Buổi sáng, căn nhà số 30 phố Hàng Bông của cố họa sĩ Vũ Dân Tân… Một ngày trước cuộc khai mạc triển lãm của ông cùng họa sĩ Nguyễn
.Nghĩa Cương tại viện Goethe. Đia chỉ này nổi tiếng một thời với Salon nghệ thuật Natasha từ cái thuở Việt Nam bắt đầu “mở cửa”.
Mẹ của họa sĩ Vũ Dân Tân, bà Mai Ngọc Hà, và vợ ông, bà Natalia Kracvskaia.
.Xin phép tôi, bà Natasha quay vào dùng tiếp bữa sáng đang dở dang: một tách nước trà và hai quả trứng gà luộc.
.Natalia Kracvskaia (Natasha là tên gọi thân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ Natasha ở 30 Hàng Bông, đến Vũ Dân Tân ở viện Goethe
Từ Natasha ở 30 Hàng Bông,
đến Vũ Dân Tân ở viện Goethe
Buổi sáng, căn nhà số 30 phố Hàng Bông của cố họa sĩ Vũ Dân Tân…
Một ngày trước cuộc khai mạc triển lãm của ông cùng họa sĩ Nguyễn
Nghĩa Cương tại viện Goethe. Đia chỉ này nổi tiếng một thời với Salon
nghệ thuật Natasha từ cái thuở Việt Nam bắt đầu “mở cửa”.
Mẹ của họa sĩ Vũ Dân Tân, bà Mai Ngọc Hà, và vợ ông, bà Natalia
Kracvskaia.
Xin phép tôi, bà Natasha quay vào dùng tiếp bữa sáng đang dở dang:
một tách nước trà và hai quả trứng gà luộc.
Natalia Kracvskaia (Natasha là tên gọi thân mật) là tiến sĩ ngữ văn
người Nga sang Việt Nam từ những năm 80. Thuở đấy, nhiều người Hà
Nội còn truyền nhau câu chuyện về mối tình của bà với họa sĩ Vũ Dân
Tân, một họa sĩ khiêm nhường với những bức vẽ mặt nạ trên mẹt.
Trong ảnh là bữa ăn tối nhân đám cưới của Vũ Dân Tân và Natasha
Kraevskaia, tổ chức ở 30 Hàng Bông. Từ trái sang là nhà làm phim
Trần Thịnh, nhà văn Thanh Châu (có tác phẩm hay in ở nhà in Dân Tân
của ông Vũ Đình Long), nhà thơ Dương Tường, Natasha Kraevskaia,
Vũ Dân Tân, và vợ họa sĩ Bùi Xuân Phái cùng một người cháu nội.
Họa sĩ Vũ Dân Tân mất đi. Bà Natasha vẫn ở lại Việt Nam cùng mẹ
chồng, tại ngôi nhà ở Hàng Bông. Bức ảnh treo trên tường là ông Vũ
Đình Long, bố của ông Tân. Ông Vũ Đình Long là một nhà viết kịch và
rất có công với văn học Việt Nam.
Đó là một căn nhà Hà Nội khá điển hình với những khoảng sân giữa
nhà. Tất nhiên, căn nhà nay đã bị chia năm sẻ bảy và mỗi hộ tìm cách
cơi nới để tìm cho mình một không gian riêng.
Người ta tận dụng mọi khoảng hở để làm đặt một cái gì đó: và đây
chính là chạn bát của nhà Natasha. Cái lu trữ nước là để phòng khi mất
nước. Cạnh chạn bát là bậc thang dẫn lên cái sân thượng nhỏ, nóc của
nhà kho. Ở trên đó được trồng dăm ba cây cảnh tạo thành một khu
vườn xinh xinh.
Ở căn nhà này, phòng ăn là một lối đi hẹp, có lẽ trước đây là lối đi
chung cho nhiều căn hộ phía trong khi căn nhà này được chia sau
những cuộc cải tạo tư sản tư doanh. Toàn bộ căn nhà này trước là của
ông Long. Với hành lang nhỏ này, căn nhà vẫn giữ nguyên sự bừa bộn
của một studio y như những ngày mà họa sĩ Dân Tân còn sống.
