Thông tin tài liệu:
Kỹ thuật & ma thuật cùng với Nghệ thuật & tác lực1 - những tác phẩm cuối cùng được Alfred Gell viết trong thập niên trước lúc qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 51 - đã tạo nên một hiện tượng tác động mạnh đến các nhà khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là với giới nghiên cứu nghệ thuật, trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Từ kỹ thuật và ma thuật đến nghệ thuật và tác lực của nó là một bước tiến dài trong hành trình phát triển hàng triệu năm của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ Kỹ thuật & Ma thuật đến Nghệ thuật & tác lực qua góc nhìn của Alfred Gell
Từ Kỹ thuật & Ma thuật đến
Nghệ thuật & tác lực qua góc
nhìn của Alfred Gell
Alfred Gell
Kỹ thuật & ma thuật cùng với Nghệ thuật & tác lực1 - những tác phẩm cuối
cùng được Alfred Gell viết trong thập niên trước lúc qua đời vì bệnh ung thư ở
tuổi 51 - đã tạo nên một hiện tượng tác động mạnh đến các nhà khoa học xã hội và
nhân văn, đặc biệt là với giới nghiên cứu nghệ thuật, trong những năm đầu thế kỷ
XXI.
Từ kỹ thuật và ma thuật đến nghệ thuật và tác lực của nó là một bước tiến
dài trong hành trình phát triển hàng triệu năm của loài người. Nói cách khác, kỹ
thuật và ma thuật là những yếu tố văn hóa đã được hình thành từ giai đoạn sơ khai
của loài người, trong khi nghệ thuật và tác lực của nó chính là những thành tựu
đỉnh cao mà loài người đã đạt được trong lịch sử văn minh của mình. Với sự nhạy
cảm khoa học và hệ thống kiến thức phong phú có được trong lĩnh vực nghiên cứu
của mình (nhân học), Alfred Gell đã kết nối các vấn đề lịch sử văn minh của nhân
loại với khoa học và nghệ thuật chỉ gói gọn trong một thuật ngữ: Nhân học nghệ
thuật (anthropology of art). Theo ông, “nhân học nghệ thuật tập trung vào bối cảnh
xã hội của việc chế tác, lưu hành, tiếp nhận nghệ thuật hơn là đánh giá những tác
phẩm cụ thể” vì “công việc đánh giá đó là chức năng của một nhà phê bình” (Gell,
1998)2. Với nhân học nghệ thuật, Gell đã giúp các nhà nghiên cứu có thể phân biệt
được giá trị của các sản phẩm kỹ thuật hay nghệ thuật mang tính ma thuật của thổ
dân khác với các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ như thế nào. Xa hơn, nhà
nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật đích thực của tác phẩm nghệ
thuật trong đời sống xã hội mà ông gọi đó là tác lực3 của nó.
Trước Gell, các nhà khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) hàng đầu
trên thế giới đều quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ xã hội giữa ma thuật, khoa học
và tôn giáo. Đã có hàng chục công trình “kinh điển” mang nội dung ma thuật,
khoa học và tôn giáo... của Tylor (1871), Frazer (1900), Mauss (1902), Durkheim
(1012), Leeuw (1933), Evans-Prichard (1937), Malinowski (1948) Tambiah
(1984),... ra đời chủ yếu trong nửa đầu thế kỷ XX. Nhưng thật đáng ngạc nhiên,
các nhà KHXH&NV hàng đầu đó lại rất ít đề cập trực tiếp đến nghệ thuật, đặc biệt
là nghệ thuật đương đại, như cách làm của Gell. Một số công trình nghiên cứu căn
bản của các nhà nhân học biểu tượng như Turner, Geertz, Schneider,... cũng chỉ
chủ yếu xoay quanh việc phân tích các yếu tố nghệ thuật mang tính biểu tượng và
ma thuật của các bộ lạc đang sống trong nền văn minh tiền công nghiệp hoặc tìm
hiểu tính biểu tượng của hệ thống thân tộc trong xã hội... Hầu như chưa có một
công trình nào của họ khả dĩ có thể được sử dụng như một công cụ lý thuyết để
tiếp cận đối với nghệ thuật hiện đại và đương đại. Có lẽ vì những lý do đó mà các
công trình nghiên cứu của Gell đã nhận được nhiều sự quan tâm của giới khoa học.
Kỹ thuật và Ma thuật
Kỹ thuật & Ma thuật chỉ là một bài viết ngắn của Gell với vỏn vẹn bốn
trang, từ trang 6 đến trang 9 ở Tạp chí Nhân học ngày nay (trong tập 4, số 2, tháng
4/1988). Vì vậy, rất khó để có thể đặt nó lên ngang hàng cùng với Nghệ thuật &
Ma lực là một cuốn sách dày gần 300 trang được xuất bản sau đó 10 năm. Tuy
nhiên, ý đồ của tôi khi chọn các công trình nghiên cứu này để giới thiệu ở đây
chính là cái nhìn xuyên suốt thời gian và không gian của Gell đối với nghệ thuật
dưới góc nhìn nhân học nghệ thuật.
Kỹ thuật và ma thuật là những thành tố văn hóa mà con người đã sử dụng
ngay từ buổi bình minh của nhân loại. Thậm chí, Gell cho rằng khả năng kỹ thuật
không chỉ có ở loài người mà còn tồn tại ở nhiều loài khác như vượn người, tinh
tinh,... và ông không chấp nhận giả định về việc sử dụng công cụ “là một yếu tố
duy nhất chỉ loài người mới có” (Gell, 1988).
Cái nhìn xuyên thời gian của Gell đã được chứng minh bởi trong sự phát
triển của khoa học công nghệ hiện nay, kỹ thuật vẫn là một yếu tố then chốt trong
đời sống văn hóa của con người trong thế kỷ XXI. Không chỉ có cái nhìn xuyên
suốt lịch sử hàng triệu năm tiến hóa của loài người như đã nêu, Gell còn cho
chúng ta một cái nhìn khái quát về không gian dưới góc độ nghệ thuật: Từ các
hình vẽ ma thuật của các tộc người tiền sử đến các tác phẩm kinh điển trong nghệ
thuật Phục Hưng và nghệ thuật hiện đại; từ những hình minh họa của thổ dân châu
Phi và châu Á – Thái Bình Dương đến các tác phẩm hội họa ở các trung tâm nghệ
thuật ở châu Âu, thậm chí là ngôn ngữ biểu tượng trong các chương trình quảng
cáo bia và xe hơi...
Sự tách bạch về mặt thuật ngữ của Gell giữa kỹ thuật và ma thuật với nghệ
thuật và tác lực có ý đồ sâu xa bằng một cái nhìn mang tính hệ thống. Trong Kỹ
thuật & Ma thuật ông gọi đó là “hệ thống kỹ thuật” với ba trọng tâm là kỹ thuật
chế tác, kỹ thuật sản sinh và kỹ thuật mê hoặc.
Alfred (Antony Francis)
Gell (1945 – 1997) là nhà
nhân học xã hội Anh có
ảnh hưởng lớn đối với
nghệ thuật, ngôn ngữ,
biểu tượng và nghi lễ.
Ông là học trò của
Edmund Leach khi theo
học chương trình MPhil
(thạc sĩ bậc cao - ở Việt
Nam không có chương
trình này) tại ĐH
Bằng việc tìm hiểu hệ thống kỹ thuật từ kỹ Cambridge. Raymond
thuật chế tác đến kỹ thuật mê hoặc trong quá trình ...