Bé thông minh.Theo TS. Hà trẻ tự kỷ không những được can thiệp để có thể nói được, hòa nhập đượcvới xã hội mà còn phải phát triển trí tuệ mà Chương trình Bé thông minh chính là mộtcông cụ hữu hiệu giúp các bé trong vấn đề này.Hiện nay tuy đã có những phương pháp chữa trị cho trẻ tự kỷ như ôxy cao áp, châm cứu,lọc các kim loại nặng, chế độ ăn… nhưng theo các chuyên gia nước ngoài thì liệu pháphành vi ứng dụng vẫn là phương pháp can th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự kỷ - quen mà lạ Tự kỷ - quen mà lạHội chứng tự kỷ tuy đã không còn xa lạ nhưng có thể nó vẫn chưa thực sự gần gũi vớinhiều ông bố bà mẹ. Hậu quả là còn nhiều trẻ tự kỷ bị chẩn đoán muộn hoặc không đượccan thiệp tốt khiến cho trẻ khó hòa nhập cộng đồng.Ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê nhưng trên thế giới vào thập kỷ 80 của thế kỷXX là 1 – 2 trẻ tự kỷ/10.000 trẻ, thập kỷ 90 là 3- 4 /10.000, năm 2001 – 2002 là 1/165,năm 2008 – 2009 là 1/110, riêng ở Mỹ cứ 50 gia đình thì có một gia đình có con bị tự kỷ.Giải thích về sự gia tăng này ThS. Quách Thúy Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh Bệnh việnNhi Trung ương cho rằng đó là do nhận thức của xã hội về rối loạn tự kỷ đã tăng, mặtkhác tiêu chuẩn để đánh giá, chẩn đoán tự kỷ đã được mở rộng hơn. Nếu trước đây nhữngtrẻ bị tự kỷ nhẹ thường bị bỏ sót thì nay đã được chẩn đoán.Về nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ là do biến đổi cấu trúc não. Có rất nhiều yếu tốgây ra sự biến đổi này như bất thường gen, các chấn thương xảy ra trong quá trình ngườimẹ mang thai, sinh nở… Ý kiến cho rằng con tự kỷ là do bố mẹ ít quan tâm, trò chuyện làsai. Đây chỉ là một yếu tố thúc đẩy làm cho hội chứng này phát sinh, phát triển. Giờ sinh hoạt tập thể tại một lớp học dành cho trẻ tự kỷ.Nhiều trẻ phát hiện muộn, can thiệp chưa tốtHiện nay các thông tin liên quan đến tự kỷ có khá nhiều trên mạng internet, các website,các câu lạc bộ, các địa chỉ chẩn đoán, tư vấn, can thiệp cho trẻ tự kỷ cũng không phảihiếm hoi. Thế nhưng vẫn còn khá nhiều người không cho con em mình đi khám sớm,hoặc điều trị đến nơi đến chốn.Trường hợp của cháu Nguyễn Thanh N., 31 tháng tuổi, ở Lạng Sơn hiện đang điều trị tạiKhoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương là một ví dụ. Hiện cháu không nói được, giaotiếp kém, không nhìn vào mắt người đối thoại, khuôn mặt ít biểu lộ tình cảm. Khi sinhhoạt lớp cháu không tham gia nghe cô giáo nói, không tham dự vào các trò chơi tập thểcủa lớp, chỉ ngồi và nhìn đi đâu. Theo các bác sĩ, cháu N. bị tự kỷ ở mức độ tương đốinặng, đòi hỏi sự can thiệp tích cực trong thời gian khá lâu.Mẹ cháu, chị Nguyễn Thị L., 38 tuổi, một dược sĩ làm việc tại Trung tâm y tế dự phòngTP. Lạng Sơn cho biết: “ Cháu là con gái thứ hai trong gia đình, chị cháu hiện đang họclớp 7 và hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Trong quá trình mang thai và sinh nở cháuđều bình thường, cháu sinh ra nặng 3,7kg. Hàng ngày cháu ở với người giúp việc, tôi đilàm cả ngày tối mới về. Cũng do bận công việc nên tôi không có nhiều thời gian chơi vớicháu. Khi được 12 – 13 tháng cháu cũng bập bẹ như những trẻ khác. Khi được 17 – 18tháng trong một lần đi khám họng tại bác sĩ nhi của một phòng khám tư, tôi có nói vớibác sĩ về việc chậm nói của cháu nhưng bác sĩ bảo không sao, cháu hoàn toàn bìnhthường, chắc chỉ chậm nói tí thôi. Sau đó tôi cũng thấy cháu có ít nhiều tiến bộ, cháu tỏ rabiết hơn một chút nhưng vẫn chưa nói được. Mãi đến gần đây qua tìm hiểu trên mạnginternet tôi mới cho cháu xuống đây khám và điều trị vì ở TP.Lạng Sơn không có giáoviên hay trung tâm nào dạy cho trẻ tự kỷ.”Cháu trai H., 