Vẫn là một góc bếp lộ thiên. Tất cả vẫn giống như Hà Nội vào những
năm 1980s của những căn nhà phố cổ được chia năm xẻ bảy. Có khác
chăng là hồi đó chưa có những tấm tôn nhựa và cái chậu rửa bát bằng
inox.
Đây là căn phòng riêng trước đây của vợ chồng họa sĩ Vũ Dân Tân.
Phòng có một cửa nhỏ thông ra phòng khách lớn. Bây giờ căn phòng
này dành cho bà cụ thân sinh của họa sĩ.
Vẫn còn đó cái cũi mà Vũ Dân Tân đã nằm khi còn bé. Bức tranh trên
tường là bức chân dung tự họa của họa sĩ.
Nhìn ra ngoài phòng khách, ngay tại góc cửa là bộ động cơ của chiếc
xe Cadillac. Nó vốn là từ chiếc xe mà họa sĩ Tân đã biến thành một tác
phẩm trong một triển lãm nghệ thuật đương đại ở Mỹ khi ông gắn cho
nó thêm hai cái cánh của thiên thần. Hết triển lãm, tác phẩm được trở
về Việt Nam. Thế nhưng, hải quan Việt Nam cương quyết không cho
mang tác phẩm đó vào. Với họ, đó vẫn là chiếc xe ô tô, và tất nhiên là
trong danh mục cấm nhập. Sau rất nhiều lần thương thảo, cuối cùng
cũng có giải pháp: tháo máy ra khỏi xe và máy xe được “vẽ” màu. Cuối
cùng, họa sĩ đã có hai tác phẩm, và tác phẩm này có “ đồng tác giả” là
hải quan Việt Nam.
Một cái tủ cũ từ thời Pháp thuộc, cái TV cũ, tất nhiên không thể cũ
bằng cái tủ đặt dưới cầu thang lên gác xép. Gác xép – một sáng tạo của
người phố cổ. Nó tận dụng bất cứ chỗ nào nếu còn chiều cao để chui lọt
người, ngay cả trên những lối đi chung… Những bức tranh của họa sĩ
được treo ở khắp nơi. Thực ra chúng được cất ở trên tường thì đúng
hơn, vì diện tích không đủ, chẳng hạn như bức này, một phần của nó
được lấp sau cái tủ. Trong nhà có khá nhiều thùng carton được cất một
thứ gì đó ghi tên Vũ Dân Tân.
Một chiếc loa. Thật thú vị khi ngắm nó và nghe ngoài phố, đâu đó ngay
trên cây bàng trước cửa nhà, rọt rẹt tiếng đọc về một cuộc họp thành
công rực rỡ của phường về một sự kiện nào đó.
Một chiếc đồng hồ cũ được họa sĩ sơn lại, vài cái đài cũ và những cây
đàn violon, cái còn tốt, cái đã gãy cần. Tất cả những đồ vật lặt vặt, lộn
xộn đó luôn cho cảm giác họa sĩ vẫn còn ngồi đâu đó, và vẫn đang tí
toáy cắt, dán, nghịch ngợm với những đồ vật vớ vẩn vừa nhặt được ở
một kho đồ cũ.
Góc làm việc của bà Natasha. Cạnh chân dung tự họa của họa sĩ là bức
chân dung ông Vũ Đình Long. Tân Dân là tên nhà in, và sau là nhà xuất
bản. Bức ảnh chân dung của họa sĩ được đặt ngay trên bàn làm việc
chính giữa phòng khách. Trên tường còn có một tác phẩm trong series
“Venus in Vietnam” được gò bằng tôn.
Chất đầy sách vở và tranh của họa sĩ là trong căn phòng này, nằm ngay
sau gian chính ở mặt phố. Đây là gian được mua thêm sau này. Bà
Natasha cho hay: khá vất vả mới mua lại được nó, mặc dù trước đó
toàn bộ căn nhà này là của gia đình.
Còn bàn thờ của gia đình được đặt trên gác xép. Cạnh ảnh họa sĩ Dân
Tân là ảnh ông Vũ Đình Long. Họa sĩ ...