Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 400.82 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hậu hiện đại (post-modernism), thoát thân từ hiện đại (modernism), là triết lý mang tính chất đa dạng, cái nhìn tương đối trong mọi vấn đề và hiện nay được thể hiện trong nhiều ngành nghệ thuật, văn hóa xã hội từ hội họa, kiến trúc, văn học...ở nhiều nước trên thế giới. Ít người trong chúng ta có thể nghĩ rằng Max Planck và thuyết lượng tử (quantum theory) của ông lại có liên hệ đến sự phát triển triết lý và văn hóa ở phương Tây trong thế kỷ 20. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại Nguyễn Đức HiệpHậu hiện đại (post-modernism), thoát thân từ hiện đại (modernism), là triết lý mang tính chất đa dạng, cái nhìn tương đốitrong mọi vấn đề và hiện nay được thể hiện trong nhiều ngành nghệ thuật, văn hóa xã hội từ hội họa, kiến trúc, văn học...ởnhiều nước trên thế giới. Ít người trong chúng ta có thể nghĩ rằng Max Planck và thuyết lượng tử (quantum theory) củaông lại có liên hệ đến sự phát triển triết lý và văn hóa ở phương Tây trong thế kỷ 20. Trong bối cảnh của thế giới ngày nay,khoa học, nhất là trong lãnh vực vật lý, mà nền tảng là thực nghiệm và khách quan đã có những sự va chạm trong lãnh vựctư tưởng và triết học với nghệ thuật và nhân văn mà cái nhìn tương đối của hậu hiện đại đã chiếm địa vị trọng tâm. Đã cónhiều nhà nghiên cứu cho rằng khoa học và nghệ thuật là hai thế giới với tư duy và văn hóa quá khác biệt khó có sự gặpnhau. Nhưng trong lịch sử trước đây từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, khoa học và nghệ thuật đã gặp nhau và bổsung cho nhau trong giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển khoa học bắt đầu từ thời khai sáng ở thế kỷ 17, đặt nềntảng cho khoa học hiện đại ngày nay: vật lý lượng tử và thuyết tương đối.Chính sự phát triển của thuyết lượng tử và sau này thuyết nguyên tử và tương đối đã là cơ nguồn thúc đẩy phát sinh nhữngtư tưởng, những nhận thức mới, những đột phá trong lãnh vực triết lý, văn học, nghệ thuật ảnh hưởng đến những trào lưuhiện sinh (existentialism), siêu thực (surrealism), hiện đại (modernism) và từ đó đến hậu hiện đại (post-modernism) ngàynay.Khoa học, nhất là vào đầu thế kỷ 20, đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nghệ thuật và là khởi nguồn của hứng cảm, suy tưcủa các triết gia, văn thi sĩ, họa sĩ... Họ dùng những thành quả và những khám phá mới trong khoa học vật lý để dũng cảm,tự tin đưa ra những nhận thức hoàn toàn mới đối với vật thể, thế giới chung quanh, thoát khỏi những gò bó mà họ cho làđóng khung, cổ điển và không còn hợp thời với cách mạng mà thuyết lượng tử đã mang lại.Để có thể hiễu rõ hơn về tiến trình ảnh hưởng của thuyết lượng tử đến văn hóa phương Tây trong thế kỷ 20, ta hãy xem xéttình hình khoa học và tư tưởng trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Vật lý cổ điển qua cơ học của Newton và thuyết sóng điện từ của Maxwell cuối thế kỷ 19 hoàn toàn chiếm lãnh địa vị độctôn là cơ sở các nhà khoa học dùng để tìm hiểu, phân tách giải thích sự kiện, quá trình của thiên nhiên. Khi GustavKirchoff, thầy của Max Planck, nghiên cứu về quang phổ phát ra từ vật nóng (blackbody