31 tháng tuổi, ở Quảng Ninh, là một bé trai bụ bẫm, khỏe mạnh, nét mặtkhôi ngô, tuấn tú, nước da trắng hồng, đôi mắt đen láy. Cháu là con trai đầu, là cháu đíchtôn trong nhà. Chị M., 28 tuổi, mẹ cháu tâm sự: “Khi cháu được 2 tuổi, em thấy cháu vẫnchưa nói được, gọi thì không quay lại, cháu tỏ ra thờ ơ với mọi người. Em có nói với bànội cháu, là hiệu trưởng một trường mầm non của tỉnh đưa cháu đi khám nhưng bà cứkhẳng định cháu hoàn toàn bình thường chỉ chậm nói thôi. Bà bảo nếu em cứ quyết tâmcho con đi khám chỉ để giải quyết vấn đề tư tưởng. Sau này có bận đi khám em đưa cả bànội cùng đi lúc đó bà mới tin. Con có làm sao người mẹ nào chả buồn lòng, đây cháu lạimắc chứng nan y này. Đi đâu, ai hỏi có dám nói con bị tự kỷ đâu. Xã hội đa số vẫn miệtthị, chê bai. Em chỉ dám nói là con bị rối loạn chức năng ngôn ngữ. Em mong cả gia đìnhcùng với em tích cực chữa trị cho cháu, mong mọi người ai có thông tin gì mới về tự kỷcùng chia sẻ.”Trường hợp của cháu trai Q.A, tuy đã 10 tuổi nhưng vẫn không học xong lớp 1, mặc dùcháu phát triển hoàn toàn bình thường, cháu vẫn nói được, cháu đang được điều trị từ vàitháng nay tại Trung tâm Lucky Duck, xóm Ké, thôn 7, Phú Cát, Quốc Oai, H à Nội do TS.Trần Thị Thu Hà, nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ươnglàm giám đốc. Trong giờ chơi xếp hình cùng các bạn trong lớp Q.A xếp đẹp và khéo léonhất, trí tưởng tượng của cháu khá phong phú. Và rất nhiều trường hợp, có cháu đang nóitự nhiên không nói được nữa, đi khám mới phát hiện bị tự kỷ. Có cháu lại được phát hiệnsớm nhưng gia đình chủ quan bỏ điều trị đến lúc nặng hơn mới quay lại chữa tiếp khiếnviệc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn…Can thiệp thế nào?ThS. Quách Thúy Minh cho biết tự kỷ là một rối loạn mà hiện chưa có thuốc điều trị đặchiệu chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Khi trẻ bị tự kỷ thường có các bệnh lý kèm theonhư tăng động, động kinh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, lo âu ám ảnh, ám ảnh sợ…Các cháu tự kỷ thường sống thu mình, mặc cảm, khó hòa nhập xã hội. Hiện tự kỷ chưachữa khỏi được. Chỉ có thể giúp trẻ hòa nhập xã hội. Độ tuổi can thiệp tích cực nhất là từ2 -3 tuổi, sau 3 tuổi việc can thiệp ngày càng trở nên khó khăn, tỉ lệ thuận với tuổi của trẻ.Kết quả điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của tự kỷ, khả năng trí tuệ trẻ, phương phápcũng như quá trình dạy dỗ.TS. Trần Thị Thu Hà giới thiệu về Chương trình đặc biệt Smart kid – Bé thông minh.Theo TS. Hà trẻ tự kỷ không những được can thiệp để có thể nói được, hòa nhập đượcvới xã hội mà còn phải phát triển trí tuệ mà Chương trình Bé thông minh chính là mộtcông cụ hữu hiệu giúp các bé trong vấn đề này.Hiện nay tuy đã có những phương pháp chữa trị cho trẻ tự kỷ như ôxy cao áp, châm cứu,lọc các kim loại nặng, chế độ ăn… nhưng theo các chuyên gia nước ngoài thì liệu pháphành vi ứng dụng vẫn là phương pháp can th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh trẻ em chăm sóc trẻ em dinh dưỡng trẻ em suy dinh dưỡng trẻ em béo phì ở trẻ emGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 193 0 0 -
4 trang 143 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa - ĐH Y Dược
139 trang 106 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 94 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 72 0 0 -
53 trang 59 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa (Tập 1): Phần 1
50 trang 54 0 0 -
Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em (in lần thứ sáu): Phần 1
100 trang 54 0 0 -
Cách nuôi dạy khả năng trí tuệ của trẻ
0 trang 43 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 43 0 0