radiation) qua thí nghiệm đãchứng minh là năng lượng từ vật đen nóng phụ thuộc vào hai yếu tố, tầng số phát xạ và nhiệt độ. Ở nhiệt độ nhất định,năng lượng phát từ vật đen tăng tỉ lệ với tầng số ở tầng số thấp đến điểm cực tối đa sau đó giảm khi tầng số cao hơn. Khinhiệt độ cao hơn thì đường biểu diễn cũng giống như vậy nhưng cực điểm của năng lượng phát xảy ra ở tầng số cao hơn sovới nhiệt độ thấp. Kirchoff, năm 1859, sau khi không thể dùng lý thuyết vật lý để chứng minh giải thích phù hợp với kếtquả thí nghiệm, đã kêu gọi thách thức các nhà vật lý dùng lý thuyết làm sao chứng minh được phương trình giữa nănglượng, tần số và nhiệt độ của năng lượng phát từ vật đen nóng.Trong hơn 40 năm, các nhà vật lý từ Stefan, Boltzman (Định luật Stefan-Boltzman) đến Wien (định luật Wien) đã đưa racác công thức duy nghiệm cố gắng giải thích phù hợp với kết quả thực nghiệm. Mùa thu 1900, sau khi nghe tin định luậtWien, qua kết quả thí nghiệm mới là không còn đúng ở các tần số thấp hơn nữa, Max Planck, trước đây đã quan tâm đếnvấn đề trên và qua nhiều năm cố gắng không thành công dùng lý thuyết nhiệt động lực học mà ông chuyên tâm để tìm ralời giải đưa đến công thức cho hiện tượng phát xạ từ vật đen, đã lập tức trở lại vấn đề bỏ dở trước đây và dùng phươngthức giản dị nhất mà sau này Planck cho là may mắn qua trực giác để đưa ra công thức giải thích được thỏa đáng các dữkiện thí nghiệm phát xạ từ vật đen. Nhưng ông không hài lòng là tìm được đúng phương trình qua suy đoán và trực giácmà theo ông thì nhất thiết phải dựa vào lý thuyết nào đó, như nhiệt động lực học với entropy, để giải ra nó thì mới toànvẹn, có cơ sở và chính xác.Ông đã dựa vào lý thuyết xác suất của Bolzmann về entropy qua sự chuyển động các “hạt” nguyên tử khí về sự liên hệ củaentropy với độ hỗn loạn của các hạt tử và để có thể đặt một trị số cho độ hỗn loạn phải tìm cách phân chia năng lượng giữacác dao động phát sinh các tần số ở vật đen nóng. Chính tại điểm này, Planck đã nghĩ ra ý tưởng về các thành phần nănglượng - các mảnh năng lượng, của các dao động mà khi hợp lại sẽ bằng tổng năng lượng phát ra từ vật đen. Cuối cùng ôngđã xây dựng và giải ra công thức năng lượng phát ra từ vật đen đặt trên một ý niệm cơ bản hoàn toàn bất ngờ và lạ lùngkhi cho rằng năng lượng phát ra không phải liên tục mà là ngắt đoạn, riêng rẽ, từng các gói đơn vị năng lượng gọi là lượngtử (quanta), mỗi lượng tử có năng lượng tỉ lệ với tần số dao động. Một ý niệm cách mạng trong khoa học và tư tưởng màhệ quả và ảnh hưởng bao gồm nhiều ngành và hoạt động tri thức trong xã hội con người sau này mà ngay cả Max Planckkhông dự đoán hết được. Không lâu sau, năm 1905 Einsein đã dùng thuyết lượng tử của Planck để giải thích thỏa đánghiện tượng quang điện của các tia tử ngoại qua các hạt năng lượng gọi là photon, tạo ra niềm tin về cơ sở cho thuyết lượngtử. Quan niệm của Einstein cho rằng ánh sáng được cấu tạo bằng hạt tử photon với năng lượng lượng tử mà Planck đã tìmra, trái với quan niệm sóng của ánh sáng thịnh hành qua phương trình Maxwell cổ điển mà nhiều nhà vật lý ứng dụng, làmột đột phá trong khoa học.Sau khi electron được khám phá vào năm 1897 bởi T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại Nguyễn Đức HiệpHậu hiện đại (post-modernism), thoát thân từ hiện đại (modernism), là triết lý mang tính chất đa dạng, cái nhìn tương đốitrong mọi vấn đề và hiện nay được thể hiện trong nhiều ngành nghệ thuật, văn hóa xã hội từ hội họa, kiến trúc, văn học...ởnhiều nước trên thế giới. Ít người trong chúng ta có thể nghĩ rằng Max Planck và thuyết lượng tử (quantum theory) củaông lại có liên hệ đến sự phát triển triết lý và văn hóa ở phương Tây trong thế kỷ 20. Trong bối cảnh của thế giới ngày nay,khoa học, nhất là trong lãnh vực vật lý, mà nền tảng là thực nghiệm và khách quan đã có những sự va chạm trong lãnh vựctư tưởng và triết học với nghệ thuật và nhân văn mà cái nhìn tương đối của hậu hiện đại đã chiếm địa vị trọng tâm. Đã cónhiều nhà nghiên cứu cho rằng khoa học và nghệ thuật là hai thế giới với tư duy và văn hóa quá khác biệt khó có sự gặpnhau. Nhưng trong lịch sử trước đây từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, khoa học và nghệ thuật đã gặp nhau và bổsung cho nhau trong giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển khoa học bắt đầu từ thời khai sáng ở thế kỷ 17, đặt nềntảng cho khoa học hiện đại ngày nay: vật lý lượng tử và thuyết tương đối.Chính sự phát triển của thuyết lượng tử và sau này thuyết nguyên tử và tương đối đã là cơ nguồn thúc đẩy phát sinh nhữngtư tưởng, những nhận thức mới, những đột phá trong lãnh vực triết lý, văn học, nghệ thuật ảnh hưởng đến những trào lưuhiện sinh (existentialism), siêu thực (surrealism), hiện đại (modernism) và từ đó đến hậu hiện đại (post-modernism) ngàynay.Khoa học, nhất là vào đầu thế kỷ 20, đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nghệ thuật và là khởi nguồn của hứng cảm, suy tưcủa các triết gia, văn thi sĩ, họa sĩ... Họ dùng những thành quả và những khám phá mới trong khoa học vật lý để dũng cảm,tự tin đưa ra những nhận thức hoàn toàn mới đối với vật thể, thế giới chung quanh, thoát khỏi những gò bó mà họ cho làđóng khung, cổ điển và không còn hợp thời với cách mạng mà thuyết lượng tử đã mang lại.Để có thể hiễu rõ hơn về tiến trình ảnh hưởng của thuyết lượng tử đến văn hóa phương Tây trong thế kỷ 20, ta hãy xem xéttình hình khoa học và tư tưởng trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Vật lý cổ điển qua cơ học của Newton và thuyết sóng điện từ của Maxwell cuối thế kỷ 19 hoàn toàn chiếm lãnh địa vị độctôn là cơ sở các nhà khoa học dùng để tìm hiểu, phân tách giải thích sự kiện, quá trình của thiên nhiên. Khi GustavKirchoff, thầy của Max Planck, nghiên cứu về quang phổ phát ra từ vật nóng (blackbody radiation) qua thí nghiệm đãchứng minh là năng lượng từ vật đen nóng phụ thuộc vào hai yếu tố, tầng số phát xạ và nhiệt độ. Ở nhiệt độ nhất định,năng lượng phát từ vật đen tăng tỉ lệ với tầng số ở tầng số thấp đến điểm cực tối đa sau đó giảm khi tầng số cao hơn. Khinhiệt độ cao hơn thì đường biểu diễn cũng giống như vậy nhưng cực điểm của năng lượng phát xảy ra ở tầng số cao hơn sovới nhiệt độ thấp. Kirchoff, năm 1859, sau khi không thể dùng lý thuyết vật lý để chứng minh giải thích phù hợp với kếtquả thí nghiệm, đã kêu gọi thách thức các nhà vật lý dùng lý thuyết làm sao chứng minh được phương trình giữa nănglượng, tần số và nhiệt độ của năng lượng phát từ vật đen nóng.Trong hơn 40 năm, các nhà vật lý từ Stefan, Boltzman (Định luật Stefan-Boltzman) đến Wien (định luật Wien) đã đưa racác công thức duy nghiệm cố gắng giải thích phù hợp với kết quả thực nghiệm. Mùa thu 1900, sau khi nghe tin định luậtWien, qua kết quả thí nghiệm mới là không còn đúng ở các tần số thấp hơn nữa, Max Planck, trước đây đã quan tâm đếnvấn đề trên và qua nhiều năm cố gắng không thành công dùng lý thuyết nhiệt động lực học mà ông chuyên tâm để tìm ralời giải đưa đến công thức cho hiện tượng phát xạ từ vật đen, đã lập tức trở lại vấn đề bỏ dở trước đây và dùng phươngthức giản dị nhất mà sau này Planck cho là may mắn qua trực giác để đưa ra công thức giải thích được thỏa đáng các dữkiện thí nghiệm phát xạ từ vật đen. Nhưng ông không hài lòng là tìm được đúng phương trình qua suy đoán và trực giácmà theo ông thì nhất thiết phải dựa vào lý thuyết nào đó, như nhiệt động lực học với entropy, để giải ra nó thì mới toànvẹn, có cơ sở và chính xác.Ông đã dựa vào lý thuyết xác suất của Bolzmann về entropy qua sự chuyển động các “hạt” nguyên tử khí về sự liên hệ củaentropy với độ hỗn loạn của các hạt tử và để có thể đặt một trị số cho độ hỗn loạn phải tìm cách phân chia năng lượng giữacác dao động phát sinh các tần số ở vật đen nóng. Chính tại điểm này, Planck đã nghĩ ra ý tưởng về các thành phần nănglượng - các mảnh năng lượng, của các dao động mà khi hợp lại sẽ bằng tổng năng lượng phát ra từ vật đen. Cuối cùng ôngđã xây dựng và giải ra công thức năng lượng phát ra từ vật đen đặt trên một ý niệm cơ bản hoàn toàn bất ngờ và lạ lùngkhi cho rằng năng lượng phát ra không phải liên tục mà là ngắt đoạn, riêng rẽ, từng các gói đơn vị năng lượng gọi là lượngtử (quanta), mỗi lượng tử có năng lượng tỉ lệ với tần số dao động. Một ý niệm cách mạng trong khoa học và tư tưởng màhệ quả và ảnh hưởng bao gồm nhiều ngành và hoạt động tri thức trong xã hội con người sau này mà ngay cả Max Planckkhông dự đoán hết được. Không lâu sau, năm 1905 Einsein đã dùng thuyết lượng tử của Planck để giải thích thỏa đánghiện tượng quang điện của các tia tử ngoại qua các hạt năng lượng gọi là photon, tạo ra niềm tin về cơ sở cho thuyết lượngtử. Quan niệm của Einstein cho rằng ánh sáng được cấu tạo bằng hạt tử photon với năng lượng lượng tử mà Planck đã tìmra, trái với quan niệm sóng của ánh sáng thịnh hành qua phương trình Maxwell cổ điển mà nhiều nhà vật lý ứng dụng, làmột đột phá trong khoa học.Sau khi electron được khám phá vào năm 1897 bởi T ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 253 0 0 -
8 trang 153 0 0
-
Bài giảng chuyên đề luyện thi đại học Vật lý – Chương 9 (Chủ đề 1): Đại cương về hạt nhân nguyên tử
0 trang 95 0 0 -
0 trang 86 0 0
-
Bài toán về thời gian, quãng đường ( đáp án trắc nghiệm ) - Đặng Việt Hùng
4 trang 74 0 0 -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH VẬT LÝ PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN ĐỘNG LỰC VĨ MÔ
78 trang 60 0 0 -
14 trang 29 0 0
-
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Sấm sét
26 trang 27 0 0 -
15 trang 25 0 0
-
Bài thảo luận: Giao thoa ánh sáng
24 trang 25 0 0